Vân tay có thể để dùng phân biệt người này người kia bởi sự khác nhau của nó ở mỗi cá thể. Vậy tương tự như vậy DNA fingerprinting hiểu đơn giản là dấu vân tay DNA, cũng dùng để phân biệt người này người kia.
Trong bài viết sẽ không đi sâu vào cấu trúc DNA, kỹ thuật, ... Chỉ tập trung vào cách đọc một kết quả DNA fp.
Vậy DNA fp dùng để làm gì? Nếu dấu vân tay có người this người that thì DNA fp có tính di truyền sẽ còn giúp chúng ta kiểm tra huyết thống, nhận diện gene mang bệnh, ... tùy vào cách tận dụng.
DNA là một đoạn code di truyền từ cha mẹ sang con. Hãy tưởng tượng DNA như là những đoạn code trong lập trình, nó mã hóa cho mọi thứ của cơ thể bạn, đẹp xấu, cao lớn, mắt màu xanh/đen, tóc quăn/thẳng,..... Và đoạn code này hoàn toàn có thể bị break để phân tích. 

Vậy thì trong DNA của chúng ta có những đoạn mà tại đó nó giống nhau giữa mọi người, ví dụ như những đoạn code mã hóa con người có 2 tay 2 chân, con người thì phải có cái đầu ,.... Có những đoạn code nó chẳng dùng để làm gì cả, nhưng nó lại cứ được copy paste lại nhiều lần. Cũng có những đoạn code gần giống nhau nhưng lại khác nhau chỉ ở 1 điểm. Nhờ những hiểu biết này thì người ta mới tạo dựng nên được cơ sở phân biệt giữa người khác nhau, nhận diện cha con,.... 
Trên DNA có những vị trí tại đó nó thể bị break, và những vị trí này phần lớn giống giữa cha mẹ và con. Hình dưới đây cho thấy hai đoạn DNA của 2 người chưa biết huyết thống, giả sử P1 có 2 vị trí cắt (màu đỏ) sẽ tạo ra 2 đoạn DNA màu xanh kích thước l1 và 1 đoạn DNA màu hồng kích thước l2. Còn P2 thì 3 vị trí cắt, tạo 2 đoạn DNA màu xanh l1 và 2 đoạn màu hồng l2/2.


Trước khi đi tiếp, hãy nắm rõ các quy luật sau:
      - DNA tích điện âm nên khi ta đặt nó vào giữa một điện trường có 2 cực âm dương, nó hiển nhiên sẽ đi về cực dương
      - Trong cuộc đua, DNA càng nhỏ càng nhẹ sẽ chạy càng nhanh, nặng thì chậm
Bây giờ ta sẽ bước vào cuộc đua DNA, ta tạo trường đua là 1 điện trường, Lần lươt thả các đoạn DNA đã bị break vào thì sau 1 lúc ta sẽ thấy sự phân biệt khoảng cách (Như hình). Kích thước lớn nhất l2 đã bị bỏ lại phía sau, trong khi l1 đã về trước. Nên lưu ý là có 2 l1 nhưng vì cùng về đích nên chúng bị chồng lên nhau, ta chỉ thấy 1. 
Vậy ta kết luận, cùng 1 đoạn code nhưng ở 2 người, các vị trí cắt này khác nhau. Ta lại thấy ở P2, đoạn màu hồng có kích thước bằng 1/2 đoạn ở P1. Vậy tức là ở P2 có nhiều hơn 1 điểm cắt so với P1. Tóm lại khả năng cao là 2 người này không cùng huyết thống. 
Tất nhiên trên đây chỉ là 1 ví dụ đơn giản. Vì trong thực tế những người có các đoạn code bị đột biến nhưng vẫn có quan hệ cha con (Kiểu như cha đen vl nhưng con trắng như tuyết là thấy nghi nhưng vẫn có quan hệ cha con :v) Do đó mà người ta sẽ không chỉ kiểm tra trên 1 đoạn code duy nhất mà là nhiều đoạn code để tăng độ chính xác. 
Một bài tập đơn giản đưa ra như sau: 
   Có một vụ án sau: Một nữ sinh trường A được phát hiện bị hiếp dâm và giết. Cảnh sát phát hiện cô gái này trong rừng trong trạng thái cơ thể nát bét và không có quần áo. Cô gái này mới chỉ chết 2 ngày. Theo điều tra thì cảnh sát phát hiện được tinh dịch ở hiện trường và trong âm đạo của nạn nhân. Mọi thứ khác đều bị hung thủ xóa sạch và gây nhiễu, gương mặt bị đập nát không nhận dạng được. May mắn là kiểm tra DNA của một người bị báo mất tích trong địa phương và nạn nhân trùng khớp. Cảnh sát đưa người yêu nạn nhân vào diện tình nghi 1. Ngoài ra còn có một người khác nữa, người mà dạo này hay qua lại với nạn nhân vào diện tình nghi 2. Sau đó 2 người này được kiểm tra DNA. Dưới đây là kết quả phân tích.

Đối chiếu với mẫu của diện tình nghi 2 và tinh trùng tội phạm 1 hoàn toàn trùng khớp nhau => chứng tỏ hắn ta là thủ phạm. Tuy nhiên cảnh sát thấy mẫu tinh dịch tội phạm thứ 2 lại không hề trùng khớp với người yêu nạn nhân => Đồng phạm vẫn còn bỏ trốn.
- TÊN BÀI VIẾT ĐƯỢC ĐẶT THEO SÁCH "ANATOMY FOR DUMMIES'