Chọn BUV hay RMIT: review mỗi trường từ kinh nghiệm người đã học cả 2 trường + kinh nghiệm cá nhân sau đi làm + vài ý kiến khác
Chia sẻ về quá trình học thực tế ở cả 2 trường RMIT và BUV, hy vọng sẽ giúp các bạn chọn được môi trường phù hợp và đỡ sock văn hoá.
Sau khi học cấp 3, nếu gia đình bạn có kinh tế tốt thì bạn sẽ cân nhắc khả năng học BUV hoặc RMIT. Dưới đây mình sẽ liệt kê vài chi tiết đánh giá.
Note: do mình học đã lâu, chương trình và 1 số policy của các trường có thể thay đổi nên có gì sai các bạn góp ý nhé.
Note: Mình Học khối kinh Doanh Bên RMIT (Logistics and Supply Chain Management) và Quản trị kinh Doanh bên BUV.
Địa điểm: Trong khi RMIT danh giá, có tuổi lâu đời hơn, ở trung tâm Hà Nội, HCM, thì BUV lại ở tận Hưng Yên, di chuyển có vài tuyến xe bus của trường. RMIT còn có chương trình đi Úc (hoặc các trường liên kết) 1 năm, trả học phí bằng học ở VN 1 năm, còn BUV đi nước ngoài sẽ bị charge phí bằng bên đấy luôn, mà BUV chỉ có 1 cơ sở ở Ecopark Hưng Yên. Nên nếu các bạn là người muốn đi xa, muốn đi trải nghiệm nhiều nơi, đổi cơ sở thì RMIT sẽ là 1 lựa chọn tốt hơn. Thêm nữa là RMIT HN, SG đều trong nội đô nên các bạn học xong muốn đi chơi rất dễ. Còn BUV học xong còn chờ xe bus, khó đi chơi hơn.
Facility/Cơ sở vật chất: Do sau dịch
Covid-19, du học sinh đổ về nhiều, mà nhiều người cũng chọn học trong nước nên
cơ sở vật chất cả BUV và RMIT đều bị “quá tải”, còn chất lượng học lúc trường
đông thì mình sẽ đề cập sau. BUV Ecopark mới được xây, trường còn khá nhiều đất
nên mở rộng được, nhưng đến lúc đó chắc các bạn ra trường hết rồi, BUV thì bé
hơn RMIT SG, khá là bằng size với RMIT HN.
Facility/Cơ sở vật chất: Do sau dịch Covid-19, du học sinh đổ về nhiều, mà nhiều người cũng chọn học trong nước nên cơ sở vật chất cả BUV và RMIT đều bị “quá tải”, còn chất lượng học lúc trường đông thì mình sẽ đề cập sau. BUV Ecopark mới được xây, trường còn khá nhiều đất nên mở rộng được, nhưng đến lúc đó chắc các bạn ra trường hết rồi, BUV thì bé hơn RMIT SG, khá là bằng size với RMIT HN.
BUV: do ở Tận Ecopark nên có gym (nhỏ),có sân tennis, sân bóng rổ, nhìn trường từ bên ngoài cũng đẹp hơn, thiết kế bắt mắt chứ ko general như RMIT HN, đỗ xe free có mái che. Nhà vệ sinh có vòi xịt.
RMIT SG: trường to, nhìn từ ngoài hoành tráng, ký túc xá ở trong trường. Gym, bóng rổ, cầu lông có đủ (trongstadium), vì trường to nên cũng nhiều chỗ để ngồi làm bài hơn so với RMIT HN và BUV.
Lúc mà mình vào SG thì thấy RMIT Hà Nội bé như mắt muỗi, cùng đóng 1 số tiền mà trường trong SG to, hoành tráng hơn rất nhiều
Chất lượng học: Độ khó học ở RMIT
HN > RMIT SG > BUV.
Chương trình học ở RMIT HN nặng, mà trải dài suốt năm và suốt kỳ, các bạn chỉ rảnh 1 tháng sau mỗi kỳ học 3 tháng, 1 tháng là quá ngắn để làm bất kỳ công việc nào, vì sau 3 tháng học bận thì có rất nhiều việc cá nhân bạn phải làm nốt. Bạn sẽ học 24 môn (8 kỳ), nếu sắp xếp tốt thì bạn sẽ xong RMIT trong 2 năm 7 tháng.
Chương trình BUV học 3 tháng, nghỉ 3 tháng, vậy là sau 3 năm học ở BUV thì bạn có 1.5 năm học thực, 1.5 năm “được nghỉ” (3 tháng x 6). Nếu bạn học ở BUV thì người ra hơn nhau ở 1.5 năm “được nghỉ” này, vì 3 tháng sau mỗi kỳ học là đủ để bạn làm internship ở nhiều cty: CBRE, Savils, Sales BĐS, làm Khách sạn Marriott, Intercontinetal, Chứng khoán FPT, Deloitte, Lotte….. Nên nếu tận dụng quãng thời gian này tốt thì sau 3 năm bạn có đã có 1.5 năm kinh nghiệm làm việc/6 công ty – 6 kỳ nghỉ. Mà kinh nghiệm làm ở 6 cty, dù chỉ 3 tháng nó đem lại kiến thức rất bổ ích về quy trình, cách hoạt động của industry, theo mình là giá trị hơn tất cả những kiến thức mình được học ở trường. VD: hồi xưa mình có làm Savills bộ phận nghiên cứu BDS, lương intern 1tr, làm tốt mấy cũng chỉ 1tr. Nhưng nó cho mình kiến thức tổng quan về BDS, tiếp xúc với giới BDS thì đi đâu người ta cũng biết Savills, nó như kiểu bạn từng làm Big4 nhưng là BDS vậy. Hồi đó làm 3 tháng mình có được giá của toàn thị trường HN, dự án nào cũ – mới – đang bán – phốt – tiến độ - % tăng giá thì mình đều nắm đc. Mai sau đi làm thì mình vẫn có thể chém gió bằng kiến thức ở Savills, chứ chả ai kể lại ở đại học đã được học môn nào (khối Business thôi nhé)
Nếu bạn lo vì trong 3 năm học đi làm 6 công ty sẽ làm CV bạn xấu, thì hãy viết 1 cover letter lý giải rằng mình đã tận dụng tốt 3 tháng đc nghỉ để đi làm thêm, và các công ty cũng đồng ý với kỳ hạn làm 3 tháng nhé.
Về cơ cấu lớp học/điểm: Ở RMIT thì điểm các bạn bị tính theo bell curve
Giải nghĩa
NN: quá tệ, bét lớp, trượt môn.
PA: enough to pass the course.
CR: good, average, as generally expected from normal students.
DI: out of expectation, better than average.
HD: your writing you amaze me, best of the class
Vì chấm theo bell curve nên hầu hết mọi ng đều sẽ là bị điểm trung bình (CR) hết, điểm DI thì bạn đã là top đầu, còn HD thì trong 1 lớp 30 người chỉ có 1-2 đứa thôi, nhưng để bị NN (trượt môn) thì cũng rất rất khó – khó như cạnh tranh HD vậy, nên chỉ cần bạn có làm bài thì sẽ qua đc môn (điểm PA)
Vì khống chế điểm theo bell curve nên điểm RMIT ko bị lạm phát, tức là đạt điểm cao ở RMIT tức là bạn giỏi thật, có khả năng nghiên cứu và viết bài tốt.
--------------------------------------------------------------------
Về quản trị kinh doanh BUV – Quản trị Marketing BUV: 2 ngành này khá giống nhau năm đầu, hồi mình còn học thì kiến thức nhàm, đánh giá không cao về content, độ khó ở trg BUV. Ngành quản trị kinh doanh thì khá là general, ở đâu cũng vậy, bạn ko được học cụ thể về bất kỳ lĩnh vực nào, khi ra trường tuyển dụng sẽ kém những bạn được học chuyên ngành. Vì ko dạy kiến thức cụ thể nên nếu bạn ko có các kỹ năng cá nhân khác thì chỉ làm đc Sales
--------------------------------------------------------------------
Accounting BUV: dạy kế toán theo nước ngoài, không dạy số hoá tài khoản kiểu việt nam, ra ngoài làm cty việt sẽ khá sốc. Mà làm FDI thì vẫn phải theo chuẩn kế toán Việt. Các bạn mình hay thi tuyển làm Big4.
--------------------------------------------------------------------
Quản trị du lịch BUV (review môn do bạn khác đóng góp): (note: thông tin as of 2021) là một ngành đào tạo khá chuyên sâu về business development trong du lịch. Kiến thức được dạy phủ khá đều, từ marketing (International Tourism Marketing, học năm 3), business (cả quá trình), cho đến văn hoá (Tourism Destination, Leisure and Culture, Tourism in Action, học năm 2 và 3). Ngành đặc biệt hữu dụng với các bạn muốn tham gia công ty du lịch ở mảng business development, business analysis, sales (không recommend), hoặc là bước đệm cho các bạn học tiếp về culture, sustainability hay hospitality. TUY NHIÊN, ngành không dạy trên mô hình du lịch Việt Nam, nên ra trường đi làm sẽ bị sốc.
NGÀNH NÀY KHÔNG DẠY VỀ VẬN HÀNH NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN!!! Nhưng ngành dạy mở tour ra sao, vận hành nó cần gì (không phải như thế nào), và tour đó đem lại các lợi ích kinh tế ra sao. CÁC BẠN ĐỊNH THEO HỌC NGÀNH NÀY CẦN PHÂN BIỆT RÕ TOURISM (du lịch) và HOSPITALITY (lữ hành) trước khi đăng ký theo học.
Du lịch bao gồm: điểm đến, các điểm cần đến tại một điểm đến, và trải nghiệm tại điểm đến. Các đơn vị vận hành tour, vận hành và quản lý điểm đến (DMO: desitnation management organization) được gọi là các đơn vị du lịch.
Lữ hành: máy bay, tàu thuỷ, phương tiện vận tải, dịch vụ visa, nhà hàng, khách sạn, các điểm vui chơi giải trí. Các đơn vị nêu trên được gọi là các đơn vị lữ hành.
--------------------------------------------------------------------
Logistics RMIT: kiến thức chủ yếu về chuỗi cung ứng (trong nước), hoàn toàn ko có kiến thức thực tế về xuất nhập khẩu, chứng từ, Incoterm, thủ tục HQ,… mà những content này các trường trong nước có dạy rất kỹ nhé. Bù lại thì ở RMIT bạn đc học thiết kế nhà kho, quy trình thu mua. Ở RMIT thì trương trình học và Tiếng Anh định hướng bạn làm Nestle, Unileiver (cạnh tranh job cực cao) và các bạn sẽ bị kém hơn ở trường ngoài do thiếu kiến thức thực tế (đối với ng vừa ra trường).
Về môi trường: Vì toàn là con nhà danh giá nên cả 3 nơi đều networking rất tốt.
VD: trong quãng thời gian bạn học đại học ngoài, có 1/5 người bạn có business gia đình
Có 1 câu thế này: Học ở RMIT chưa chắc đã giàu, nhưng học ở RMIT không có người nghèo (same to BUV).
Chi phí: Học ở RMIT (900 triệu), ở BUV (800). Và vì chi phí đắt nên khi ra trường các bạn sẽ “thường” phải apply vào các công việc lương cao, khó. Vì khi học bằng RMIT, người ta sẽ biết gia đình bạn có tiềm lực kinh tế mạnh, và sẽ không làm mấy job làm nhàm lương thấp hoặc ko có sự thăng tiến quá lâu.
Các công ty không tìm người giỏi nhất, mà tìm người phù hợp nhất. Nên các cty nhỏ, chế độ không tốt là tự loại bằng RMIT rồi.
Học bổng: vì BUV kéo sinh viên nên phát rất nhiều học bổng, học bổng rất dễ lấy nếu bạn apply sớm.
Còn RMIT học bổng cực khó, hồi mình vào thì có cả đứa làm trang
web giới thiệu bản thân, profile đầy các cuộc thi quốc tế, UN debate...., giữ học bổng ở RMIT cũng khó nữa.
Tại sao sinh viên RMIT/BUV có tỷ lệ tìm đc việc làm cao sau khi tốt nghiêp: tỷ lệ này cao hơn trường ngoài vì phụ huynh hs RMIT, BUV đều có cty riêng/giữ chức quản lý trong các cty/quan hệ rộng, nên họ tìm việc cho con cái dễ hơn là điều hiển nhiên. Nhiều người học RMIT mình hỏi đều dự định về công ty gia đình nên ko quan tâm đến điểm số, BUV cũng vậy. Thế nên lúc bạn chọn teammate ở RMIT phải thật kỹ, vì có 1 số người thật sự không quan tâm về điểm.
Kết luận: Học RMIT hay BUV thì những kiến thức nó cũng ko áp dụng vào thực tế nhiều lắm. Cá nhân mình thấy ngành kinh doanh cũng khá loãng, nhân lực nhiều rồi.
Như mình học logistics, ra làm forwarder thì thiếu đến 90% kiến thức ngành, ở RMIT sẽ luyện cho cái tính research vấn đề kỹ (nếu bạn có chăm làm bài), thế thôi.
Ở BUV học thì ít hơn, tính thực tế cũng ít, nhưng bạn sẽ có 1.5 năm đi làm, có kinh nghiệm thực tế, nếu bạn thích trải nghiệm và khám phá bản thân thì BUV cũng là 1 lựa chọn tốt. Nhưng BUV sẽ khó xin off môn vì học theo lộ trình.
Ở RMIT cũng có vụ bắt hs tự đi intern, xong bắt viết bài chấm thu 33tr, nó vô lý hết sức, hs trường cùng phản ánh lâu và nhiều nhưng có tiền thì trg vẫn cứ thu thôi. Nhưng vì trường bắt hs đi intern nên các bạn cũng có kinh nghiệm làm việc thực tế, hoặc bạn có thể giảm số lượng môn học để vừa đi làm, vừa lên trường học trong tuần.
Cả BUV và RMIT đều là educational institution, trên danh nghĩa là họ tối đa hoá lợi nhuận nhưng không ai kiểm soát được điều đó cả. Đều là for profit hết nên đừng mong họ sẽ mercy trong việc thu tiền học phí.
Ở đại học thì học trên lớp (30%) còn 70% còn lại là tự research.
Dạy ở đại học thì nhiều thầy có có kiến thức sư phạm, nhưng còn về industry thì ít, rất ít, các lecture có kinh nghiệm làm thật dạy khác 1 trời 1 vực. Còn ko thì bạn sẽ đc ôm 1 đống lý thuyết ko dùng đến.
Còn ngành MKT ở RMIT thì rất tốt nhé, mời các brand về đưa case bắt giải, lecturer có kinh nghiệm industry, bắt trend nhanh.
BUV: quản trị kinh doanh OR quản trị marketing: gần như chả khác nhau mấy. Mấy đứa sinh viên vừa ra trg thì thật sự ko cần kiến thức quản trị cho lắm, bạn chưa có kinh nghiệm cấp dưới thì sao làm quản lý được? Khi bạn làm trong từng lĩnh vực thì quy chế quản trị nhân sự, nguồn vốn sẽ khác nhau, lúc đó người ta thường học thêm ACCA, ICAEW để quản lý tài chính…
Đi làm intern lương thấp thì sao: hồi mình làm thì Savills trả 1tr mỗi tháng, giờ thì 1tr2 nhưng trả 3 tháng trả 1 lần. Đúng là tư bản bóc lột, nhưng học đc cũng nhiều, và đó là chỗ chấp nhận 1 đứa 19 tuổi năm 1 làm trong corporate environment.
BUV: có cái chuyện hs giỏi nhất gánh học sinh kém hơn. Trường phân chia như thế để đảm bảo tỷ lệ điểm không quá thấp. Teamwork ở BUV thì ko tả nổi, năm 2 có chuyện người giỏi bắt buộc gánh người dốt
Ý kiến cá nhân về du học: Du học để vừa trải nghiệm môi trường sống nước ngoài + học thì rất tốt. Còn nếu chỉ học về kinh doanh, kinh tế thì mình thấy không khác gì ở VN lắm.
Còn ở RMIT thì bạn tự chọn nhóm, mà điểm cá nhân thì 30-50% phụ thuộc vào nhóm, nên chọn team tạ thì các bạn điểm cũng thấp.
Hiện tại đến đây là hết rồi, mình xin lỗi vì lủng củng những cũng không biết làm thế nào để sắp xếp nhiều ý như thế. Cảm ơn các bạn đã đọc hết, hy vọng bài viết của mình giúp được nhiều người muốn tìm hiểu về 2 ngồi trường.
Nếu bạn đọc hứng thú thì hãy comment, hoặc ib mình để cùng xây dựng phần sau bài viết này nhé.
Nếu có câu hỏi nào thì bạn có thể ib qua zalo mình.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất