Đây là bài viết mình đọc được về 1 bạn 15 tuổi tự tử bằng 28 viên thuốc chống trầm cảm.
Mỗi khi mình nhắc đến việc trầm cảm, hay thứ gì tương tự, sẽ luôn có 1 người lớn nhảy vào và phản bác bằng những lập luận như kiểu : " Bây giờ tụi bây sướng quá, rảnh rỗi sinh nông nỗi à ."
Những câu nói đó cũng đã khiến mình phải đặt 1 câu hỏi là mình, những người đang ở tuổi dậy thì, những bạn trẻ đôi mươi có phải đang nhạy cảm quá mức không ?. Và sau khi tìm hiểu, mình đã có câu trả lời, và nếu như bạn tò mò thì hãy đọc tiếp nhé.

Nguyên nhân là ở đâu ?

Trong đoạn nói chuyện giữa nhà sinh lý học thần kinh: tiến sĩ Frances Jensen với Michael Krasny, người dẫn chương trình radio của KQED's Forum, tiến sĩ đã chia sẻ lý do vì sao giới trẻ lại càng ngày càng dễ bị "tác động" như vậy. Trong cuộc đối thoại đó, có 2 tác nhân chủ yếu gây ra những hành vì kỳ lạ và thiếu kiểm soát ở trẻ, đó chính là thùy trán và Limbic System ( hệ thống Limbic ).

1. Chức năng của thùy trán và hệ thống Limbic

Theo Wikipedia, thùy trán đóng một vai trò lớn trong các chuyển động lý trí. Nó là nơi cư ngụ của vỏ não vận động chính, thứ điều chỉnh các hành vi như đi bộ. 
Còn về Limbic, nó là 1 vùng của não kiểm soát sự bốc đồng, khống chế cảm xúc hay những hành vi liên quan đến tình dục.
Ở trong trường hợp của thiếu niên tuổi dậy thì, thùy trán là nơi kích thích để khơi dậy sự tò mò và xây dựng việc tìm kiếm những điều mới lạ trong cuộc sống. Nếu để so sánh, tiến sĩ Frances Jensen đã nói về những người trong độ tuổi dậy thì như sau : "Chúng thực sự giống như những chiếc Ferrari với hệ thống phanh yếu ớt. Chúng là những cỗ máy học hỏi, nhưng chúng có thể học cả những điều tốt lẫn xấu. "

Đọc thêm:

2. Sự tác động của truyền thông và mạng xã hội

1 trong những nguyên nhân lớn tác động đến tâm lý của giới trẻ đó chính là môi trường xung quanh và sự tiếp nhận thông tin lớn chưa từng có trên internet. Ở thời điểm hiện tại, những thông tin gây ra sự căng thẳng cho giới trẻ ngày càng cao. Nó nằm trong rất nhiều lĩnh vực như học hành, tình yêu, đam mê, tương lai và cả những sự so sánh.
Thanh thiếu niên đang tiếp nhận quá nhiều lượng thông tin cùng 1 lúc, khiến những thứ tiêu cực lưu trong não lâu hơn. Đi kèm với đó là những suy nghĩ + hành động bốc đồng khiến xảy ra nhiều sự việc đáng tiếc.

3. Vì sao nó lại là vấn đề nghiêm trọng ?

Sau khi suy giảm trong những năm 1990, số lượng người trẻ tuổi tự tử đã tăng lên hàng năm. 
Tự tử là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ ba đối với thanh niên từ 15 đến 24 tuổi.
Khoảng 20% thanh thiếu niên bị trầm cảm trước khi trưởng thành.
Chỉ có 30 % thanh thiếu niên trầm cảm đang được điều trị.
Với những thông tin trên, rõ ràng những vấn đề về tâm lý đang là 1 chủ đề đủ nghiêm trọng để cho mọi người cần quan tâm đến.
Về ý kiến của riêng mình, thực sự, chúng ta đã qua cái thời đến trường chỉ để học, tuổi dậy thì chỉ là tuổi mọc mụn hay những vấn đề của tuổi teen đến rồi sẽ đi. Mỗi thời đại, mỗi lứa tuổi sẽ có những thứ gọi là nhu cầu riêng. Ví dụ như thời chiến, thứ chúng ta muốn là hoà bình. Khi hoà bình, chúng ta lại cần những thứ liên quan đến sự sống như thức ăn, nước uống. Khi đã đầy đủ về mặt lương thực, chúng ta đòi hỏi nhiều hơn về mặt giải trí, nên những thứ như smartphone và tv mới ra đời. Và khi thừa thãi về mặt vật chất, thứ chúng ta hướng tới lại là những cốt lõi của 1 con người. Nó có thể là mục đích sống, đam mê, cách hành xử hay là công việc mà chúng ta mong muốn có được trong tương lai. Như bác Ben từng nói : “Quyền lực càng cao, trách nhiệm càng nhiều”. Nó cũng tượng trưng cho xã hội hiện đại, việc có quá nhiều sự hỗ trợ mà thế hệ trước không có, nó tạo ra những sự kỳ vọng không thực tế đến từ những người đi trước. Ngoài ra, vì sự phát triển của quá nhanh của đa lĩnh vực trong xã hội, vô tình "vùng an toàn" của các bạn trẻ ngày càng trở nên rộng hơn, nó hình thành cái "sự" chưa sẵn sàng của những "ểnh ương". 

Đọc thêm:

KẾT :
Dù trầm cảm là 1 căn bệnh không còn xa lạ đối với thế giới, nhưng ở Việt Nam, nó đang bị hiểu sai về mức độ nghiêm trọng. Thậm chí, việc sử dụng từ trầm cảm quá nhiều khiến ý nghĩa của nó bị coi nhẹ đi, nó cũng giống như việc quen cười trên nỗi đau của người khác sau xem quá nhiều dark meme vậy. Và theo mình thấy, các bạn trẻ đang giống như những "nạn nhân" hơn là "hung thủ". Nên nhớ, trầm cảm nó không tự dưng xuất hiện, nó được hình thành từ những căng thẳng nhỏ lẻ được tích tụ trong 1 thời gian dài. Vậy nên, khi có ai đó nói rằng, họ đang thực sự gặp "vấn đề". Việc bạn nên làm là lắng nghe và giúp đỡ họ chứ không phải chỉ trích họ.
Những thông tin trong bài viết được tham khảo từ :