Vừa ngồi nhậu với các cụ 😋

truong thanh

Mặc dù lần nào lên cũng ra, nhưng lần nào ra bố cũng ngồi một góc nhìn xung quanh, “chỗ này đông thật, phải đông gấp mấy lần so với quán bác H. dưới nhà ". Còn mẹ chắc lần đầu ngồi “nhậu", mặc dù cái khách sạn dưới TB cũng có quán bia 🤣
Lần đầu tiên ngồi với các cụ trên HN mà ko phải ở nhà. Nói đủ chuyện. Đúng là có tí beer vào dễ nói chuyện hẳn. Chục năm trước, nếu có ai bảo sẽ có ngày ngồi nói chuyện thoải mái với các cụ thế này, chắc đứng dậy đi luôn, vì đấy không phải là cái muốn nghe. Có khi các cụ cũng thế.
Một thanh niên hai mươi luôn nghĩ đã biết mọi thứ, tư tưởng tiến bộ, tràn đầy năng lượng, cho rằng các cụ lạc hậu, không theo kịp thời đại (biểu hiện điển hình giai đoạn đầu của hiệu ứng Dunning–Kruger 😅), còn các cụ bận rộn với guồng quay hàng ngày, luôn nghĩ mình (là mình ấy, ko phải các cụ) chưa đủ sẵn sàng để tự bơi ngoài xã hội.
Hiệu ứng Dunning–Kruger, mình mặc áo xanh đứng trên cùng =))

Gap

Mọi người hay nói về khoảng cách thế hệ, đại ý là các thế hệ khác nhau sẽ có những suy nghĩ, quan điểm, tư tưởng khác nhau. Sự khác nhau này được tạo nên từ bối cảnh xã hội, thông tin tiếp cận và những cơ hội tại thời điểm ấy. Có lẽ ko dễ để một người sinh ra ở peacetime, được tiếp cận với nguồn thông tin khổng lồ, cơ hội luôn sẵn có đồng cảm với những người từng sống trong wartime, thông tin chỉ quanh cái radio, cơ hội chỉ là tồn tại hay không?
Vì muốn đồng cảm thì phải được trải qua giai đoạn ấy, hoặc sẵn sàng mở lòng với những người đã sống qua những thời khắc ấy. Mà chục năm trước thì cả mình và các cụ đều chưa sẵn sàng. Hơi buồn cười, à, buồn cười v~ là mình thường "yêu cầu" được hiểu, thay vì ngược lại.
Bỏ qua quãng thời gian từ khi lên HN đến h, hôm qua, trong một khoảnh khắc, mình nghĩ là đã nhìn thấy một chút ko thoải mái, lo lắng, ko an toàn khi các cụ nhìn ra xung quanh. Ngồi giữa một không gian ồn ào, nhộn nhịp nhưng ko có một người quen. Khác với việc mỗi chiều tan làm là đã có một đội đang ngồi uống bia chờ ngay dưới chân công ty, hay khác với mỗi tối đều gọi buôn chuyện với các dì các thím. Hoặc đôi khi cầm điện thoại để like ảnh của nhau trên Zalo =)).

Cảm giác lạc lõng, không có một điểm tựa nào giữa một không gian rộng lớn thật sự không dễ chịu. Nó dễ khiến mình cảm thấy nhỏ bé, ko xứng đáng ngồi ở đây; dễ làm cho ta muốn quay lại những nơi "an toàn". Somehow, có lẽ mình cũng đã trải qua một vài khoảnh khắc như thế. Khoảnh khắc ấy, mình nhận ra các cụ cũng ko khác gì mình, thậm chí có những cái mình may mắn đã trải qua, nhưng bây giờ các cụ mới được trải nghiệm.
Và một cái nữa, là khi vẫn thấy bình thường trong khi “bia ở đây nặng nhỉ, uống mấy cốc đã thấy mệt".
That's suck! Cause turn out all I wanted before was to be wanted.
----

Grown-up (Trưởng thành)

“One of the times in your life when you actually realize that you're an individual is when you’ll go and ask your parents somethings and you’ll realize they actually don’t know any more about what you should do than you do. And that sucks.
“Một trong những khoảnh khắc mà cơ hội trưởng thành đến là khi bạn tới và xin ý kiến, sự giúp đỡ của cha mẹ và nhận ra rằng cả bạn lẫn họ đều mơ hồ về những gì chờ đợi ở phía trước. Cảm giác đó thật không dễ chịu chút nào.
That's partly why people are often willing to maintain a tyrant-slave realationship with their father. It's like on the one hand you have to be inferior in a relationship like that. You’ve always got the judge watching you. But, on the other hand, there's always someone who knows what to do. There's always someone standing between you and the unknown that you can go ask: “What should I do?”
Đó là lý do tại sao có những người sẵn sàng duy trì mối quan hệ nô lệ - chủ nô (về mặt tư tưởng, suy nghĩ) với cha mẹ mình. Nói cách khác, bạn phải chủ động ở cửa dưới trong mối quan hệ như thế. Vì sống bị động dưới sự phán xét của người khác thật chán. Nhưng mặt khác, bạn chỉ cần nghe lời/sự giúp đỡ của người khác mà ko cần dùng não. Luôn có một ai đó đứng giữa bạn và những vấn đề mà bạn không biết, một người luôn có câu trả lời cho những rắc rồi của bạn (thường là bố mẹ)

Well, at some point, you'll realize that the reason you can't ask that anymore is because they actually don't know anymore than you do. And then that's a pain like that's a symbolic death. That’s also when you establish a more individual relationship with your parents. It's at that point you could conceivably start taking care of them instead of the reverse and that's a time that should come. But you have to let that image of perfection go, and that exposes you.
Một lúc nào đó, bạn sẽ nhận ra rằng lý do mình không thể hòi/nhờ sự giúp đỡ được nữa là vì họ cũng chẳng biết gì nhiều hơn bạn. Và đó là một nỗi đau. Đó là biểu tượng của cái chết. Đó cũng là lúc bạn trở nên độc lập hơn với cha mẹ mình. Và đó cũng là lúc bạn có thể bắt đầu suy nghĩ/chăm sóc cho họ, thay vì ngược lại. Thời điểm ấy sẽ tới thôi. Nhưng bạn phải để bức tranh của sự “hoàn hảo" ấy sang một bên (bức tranh mà họ - our parents luôn có câu trả lời cho những rắc rối của mình - their kids), và điều đó sẽ cho bạn cơ hội để khám phá chính mình.”
Nếu chục năm trước được nghe đoạn này, chắc cũng đứng dậy về luôn. Bye Dr. Peterson =)). Có những cái cần thời gian trải nghiệm, để hiểu vì sao có những lựa chọn như thế.
Có một sự khác nhau giữa Choose and Follow.Choose to be nice # be nice. Choose là khi đã hiểu những sự lựa chọn đang có và có thể biết kết quả/tác động của mỗi lựa chọn để quyết định; còn Follow, nhiều khi chỉ đơn giản là chấp nhận một lựa chọn có trc mà chưa hiểu dùng trong hoàn cảnh nào, tại sao lại lựa chọn này,.. Đôi khi, follow có thể mang lại cảm giác an toàn, nhưng lại chưa phải lựa chọn "thoải mái" nhất.

---
Nice guy

“If you are capable of being harmful, you usually don’t have to be. For example, only weak men who generally rape"
Nhớ từng nghe ý này trong một video mà Dr. Jordan Peterson nói về quan điểm “good man - người tốt” của Carl Jung. Đại ý là những người có giá trị của riêng mình, và có khả năng làm tổn thương người khác (ko nhất thiết là về mặt thể chất, có thể là về tinh thần như sếp có khả năng đuổi việc cấp dưới), thì thường không cần phải sử dụng những khả năng đó. Và đấy không phải là những "người tốt".
For a long time, I'm a black-sheep in the family I guess.

Có một comment dưới clip giải thích thêm: “khi chưa trải qua rèn luyện và khổ đau, sự hiền lành của bạn thực chất là vô hại. chỉ có những người trải qua đau khổ/đã từng "ko hiền" mới hiểu rõ ý nghĩa và chọn cách không làm nó với người khác.” Kiểu chơi hết sức, không còn lấn cấn gì rồi... chuyển qua chơi cái khác =))
Biết đâu, những lần “nói chuyện" chục năm trước với các cụ lại không phải là chuyện gì quá tệ. Và quãng thời gian từ khi lên HN đến h cũng thế. We're growing like a startup maybe, đôi khi phải chấp nhận có những technical debt để tiếp tục tiến về phía trước. Đến một giai đoạn không thể nợ được nữa thì phải quay lại trả nợ. Nhưng nếu ko nợ, cứ theo flow đúng quy trình thì khó có những sự tăng trưởng vượt bậc. Và khi đã trả xong nợ thì vừa có nền tảng tăng trưởng/trải nghiệm, vừa có hệ thống xịn hơn để scale tiếp. 
Ngược lại, nếu không thể trả nợ và tăng trưởng thì fail. Cơ hội luôn đi kèm rủi ro. Mình liều, may h vẫn ngồi đây chém được 😋
----
À, bias Dunning-Kruger cũng giống như các biases khác, nó tồn tại một cách đương nhiên như một phần của quá trình nhận thức. Ta không thể vì sợ biases mà không làm nữa. Vấn đề là phải giác ngộ nhận biết và tự vấn mình liên tục trong quá trình Học hiểu để tránh tự cho mình là hiểu hết rồi. (mượn lời chị Nguyen Phuong Mai)
Quay lại bàn nhậu. Mặc dù hơi mệt, nhưng các cụ vẫn nhớ đúng giờ về xem “Hồ sơ cá sấu" với “Hướng dương ngược nắng" 🤣
----