*Vụ Kavanaugh được giải thích ở phía cuối bài.
______________
Rằng cả một nửa nước Mỹ đứng lên phản kháng một nửa khác của nước Mỹ, hay là sự lạm dụng của feminism và phong trào Metoo? Rằng Republic là giả dối lộng quyền, hay Democrat rặt một lũ đạo đức giả và kích động lòng người? Không, tất cả điều đó không quan trọng, quan trọng là người dân họ cất tiếng nói, và họ bỏ phiếu.
.
Điểm nhấn ở đây, là mọi công dân của họ đều đứng lên để tạo áp lực lên các Thượng nghị sĩ, người sẽ đưa ra những lượt vote cuối cùng. Mỗi hai Thượng nghị sĩ đại diện cho bang của họ, và mỗi người theo một Đảng nhất định, nhưng không phải ai cũng vote theo phần đông của Đảng mình. Nếu vị Thượng nghị sĩ này mà vote trái với ý dân, lập tức ở đợt tổng tuyển cử sau họ sẽ vấp phải muôn vàn khó khăn để trụ lại trên chiếc ghế quyền lực.
Một chế độ như vậy gọi là chế độ Republic, hay Cộng Hoà. Mỹ mặc dù có hai đảng là Republician và Democrats, nhưng đó chỉ là Đảng đại diện, về thể chế vẫn là Republic. Cụm từ này thấy quen không? Vâng, không quen sao được khi nước chúng mình cũng là Republic. Nhưng khác biệt là ở đất nước họ, mỗi một người lên giữ cương vị đều phải hô hào, tuyên truyền, bày tỏ cương lĩnh, vân vân và mây mây. Còn ở nước chúng ta, một kì bầu cử năm năm bầu ra hội đồng nhân dân xong là hết, và thậm chí chẳng ai biết mình đang bầu cho ai.
.
__________
Phải,chúng ta chẳng biết mình bầu cho ai cả. Nhưng nhìn rộng thêm tí nữa thì có một vấn đề hệ trọng hơn, chúng ta chẳng được biết những người đứng đầu chúng ta, người đang giữ những trọng trách hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân, đại biểu quốc hội… chuẩn bị quyết định một dự thảo nào cả, cho đến khi nó được trình lên Quốc hội và báo chí bắt đầu vào cuộc.
.
Nếu bạn theo dõi thông tin, sẽ thấy có hàng loạt luồng ý kiến trái chiều từ nhân dân phản đối  Luật đặc khu, hay mới đây thôi là cư dân mạng rầm rộ vụ “tròn vuông” trong hệ thống giáo dục mới cho trẻ lớp Một, hay gần đây nhất là “dự thảo xây dựng nhà hát 1500 tỉ đồng” tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Những người bảo vệ hay “có học thức” sẽ nói rằng do mọi người không chịu đọc và hiểu, do dân trí kém, thực ra nước ngoài, các nhà khoa học đã nghiên cứu và áp dụng từ lâu rồi, còn mọi người không hiểu mà cứ thích bàn luận, vân vân và mây mây. Nhưng tại sao không đặt ngược lại vấn đề rằng, vì sao dân trí kém? Vì sao đã biết dân trí kém mà không có bất kì một động thái nào phổ cập những dự luật đó trước khi nó được ban ra? Vì sao luôn là những thông tin trên cộng đồng mạng phát tán ra trước, để người dân la ó phản đối mới bắt đầu đính chính?
.
Không muốn khẳng định và cũng chẳng thể chứng minh là báo chí bị định hướng, nhưng những nguồn thông tin phản ánh các bất cập, như bỏ hàng nghìn tỉ đồng xây dựng những tượng đài, hay vụ cá bị chất thải chết, hay những khu vực bị cưỡng chế đất vào diện quy hoạch mà nhân dân phản đối… đều chỉ dấy lên một thời gian cho người dân biết rồi vụt tắt. Điều đó sẽ chỉ làm nguôi lòng dân và là một biện pháp nhất thời thôi, còn về lâu về dài sẽ liên tục có những quyết định khác gây phản đối mà chính nhân dân là người chịu thiệt sẽ chẳng có quyền lên tiếng. 
.
Cho đến ngày nay con số 99 năm từ Luật đặc khu đến từ đâu ra cũng không có một động thái nào đến từ phía lãnh đạo giải thích cho chúng ta biết (99 = 90 + 9 hay vì = 100 – 1?). Việc thay đổi chương trình sang dạy trẻ cách phân biệt “tiếng”, hoá thành tròn vuông, lãnh đạo hay Bộ giáo dục đã có cả năm trời trước đó để có thể giải thích cho người dân biết, bằng cách phổ cập từ từ xuống Tình, Thành phố, Huyện, Xã hay đăng lên mạng, nhưng hoàn toàn chẳng có một sự cố gắng nào cả. Trên facebook có hai trang của “Bộ giáo dục”, một trang fake, còn trang còn lại không biết fake hay không nhưng bản tin gần đây nhất từ tận ngày 27/6, tức là ba tháng hơn rồi không phổ cập thông tin gì thêm. 

__________
Nói qua cũng phải nói lại. Chúng ta không thể chỉ trách bên phía những nhà lãnh đạo, mà cũng phải tự trách chính mình. Chúng ta đã ngủ yên quá lâu rồi mà quên mất rằng chính chúng ta là những người đang nắm vận mệnh đất nước trong tay, rằng không chỉ có những hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân, đại biểu quốc hội phải bù đầu điều hành nhà nước, mà chính mỗi người dân cũng có thể góp sức xây dựng đất nước. Chúng ta hàng ngày đọc thông tin về lịch sử, dấy lên những quan ngại về lịch sử, nhưng chính chúng ta lại lãng quên mất rằng ngay hiện tại đây, chính chúng ta cũng đang là một phần của lịch sử. Tại sao vậy? Tại sao bạn có thể bỏ phiếu cho một người mà bạn thậm chí chẳng biết người đó là ai, đã làm những gì, có những lập trường gì để xây dựng đất nước? Ở một thể chế Republic nói chung, hay nhà nước ta nói riêng (luật 11/2003/QH11), một khi Hội đồng nhân dân đã được bầu ra thì họ là những người chịu trách nhiệm chính trong việc điều hành xã hội. Điều đó là cần thiết vì không thể mỗi lần đưa ra một quyết định là phải trưng cầu toàn bộ dân ý. Nhưng điều đó cũng nhấn mạnh rằng chính chúng ta, những người dân trong xã, phường, huyện, thành phố, tỉnh, phải có trách nhiệm và chịu trách nhiệm trong việc bình bầu ra ai. Còn hiện giờ, như bạn thấy đó, thậm chí những người bên phía lãnh đạo chẳng cần phải lo mình sẽ không được bầu.
.
Trong luật số 85/2015/QH13 có quy định về ứng viên “Tự ứng cử” cho đại biểu các cấp, nhưng thử hỏi gần đây nhất có ai đứng lên tự ứng cử (Hay có vài người mà sau đó bị báo chí, hội đồng cử tri, hiệp thương... vùi dập không tha thiết?). Bạn biết vì sao không? Vì chính chúng ta, mỗi người dân là thành phần cử tri sẽ đi bầu, cũng chẳng quan tâm xem ai sẽ được bầu. “Cuộc sống mà”, “lo chuyện của mình thôi”, còn lãnh đạo là ai thì kệ họ, chừng nào đụng đến quyền của mình rồi hẵng tính sau, những luận điệu như vậy tưởng vui nhưng lại giúp những cán bộ ở phía trên không chịu sức ép gì trong việc ra quyết định cả, chỉ cần “rút kinh nghiệm”. 

Câu nói hot nhất hôm nay: Cuộc sống mà và chuyện bi hài phía sau khiến ai cũng bó tay! - Ảnh 3.

_________________
Sau vụ lùm xùm Kavanaugh, toàn dân Mỹ đang dấy lên khẩu hiệu “Remember in November”. Ngày 6 tháng 11 này sẽ diễn ra cuộc tổng tuyển cử Mid-Term, khi các đại biểu ở mỗi bang được bầu lại. Phán ánh điều này, hàng loạt những người nổi tiếng, ngôi sao điện ảnh, hay kể cả nữ hoàng nhạc pop Taylor Swift, người vốn trước giờ trung lập trong chính trị, cũng đã lên tiếng về lập trường của mình và kêu gọi người dân đi bỏ phiếu. Dù họ là những người ủng hộ Republic, hay họ là những người ủng hộ Democrat, dù Kavanaugh đúng hay sai, tất cả không quan trọng, quan trọng là vào ngày 6 tháng 11, họ sẽ bỏ phiếu. Họ sẽ nắm vận mệnh cả đất nước trong tay
Image result for vote in november
Democrat vận động bầu cử phản đối.

Còn chúng ta có quyền đó không? Có chứ. Chúng ta được bỏ phiếu chứ. Nhưng chúng ta không quan tâm.
Một lúc nào đó bạn bị xếp vào diện quy hoạch rồi bị tịch thu đất mới bắt đầu lên tiếng phản đối, thì chẳng ai nghe bạn đâu.
__________________
*Vụ lùm xùm Kavanaugh: Kavanaugh là ứng cử viên của chức Supreme Court - nôm na là đại quan toà, người sẽ giữ cương vị này trọn đời nếu được bầu, và người bầu là các Thượng nghị sĩ (Senate). Chuyện chẳng có gì nếu như ông không theo đảng Republic, đảng của tổng thống Trump đầy scandal nước Mỹ. Ngay khi có tin Kavanaugh được làm ứng cử viên, lập tức đùng lên một vị giáo sư Ford khẳng định rằng mình đã bị ông Kan sexual abuse 30 năm trước, và được hậu thuẫn bởi đảng thứ hai của Mỹ là Democrat. Lời qua tiếng lại, FBI vào cuộc, đưa ra quan toà, cơ bản chỉ là những lời khai miệng của Ford mà không có bằng chứng cụ thể. Cuối cùng, Kavanaugh đã được bầu lên chức Supreme Court, tổng thổng Trump chúc mừng, nhưng toàn dân hừng hực hướng về ngày bầu cử mid-term.
__________________
-Prime-

P/S: Cái này mình mới biết nếu bạn quan tâm Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tại Hội nghị Trung ương 8 (khoá XII) đã biểu quyết nhất trí 100% giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu cử chức Chủ tịch nước.