Câu chuyện:
Mặc Tử ở nước Lỗ sang nước Tề, qua nhà người bạn cũ vào chơi. Người bạn nói chuyện với Mặc Tử rằng:"Bây giờ thiên hạ ai còn thiết đến việc nghĩa, một mình ông tự khổ thân để làm việc nghĩa, thì có thấm thía vào đâu! chẳng thà thôi đi có hơn không?"
Mặc Tử nói:"Bây giờ có người ở đây, nhà có 10 đứa con, một đứa cày, 9 đứa ăn không ngồi rồi thì đứa cày chẳng phải chăm cày hơn không? Tại sao thế? Tại đứa ăn không nhiều, đứa đi cày ít. Bây giờ thiên hạ chẳng ai chịu làm việc nghĩa, thì ông phải biết khuyên tôi càng lắm mới phải, có đâu lại ngăn tôi như thế"
Mặc Tử

Những góc nhìn từ câu chuyện:
Trong xã hội hiện nay, người tốt thì ít còn lại là những người "hùa theo đám đông". Những việc tốt lan tỏa nhanh 1 thì việc xấu lan tỏa nhanh gấp 100 - 1000 lần. Đơn cử như vụ "trà xanh" của MTP và việc tốt của anh Nguyễn Ngọc Mạnh thì tốc độ lan truyền cũng khác nhau vô cùng. Ấy thế mà người tốt đã ít, người ngăn người khác làm việc tốt lại chẳng nhiều sao? Bố mẹ thấy con cái dấn thân làm việc cộng đồng, phụng sự nhân sinh thì lại bảo con là "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng"; Bạn bè thấy mình làm việc tốt thì dè biểu, coi đó là khoe khoang; ... Thế nên muốn làm việc tốt lại là việc gian nan đến vô cùng. 
Những người làm việc tốt là đáng quý nhưng nếu biết khuyên người khác làm chung với mình thì bản thân mình có phải bớt tốn sức hơn mà hiệu quả lại cao hơn không? Cùng một việc nhưng nếu nguồn lực tăng lên thì hiệu suất không lẽ lại thấp hơn? 
Tóm lại một xã hội chỉ tốt lên khi có những con người sống tử tế và lan tỏa sự tử tế ấy cho những người xung quanh để cộng đồng trở nên tử tế hơn.
Còn bạn, bạn có góc nhìn khác về câu chuyện này không?