Đã bao giờ bạn trở về nhà vào giờ tan tầm với cái bụng đói meo cơ thể như muốn kiệt sức và tâm trạng không mấy vui vẻ vì đã có một ngày quá nhàm chán ? Trong đầu lặp đi lặp lại giọng mắng nhiếc của lão sếp béo trên công ty hay giáo viên khó tính nào đó trong trường học, những áp lực công việc,bài tập dày đặc hay xa hơn nữa là tự vấn về những lời tự hứa đầy "uy tín" với bản thân về những dự định trong tương lai mà đến giờ vẫn chưa thực hiện được , cảm giác bất lực vì bản thân quá nhỏ bé.
Bạn kìm nén nó và tất cả cộng dồn lại thành một quả bom nổ chậm mang tên Stress. Bạn nhạy cảm với mọi thứ và rồi điều gì đến cũng sẽ đến, một lời nói không vừa ý từ ai đó nhắm đến bạn đến bạn giống như Nhật Bản bất ngờ thả quả bom đầu tiên xuống Trân Châu Cảng vậy. Bạn phòng thủ với họ và đáp trả lại gấp nhiều lần bằng quả bom stress đã dồn nén. "Ai đó" ở đây có thể là một người bạn, một người hàng xóm hoặc thậm chí là chính người thân của bạn để rồi sau khi nhận ra mình lỡ lời thì sự việc đã đi quá xa ngoài tầm kiểm soát . Nếu bạn đã từng trút cảm giác tiêu cực lên bạn bè, thành viên gia đình hoặc một người hoàn toàn xa lạ khi bạn buồn bã về điều gì khác thì đó là cơ chế phòng vệ tâm lý - Defense Mechanism.
+ Có nhiều cơ chế phòng vệ tâm lý nhưng mình chỉ nói đến những trường hợp mình thường gặp nhất bao gồm :
-
1. Chối bỏ/Denial
Chối bỏ là một trong những cơ chế phòng vệ phổ biến nhất. Nó xảy ra khi bạn từ chối chấp nhận thực tế hoặc sự thật. Bạn chặn các sự kiện hoặc hoàn cảnh bên ngoài khỏi tâm trí để không phải đối mặt với tác động cảm xúc. Nói cách khác, bạn tránh được những cảm giác hoặc sự kiện khiến bản thân thấy sợ hãi/đau đớn
Cơ chế bảo vệ này cũng là một trong những cơ chế được biết đến rộng rãi nhất. "Nó đang chối " được hiểu là một người đang trốn tránh thực tế mặc dù sự việc có thể đã quá rõ ràng đối với những người xung quanh họ
2. Kìm nén/Repression
Những suy nghĩ không lành mạnh, những ký ức đau buồn hoặc những niềm tin không hợp lý có thể khiến bạn khó chịu. Thay vì đối mặt với chúng, bạn có thể vô thức giấu chúng đi với hy vọng sẽ quên hoàn toàn.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là ký ức biến mất hoàn toàn. Chúng có thể ảnh hưởng đến các hành vi và chúng có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong tương lai
4. Đổi chỗ/Displacement
Một ví dụ điển hình về cơ chế bảo vệ này là nổi giận với con hoặc vợ / chồng của bạn vì bạn đã có một ngày làm việc tồi tệ. Không ai trong số những người này là mục tiêu của cảm xúc mạnh mẽ của bạn, nhưng nổi giận với họ có vẻ ít khó khăn hơn nổi giận với sếp hay giáo viên
5. Thăng hoa/Sublimation
Loại cơ chế phòng thủ này được coi là một cách trút giận khôn ngoan . Đó là bởi vì những người dựa vào nó chọn chuyển hướng những cảm xúc hoặc cảm giác mạnh mẽ vào một đối tượng hoặc hoạt động phù hợp và an toàn.
Ví dụ: thay vì đả kích những người xung quanh,bạn chọn chuyển cảm xúc giận giữ của mình vào bao cát hay tập Gym,vv..
+ Quan điểm
Cơ chế phòng vệ có thể được xem như một kiểu tự lừa dối. Bạn có thể đang sử dụng chúng để che giấu những phản ứng cảm xúc mà bạn không muốn đối mặt với bản thân.Tuy nhiên, một số người sẽ gặp khó khăn về cảm xúc nếu họ lạm dụng các cơ chế này mà không đối diện và giải quyết vấn đề
Khi bạn học được cách nhận ra khi nào hành vi của bạn là kết quả của việc phòng thủ quá mức,từ đócó thể tìm ra những cách hiệu quả hơn để xử lý nó trong tương lai
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất