Chọn lọc tự nhiên (Natural Selection) là một khái niệm được Charles Darwin đề xuất và được chấp nhận rộng rãi. 
Darwin sử dụng vốn kiến thức của mình về Chọn lọc nhân tạo và tự nhiên học để giải thích về cơ chế của chọn lọc tự nhiên. 

Để hiểu về cơ chế và định nghĩa của Chọn lọc tự nhiên thì chúng ta nên bắt đầu xem xét từ các ví dụ cụ thể. 
Vd 1: Hình trên có 3 con hươu sống trong môi trường có những cái cây cao. Những con hươu cổ ngắn thì sẽ không thể nào với tới được vì thế không có đồ ăn. Chúng sẽ nhanh chóng chết. Chỉ những con cổ cao ăn được thì sẽ sống. Những con cao này giao phối với nhau duy trì đặc tính cổ cao cho con của chúng. Tương tự thế, đời con sẽ tiếp tục đào thảo những cá thể cổ thấp và duy trì cổ cao nếu môi trường không thay đổi.
Vd 2: Có thể bạn sẽ hơi bất ngờ nếu biết thực chất cải thìa, súp lơ, cải ngọt,... tóm lại là các loại cải, có chung nguồn gốc từ một cây cải hoang dã. Chúng ta thích ăn nhỏ xoăn, chúng ta chọn những cây cải lá tốt và duy trì chúng thành súp lơ. Chúng ta thích ăn ngọt, chúng ta chọn trong hàng ngàn cây đắng được 1 cây ngọt và duy trì thành cải ngọt.
Tóm lại thì cơ chế hoạt động của nó là Đào thải những cá thể không phù hợp  với môi trường, giữ những cá thể tốt phù hợp với môi trường.
Một số lưu ý khi hiểu về chọn lọc tự nhiên:
- Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động lên kiểu hình. Tự nhiên không thể nào biết được chúng ta có gene tốt hay không, nó chỉ cần biết bạn không hợp với hoàn cảnh này và bạn Cút!!! Giống như việc ta có tài năng nhưng tài năng đó không cần thiết thì chẳng ai quan tâm
- Chọn lọc tự nhiên không tác động lên 1 cá thể mà là rất nhiều cá thể. Một con hươu có cổ cao nhưng nếu nó không có ai giao phối thì nó sẽ không truyền tính trạng đó cho con của nó.
- Khi môi trường thay đổi thì hướng của chọn lọc thay đổi. Ví dụ dân Châu Á khi xưa đa phần da vàng, nhưng do việc chuộng da trắng nên chọn lọc tự nhiên hướng theo da trắng. Hay một giống cây chịu lạnh thì đột nhiên môi trường trở nên nóng hơn và thế là chỉ những cây mang tính chịu nóng vốn vô dụng lúc trước giờ trở thành yếu tố sống còn của loài.
Và cứ trải qua hàng trăm triệu năm như thế, mọi vật thể, mọi sinh vật được chọn lọc để ổn định và TIẾN HÓA dần.
Nếu để ý, bạn sẽ thấy rằng Chọn lọc tự nhiên luôn hiện hữu quanh ta. Chúng ta đã vô thức áp dụng chọn lọc tự nhiên vào đời sống dưới cái tên mới đó là CHỌN LỌC NHÂN TẠO.
- Như vd 2 ở trên là một trường hợp của chọn lọc nhân tạo.
- Hệ thống các trường chuyên ngày nay cũng là một hình thức chọn lọc nhiều tầng. Để vào trường chuyên, ta phải thi chọn lọc những cá nhân đủ điều kiện, sau đó ta lại tiếp lục lọc tiếp bằng những lớp chuyên và không chuyên. Tiếp tục lọc tiếp bằng sự chuyển lớp nếu không đạt yêu cầu. Lọc nhiều hơn là các đội tuyển học sinh giỏi.
- Do nhu cầu về da trắng, khuôn mặt đẹp, ngực to,... mà ngày nay phụ nữ đang dần cải thiện về nhan sắc so với những thời kỳ trước
Tuy nhiên, không phải lúc nào chọn lọc cũng là tốt. Ngày nay, liệu pháp gene ra đời có thể giúp thay đổi hệ gene của một người bệnh, từ gene bệnh thành gene lành. Đáng lẽ, theo cơ chế chọn lọc, anh ta sẽ nhanh chóng bị đào thải. Nhưng nhờ biện pháp khoa học can thiệp, anh ta lách ra khỏi tầm ngắm của CLTN. 
Vậy câu hỏi đặt ra là "Nếu tất cả con người đều nhờ khoa học và trở nên 'hoàn hảo', liệu con người có đi ra khỏi CLTN?"
Đầu tiên khi con người trở nên hoàn hảo theo giả thiết thì số lượng cá thể sẽ tăng đến mức chóng mặt và chèn ép tất cả mọi loài khác. Chọn lọc tự nhiên còn hoạt động giống như một cán cân cân bằng. Nó sẽ thay đổi môi trường tự nhiên để lũ người hoàn hảo kia phải chết để giảm số lượng với sức chứa Trái Đất, nhưng bọn người cũng không khờ dại chấp nhận, chúng cải tạo sự thay đổi đó trước khi kịp diễn ra. Vì thế, CLTN cần những thứ mà con người chưa bao giờ biết được như một dịch bệnh mới, một loại virus mới. Hay tệ hơn có thể là diệt vong Trái Đất. Dễ dàng nhận thấy là hiện nay, y tế đang rất phát triển nhưng càng phát triển bao nhiêu thì những dịch bệnh, những virus mới xuất hiện hoặc khó chữa hơn. Đây ắt hẳn là sự tác động của CLTN

Thứ hai là con người đã tự đặt ra một câu hỏi mang tính đạo đức về sự hoàn hảo. Nếu tất cả mọi người đều hoàn hảo, ai cũng hài lòng với bản thân, vậy thì xã hội sẽ không còn động lực phát triển, các tầng lớp phân chia xã hội sẽ bị đồng nhất, con người sẽ không  cần phải làm việc, và sẽ nhanh chóng tự thoái hóa. Bằng chứng là con người đang ngày càng thay đổi chậm hơn. Nếu những thời kỳ trước, nhờ có hái luợm, săn bắt, tư duy, lao động mà con người phát triển thì ngày nay nhu cầu cuộc sống được đáp ứng, các thế hệ trẻ ít lao động hơn. Điều đó là tốt hay không tốt? 
BÀI VIẾT TRÊN MÌNH MONG CÁC BẠN CÓ 1 GÓC NHÌN VỀ CHỌN LỌC TỰ NHIÊN VÀ SỰ HIỆN HỮU CỦA NÓ QUANH TA. TỪ ĐÓ ÁP DỤNG NÓ VÀO ĐỜI SỐNG CÁ NHÂN ~~
Đọc thêm: