Tàu con thoi hoàn toàn không giống những thứ trước kia. Nó có thể sử dụng lại được và hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi ích như khiến chi phí rẻ hơn, an toàn hơn và thường xuyên hơn. Vì vậy vào những năm 1970 người Mỹ bỏ những tên lửa dùng một lần đi, và toàn tâm toàn ý chế tạo các tàu con thoi. Columbia (1981), Challenger (1983), Discovery (1984), Buran (1988), Atlantis (1985), và Endeavour (1992). Ô kìa! Buran không phải là một chiếc Tàu con thoi của Mỹ.
Tàu con thoi Columbia cất cánh trong sứ mệnh tàu con thoi đầu tiên từ trước đến nay, STS-1, vào ngày 12 tháng 4 năm 1981. (Nguồn ảnh: NASA)
Tàu con thoi Columbia cất cánh trong sứ mệnh tàu con thoi đầu tiên từ trước đến nay, STS-1, vào ngày 12 tháng 4 năm 1981. (Nguồn ảnh: NASA)
Vụ phóng tên lửa Titan IIID từ Căn cứ Không quân Vandenberg, Tổ hợp phóng Vandenberg Số 4 (Phía Đông)
Vụ phóng tên lửa Titan IIID từ Căn cứ Không quân Vandenberg, Tổ hợp phóng Vandenberg Số 4 (Phía Đông)
Buran chuẩn bị phóng ngày 15/11/1988
Buran chuẩn bị phóng ngày 15/11/1988

Energia-Buran: Chiếc tàu con thoi Xô Viết

Buran ầm ầm cất cánh trong chuyến bay đầu tiên và cũng là cuối cùng của nó
Buran ầm ầm cất cánh trong chuyến bay đầu tiên và cũng là cuối cùng của nó
Vào năm 1988, thế giới bây giờ đã biết Liên Xô cũng có một chiếc tàu con thoi. Họ đã bí mật phát triển nó trong hơn một thập kỷ, và nó đã tốn của họ hàng tỷ. Nhưng có thể bạn chưa bao giờ nghe về nó, và cũng không có gì quá bât ngờ nếu bạn không biết, vì chiếc tàu con thoi của Liên Xô mới bay một lần, trong khi tàu con thoi Mỹ đã bay 138 lần. Nhưng lý do cho việc này không phải vì Buran bị lỗi. Thật ra chuyến bay đầu tiên, cũng là duy nhất của nó là một thành công lớn và thậm chí còn ưu việt hơn tàu con thoi Mỹ trên nhiều khía cạnh. Nhưng sau chuyến bay đầu tiên, Buran biến mất.
Để hiểu tại sao, các bạn phải quay về với những năm 60 của thế kỷ trước. Đó là khi Liên Xô biết rằng đối thủ Mỹ của họ sẽ sớm thay thế những tên lửa dùng một lần bằng một phương tiện có thể tái sử dụng được. Cơ mà lúc đó người Liên Xô không mấy quan tâm. Sau tất cả, họ đã thử nghiệm với các loại máy bay vũ trụ và tàu vũ trụ tái sử dụng được, và lúc này họ lại đang khá bận rôn với các dự án không gian khác. Liên Xô lúc này vẫn đang trong cuộc đua để đưa một người lên Mặt Trăng, và họ có các kế hoạch tham vọng để xây một trạm vũ trụ, thấm chí là cả một căn cứ Mặt Trăng. Nhưng vào năm 1975, thái độ của Liên Xô đã thay đổi, họ lo sợ rằng chiếc tàu con thoi Mỹ có thể sẽ được sử dụng như một vũ khí không gian. Các viện nghiên cứu Liên Xô đã nghiên cứu chương trình tàu con thoi của Mỹ và những gì họ tìm thấy là các mục tiêu được tuyên bố công khai của chương trình, à, chỉ là không phù hợp với những gì người Mỹ thực sự đang xây dựng. Thứ nhất, tàu con thoi hứa hẹn sẽ khiến việc bay vào không gian rẻ hơn. Nhưng người Liên Xô có thể thấy rõ rằng chi phí phóng tàu con thoi thực sự sẽ cao hơn phóng những tên lửa dung một alanf mà nó sẽ thay thê. Và chương trình tàu con thoi hứa hẹn sẽ có thể phóng 60 lần một năm, mang lại cho người Mỹ có khả năng đưa nhiều thứ vào quỹ đạo - gấp hơn mười lần mức mà trước đây họ có thể làm được. Tuy nhiên không có kế hoạch nào trong NASA đòi hỏi rất nhiều lần phóng như vậy. thương mại của tàu con thoi vàcác mục tiêu khoa học bắt đầu trông giống như một tấm bình phong cho những gì có thể là một chương trình quân sự. Người Liên Xô nghi ngờ rằng tàu con thoi có thể được sử dụng để mang thứ gì đó như vũ khí laser lên quỹ đạo, test nó rồi đưa nó trở lại Trái đất để phát triển thêm. Với tàu con thoi, người Mỹ còn có thể "bắt cóc" một vệ tinh gián điệp Liên Xô.
Tàu con thoi Discovery triển khai kính viễn vọng không gian Hubble trong sứ mệnh STS-31
Tàu con thoi Discovery triển khai kính viễn vọng không gian Hubble trong sứ mệnh STS-31
Thậm chí, để tăng thêm nỗi sợ hãi, người Liên Xô biết rằng Mỹ đang lặng lẽ xây dựng một bãi phóng thứ hai ở Căn cứ Không quân Vandenberg, California. Và đây là vấn đề: Quỹ đạo đầu tiên mà tàu con thoi đạt được khi được phóng từ Vandenberg đi qua tất cả các trung tâm dân cư đông đúc của Liên bang Xô Viết (St.Petersburg, Moscow, Novsibiask,..). Vây nên trong lý thuyết một chiếc tàu con thoi Mỹ có thể thực hiện một đòn tấn công hạt nhân phủ đầu nhanh hơn bất kỳ ICBM của LIên Xô. Vậy nên giới quân sự Liên Xô đã đẩy mạnh việc chế tạo một tàu con thoi cho riêng họ , nhưng rất ít người tham gia chương trình không gian của Liên Xô thực sự muốn có tàu con thoi. Nhưng bốn năm sau khi người Mỹ bắt đầu nghiên cứu tàu con thoi, Điện Kremlin lặng lẽ cho phép bắt đầu phát triển một phiên bản của Liên Xô. Tàu con thoi của Liên Xô sẽ được gọi là Buran ("Bão tuyết") và hoạt động nghiên cứu và phát triển của nó sẽ là một bí mật được bảo vệ chặt chẽ trong nhiều năm. Khi người Mỹ lần đầu tiên phóng tàu con thoi vào ngày 12 tháng 4 năm 1981, trùng hợp thay lại là ngày kỷ niệm 20 năm Liên Xô phóng người đầu tiên vào vũ trụ, giới truyền thông Liên Xô rất gay gắt. Họ chỉ trích người Mỹ vì đã đưa vũ khí vào không gian và họ nhắc nhở người xem rằng chương trình không gian của Liên Xô là "vì sự cải thiện của khoa học và loài người". Rất ít người dân Liên Xô lúc đó biết rằng chinh phủ của họ cũng đang bí mật nghiên cứu một thứ giống như vậy
Căn cứ không quân Vandenberg
Căn cứ không quân Vandenberg
Một vụ nổ hạt nhân
Một vụ nổ hạt nhân
Buran nhìn trông rất giống Tàu con thoi của Mỹ, điều đó là không thể chối cãi được. Và nó chẳng liên quan gì đến các định luật khí động học hay nhiệt động lực học. Mục tiêu là tạo ra thứ gì đó có thể sánh ngang với tiềm năng quân sự của chiếc Tàu con thoi Mỹ, và với rất nhiều thông tin về Tàu con thoi của Mỹ có sẵn ngoài kia và không được bảo mật, không khó để tưởng tượng ra điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Nhưng vấn đề là đây. Người Liên Xô đã biết một vài thứ về du hành không gian, nên họ không chỉ đơn giản là copy lại chiếc tàu con thoi Mỹ, mà có thể họ đã thậm chí tạo ra một chiếc tàu con thoi tốt hơn.
Đầu tiên, có một điểm khác biệt lớn giữa cách mà Buran và các tàu con thoi của Mỹ bay vào vũ trụ. Tàu con thoi của Mỹ sử dụng động cơ chính tích hợp có thể tái sử dụng được cung cấp nhiên liệu từ bình chứa bên ngoài. Nhưng do động cơ chính không đủ mạnh để đưa nó lên quỹ đạo nên nó cũng cần sự trợ giúp của hai tên lửa đẩy rắn (SRB) có thể tái sử dụng được.
Sơ đồ tàu con thoi của Mỹ - Nguồn: Encyclopaedia Britannica
Sơ đồ tàu con thoi của Mỹ - Nguồn: Encyclopaedia Britannica
Nhưng Buran không có động cơ được tích hợp, toàn bộ lực đẩy của nó được cung cấp bởi một tên lửa đẩy siêu nặng riêng biệt tên là Energia, bao gồm một giai đoạn lõi và 4 tên lửa đẩy được gắn bên cạnh (Zenit).
Tên lửa Energia
Tên lửa Energia
Không giống như chiếc tàu con thoi của Mỹ, là một hệ thống duy nhất, tàu con thoi Buran và các tên lửa đẩy của nó là HAI hệ thống riêng biệt. Các động cơ được tích hợp vào trong tàu con thoi của Mỹ thật ra chỉ góp phần đưa con tàu lên quỹ đạo, nên khi con tàu đã vào quỹ đạo, chúng không hoạt động nữa, làm cho chiếc tàu giờ đây phải chở theo thêm hàng ngàn pound khối lượng chết. Điều này có nghĩa là Buran có thể chở nhiều hàng hóa hơn một chút so với tàu con thoi của Mỹ.
Nhưng quan trọng hơn, hệ thống Buran-Energia có một lợi thế to lớn: sự linh hoạt. Tên lửa Energia có thể tự phóng lên mà không cần có Buran, vậy nên nó có thể chở những thứ khác nữa. Không có Buran, Energia có thể mang một khối lượng hàng hóa đáng kinh ngạc: 100 tấn lên trên quỹ đạo tầm thấp của Trái Đất. Đó là sức nâng tương đương với của ba tàu con thoi Mỹ (tàu con thoi Mỹ mang được 30 tấn).
Ngoài ra, các giai đoạn đầu tiên của tàu con thoi Mỹ dung nhiên liệu rắn, còn của Buran dùng nhiên liệu lỏng.
So sánh tên lửa nhiên liệu rắn và lỏng
So sánh tên lửa nhiên liệu rắn và lỏng
Vấn đề đối với các tên lửa nhiên liệu rắn đó là, một khi chúng đã được khởi động, không có cách nào để dừng chúng lại. Còn các tên lửa nhiên liệu lỏng thì có thể được tăng hoạc giảm công suất hoặc thậm chí trong các tình huống khẩn cấp có thể được dừng lại. Và trong một tình huống khẩn cấp, Buran có các ghế phóng cho toàn bộ phi hành đoàn hoạt động được ở độ cao lên đến 20 dặm (32 km) hoặc trên bệ phóng. Còn về tàu con thoi của Mỹ, chỉ có hai chiếc đầu có ghế phóng, mà cũng chỉ có cho 2 thành viên phi hành đoàn.
Ghế phóng К-36РБ được thiết kế bởi КБ Звезда (KB Star). Chúng được thiết kế để đẩy phi hành đoàn ra ngoài, sử dụng 2 động cơ tên lửa 600 và 3.000 kgf, ở tốc độ Mach 2,2-2,5 và ở độ cao lên tới 22-25 km, cũng như khi tàu cất và hạ cánh.
Ghế phóng К-36РБ được thiết kế bởi КБ Звезда (KB Star). Chúng được thiết kế để đẩy phi hành đoàn ra ngoài, sử dụng 2 động cơ tên lửa 600 và 3.000 kgf, ở tốc độ Mach 2,2-2,5 và ở độ cao lên tới 22-25 km, cũng như khi tàu cất và hạ cánh.
Ngay từ đầu, Buran cũng có khả năng bay hoàn toàn tự động, nghĩa là nó có thể được phóng, đưa vào quỹ đạo và quay trở lại Trái đất mà không cần bất kỳ phi hành đoàn nào trên tàu. Việc bay tự động có thể đã được sử dụng cho các nhiệm vụ cứu hộ và một chiếc Buran trống không có thể được gửi lên để giải cứu phi hành đoàn của trạm vũ trụ hoặc một tàu quỹ đạo bị mắc kẹt khác.
Vụ phóng đầu tiên của Buran là vào ngày 15 tháng 11 năm 1988. Các phương tiện truyền thông phương Tây đã rất ấn tượng, đặc biệt bởi màn hạ cánh hoàn toàn tự động. Vào ngày mùa thu năm 1988 đó, tương lai của du hành vũ trụ của Liên Xô - ít nhất là từ góc nhìn của một người ngoài cuộc - có vẻ đầy hứa hẹn. Giới truyền thông suy đoán rằng Buran sẽ được sử dụng để xây dựng các trạm vũ trụ, hoặc có thể để lắp ráp tàu vũ trụ cho sứ mệnh có người lái tới Sao Hỏa.
Những bức ảnh chụp Buran trong chuyến bay đầu tiên và cũng là duy nhất của nó - Ảnh: Aerospaceweb.org
Những bức ảnh chụp Buran trong chuyến bay đầu tiên và cũng là duy nhất của nó - Ảnh: Aerospaceweb.org
Tất nhiên, những điều đó chưa bao giờ xảy ra. Buran chỉ mới được có một lần. Vào cuối những năm 1980, Liên Xô bắt đầu sụp đổ, và cùng với nó, nguồn tài trợ cho Buran bị giảm dần và cuối cùng bị cắt hoàn toàn. Những câu hỏi hóc búa bắt đầu được đặt ra về chương trình. Các kỹ sư Liên Xô đã làm rất tốt, nhưng toàn bộ chương trình bắt đầu có vẻ đắt đỏ một cách phi lý. Giống như Tàu con thoi của Mỹ, Buran tốn kém và kém hiệu quả, nhưng không giống như người Mỹ, người Nga vẫn có những cách khác để vào vũ trụ. Một tên lửa Soyuz có thể phóng trọng tải lên quỹ đạo rẻ hơn sáu lần so với tên lửa Buran.
Tàu vũ trụ Soyuz TMA-9 được phóng từ Sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan ngày 18 tháng 9 năm 2006 mang theo một phi hành đoàn mới đến Trạm vũ trụ quốc tế. Tàu Soyuz cất cánh lúc 10:09 sáng theo giờ Baikonur cùng với phi hành gia Michael E. Lopez-Alegria, chỉ huy Đoàn thám hiểm 14 và nhân viên khoa học trạm vũ trụ của NASA; phi hành gia Mikhail Tyurin, chỉ huy tàu Soyuz và kỹ sư bay đại diện cho Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga; và người tham gia chuyến bay vũ trụ Anousheh Ansari, người sẽ ở trên trạm 9 ngày theo thỏa thuận thương mại với Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga.
Tàu vũ trụ Soyuz TMA-9 được phóng từ Sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan ngày 18 tháng 9 năm 2006 mang theo một phi hành đoàn mới đến Trạm vũ trụ quốc tế. Tàu Soyuz cất cánh lúc 10:09 sáng theo giờ Baikonur cùng với phi hành gia Michael E. Lopez-Alegria, chỉ huy Đoàn thám hiểm 14 và nhân viên khoa học trạm vũ trụ của NASA; phi hành gia Mikhail Tyurin, chỉ huy tàu Soyuz và kỹ sư bay đại diện cho Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga; và người tham gia chuyến bay vũ trụ Anousheh Ansari, người sẽ ở trên trạm 9 ngày theo thỏa thuận thương mại với Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga.
hưng nếu Liên Xô không sụp đổ, chúng ta có thể tưởng tượng Buran sẽ được sử dụng để lắp ráp các trạm vũ trụ trên quỹ đạo hoặc tàu vũ trụ cho các sứ mệnh tới các hành tinh khác.
Hoặc là không. Người Liên Xô đã quá hoang tưởng về tiềm năng quân sự của Tàu con thoi của Mỹ nên họ muốn có hệ thống đối sánh của họ. Nhưng điều đó nhanh chóng trở thành mục tiêu duy nhất. Trong những ngày cuối cùng của Liên Xô, khi rõ ràng tàu con thoi của Mỹ không có tiềm năng quân sự đáng kể, quân đội Liên Xô không còn muốn liên quan gì đến Buran, và cộng đồng vũ trụ Liên Xô bị bỏ lại cho một con tàu vũ trụ đắt tiền, phức tạp và không có một mục đích thực sự.
Buran trong kho chứa ở Baikonur, tháng 4 năm 2002
Buran trong kho chứa ở Baikonur, tháng 4 năm 2002
Buran bị đè nát khi một phần mái của nhà kho chứa nó bị sập
Buran bị đè nát khi một phần mái của nhà kho chứa nó bị sập
Dịch từ video: Did The Soviets Build A Better Space Shuttle? The Buran Story của Mustard - Link