Chúng ta có nên xây những cái tương tự trong tương lai hay không?

Nếu không tiện đọc bài viết, bạn có thể xem clip tại đây:



Tuần trước, tờ Bulletin of Atomic Scientists vừa công bố chúng ta đã "nhích thêm 30s gần hơn tới nửa đêm". Lời cảnh báo của họ xuất phát từ chiếc đồng hồ Tận thế vừa được điều chỉnh khi tân tổng thống của nước Mỹ, ông Donald Trump lên nhậm chức, để chúng ta biết được rằng chỉ còn 2p30s nữa. Bây giờ là thời điểm gần tới nửa đêm nhất từ khi các nước bắt đầu thử nghiệm vũ khí nhiệt hạch vào năm 1953, khi các hầm tránh bom trở nên phổ biến.

Thành viên của Bulletin of Atomic Scientists công bố đồng hồ tận thế vào 26/01/2017 ở Washington, D.C. (ảnh Getty Images)

Trong thực tế, các hầm tránh bom nguyên tử thương mại cỡ gia đình là một đặc trưng của nhiều ngôi nhà vùng ngoại ô. Những căn phòng chuẩn bị cho tận thế rất ấm cúng nằm vừa vặn dưới bãi cỏ sân sau các ngôi nhà, và việc bán những căn hầm như thế này đã tạo điều kiện cho một ngành kinh doanh khác là làm nhân viên chuyển phát đồ ăn. Hiệp hội An ninh Dân sự (sau trở thành phòng An ninh dân sự), đã được thành lập vào năm 1950 để hướng dẫn cho người dân trước các cuộc tấn công hạt nhân, chủ yếu là truyền thông cho cư dân vùng ngoại ô (người ta nhận định rằng các thành phố sẽ bị nướng chín).

Trong một bức thư gửi cho công chúng vào tháng 9 năm 1961 trên tạp chí Life, tổng thống Kennedy còn khuyến khích người dân tự làm hầm tránh bom hạt nhân cá nhân.

Dĩ nhiên là những kiến trúc này chẳng có tác dụng bảo vệ người dân trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công hạt nhân thật sự, nhưng Chiến tranh Lạnh là một cuộc chiến tâm lí và dối trá; những lời nói dối như thế này làm nhiều người sống hạnh phúc hơn.

Đôi vợ chồng son nắm tay nhau trong tuần trăng mật kéo dài hai tuần tại một hầm tránh bom ở Miami năm 1959 - một bằng chứng cho việc một gia đình có thể sống tốt trong điều kiện khẩn cấp (Getty Images)

Ảnh minh họa một gia đình trong hầm tránh bom hạt nhân trong thời kì chiến tranh Lạnh (Flickr)

Beverly Wysocki và  Marie Graskamp thò đầu ra khỏi một hầm trú ẩn cỡ gia đình trưng bày ở Milwaukee vào năm 1958 (AP photo)

Peggy Sinskey vùng Pacific Palisades, California ở hầm trú ẩn gia đình năm 1961,/"Nếu chúng ta không bị ném bom, đây sẽ là một chỗ chơi cho trẻ con hoặc nhà cho chó. (Thư viện L.A)

Một căn hầm hai phòng được khuyên dùng bởi Cục An ninh Dân sự Mỹ bao gồm hai căn lều trú ẩn bằng thép và có thể chứa đến 6 người năm 1962 (Getty Images)

Một căn phòng đa chức năng trong một hầm trú ẩn được trưng bày tại trụ sở Cục An ninh Dân Sự ở New York, 1962 (Getty Images)

Mặt cắt minh họa một tổ hợp tránh bom hạt nhân cho 240 người được chuẩn bị bởi cục An ninh Dân sự vào những năm 1960 (Getty Images)

Công nhân tụ họp trong một hầm tránh bom được thiết kế thành quán cafe tại Knoxville, Tennessee, trụ sở của công ty Rohm and Haas năm 1962. Tranh phong cảnh được dán vào tường để làm cửa sổ giả (AP Photo)

Hầm tránh bom hạt nhân kiểu hải quân ở Trân Châu Cảng, Honolulu.

Một bà mẹ và hai đứa con đang tập chạy đến hầm trú ẩn bằng thép và bê tông trị giá 5000 đôla ở sân sau, Sacramento, CA, 1961. (AP photo)

Hai người đàn ông biến kho rau củ thành hầm tránh bom hạt nhân, theo khuyến nghị của FCDA các hầm tránhh bom phải nằm dưới mặt đất để tránh tia phóng xạ gamma từ bụi phóng xạ các quả bom H. Colesville, Maryland, 1995. (Getty Images)

Nguồn: medium.com