Chinh phụ oán khúc Kiều
Dạo này lấy thơ làm dịu đi tinh thần, cũng là một cách “giết” hay tiêu khiển với thời gian vậy. Tôi trước tiên lấy Kiều ra đọc trước...
Dạo này lấy thơ làm dịu đi tinh thần, cũng là một cách “giết” hay tiêu khiển với thời gian vậy. Tôi trước tiên lấy Kiều ra đọc trước cũng như hoàn thành cái kèo học thuộc truyện Kiều mà mấy năm trước đặt ra làm chơi mà sau bỏ vậy. Đọc Kiều xong, và tất nhiên là không thuộc nổi, tôi tìm đọc hai cuốn khác cũng là thơ Nôm là Cung oán ngâm khúc và Chinh phụ ngâm khúc, riêng Cung oán thì là thuần Nôm còn Chinh phụ ngâm là gốc thơ viết nguyên tiếng Việt cổ (Hán Việt vậy) sau đó được diễn Nôm bởi một người khác. Chưa đọc xong cuốn thư ba, chỉ là lòng hơi bồi hồi nên ngồi lạm viết mấy dòng.
Đầu tiên là cả ba bài thơ này đều là người phụ nữ kêu ca với đời, về đường tình duyên về phận lẻ loi. Nhất là Kiều, thiên cổ tuyệt tác của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, một đời Kiều là phụ nữ mà sao khổ sở vậy. Hai cuốn kia cũng mang vẻ khổ sở và buồn tủi của người phụ nữ vậy. Cái điều buồn cười là cả ba tác giả của ba truyện thơ này đều là đàn ông, mượn cảnh éo le phụ nữ của phụ nữ để diễn tả cảnh đời của mình. Diễn tả như nào thì đọc là rõ. Nhớ hồi cấp 2 thì phải, thì giáo viên dạy văn của tôi, sau khi giải truyện Kiều thì nói với các bạn nữ là thấy phụ nữ thời xưa khổ không? Bây giờ nghĩ lại, chắc gì đã khổ bằng thời nay nhỉ? Nói vui vậy.
Đọc thêm:
Cả ba cuốn này đều khó hiểu, khó khó khó hiểu quá. Tôi đọc thơ thường đi kèm chú giải, truyện Kiều thì tôi chọn bản chú giải của cụ Lê Văn Hòe, bản khá dài, đầy đủ, đọc vào dễ hiểu Kiều hẳn. Hai tập kia tôi đều đọc của cụ Tôn Thất Lương, cụ viết khi đang ở Huế, nhắc đến Huế lại bồi hồi man mác nhớ một thời đại phong kiến xưa kia. Nếu các bạn cũng muốn đọc thì tôi khuyên là nên đọc chú giải của hai nhà đó. Đầy đủ, dễ hiểu, và đặc biệt được viết vào thời điểm Nho học suy tàn, tây học lên ngôi, tây học như cách gọi của thời đó. Và chúng ta hiện nay cũng dễ hiểu lắm.
Trong ba tập thơ đó thì tôi thấy nhớ nhất và xuất hiện ở cả ba tập thơ là từ “bể dâu”. Đầu tiên là Kiều, trải qua một cuộc bể dâu, tôi thoạt nghĩ chắc là trải qua một cuộc rước dâu không thành. Kiều không lấy được Kim Trọng lúc sau thì phải là nghĩa như thế rồi. Lỗi tư duy quá, Kiều không lấy được Kim Trọng nào có phải là do rước dâu không thành đâu. Mã Giám Sinh rước dâu chính xác, nhanh gọn đấy thôi. Mấy đời chồng sau của Kiều hình như ai cũng vậy, đều rước dâu thành công. Sau đó, tôi nghĩ nó là một cuộc hôn nhân không thành. Cũng có vẻ hợp lý hơn. Tất nhiên, mới chỉ là có vẻ hợp lý và nó không đúng. Các học giả của chúng ta bảo là nó nghĩa dịch từ “Tang thương”. Sau một hồi giải thích thì các cụ đáng kính chốt lại nó nghĩa là trải qua một cuộc biến đổi thất thường, quay nửa vòng tròn, đúng 180 độ. Đại khái thế. Hay nhỉ? Từ thứ hai mà tôi thấy thú vị nữa là,. Nó xuất hiện một cách liên tục trong đời sống hàng ngày bây giờ. Một cách nói liên tưởng hay ẩn dụ gì đấy cho chuyện ấy. Cái chuyện mây mưa. Chuyện là từ này xuất phát từ một điển tích. Thời xưa có một ông vua, đi dạo đến một ngọn núi, vua tên gì với núi tên gì thì quên mất tiêu, gặp một vị thần nữ, thần này tên gì cũng quên à. Vua nằm mộng thấy mình làm chuyện ấy với vị thần đó. Sau vị tiên nữ đi, nói là, “thiếp sáng làm mây, chiều làm mưa”. Tôi chỉ tóm lại nghĩa nguyên văn có thể khác. Sau đó chuyện đó thì lấy luôn “mây mưa” để mang hàm ý cho chuyện ấy.
Đọc thêm:
Riêng về cuốn Chinh phụ ngâm khúc, thì nguyên tác là do ông Đặng Trần Côn làm, còn người diễn nôm là bà Đoàn Thị Điểm. Một người phụ nữ điểm mười, nhất là về tài làm thơ. Tất nhiên là bà rất kén chồng, mãi đến năm hơn 30 tuổi mới lấy chồng. Đọc xong làm tôi chợt dạ, nếu lỡ ham những phụ nữ tài hoa thì chẳng nhẽ phải đợi đến 40 tuổi rồi lấy họ à. Nghĩ vui vậy.
Và còn rất nhiều điều để nói về những tập thơ bất hủ kia. Sức tôi có hạn chỉ dám xin viết theo dòng tương tư những điều lặt vặt trên. Nó rất có thể không đúng và làm giảm giá trị của những tuyệt tác nên mong các bạn thông cảm.
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất