Cãi nhau bằng ngoại ngữ, tăng độ bền vững cho mối quan hệ.
Khi cãi nhau với người yêu bạn, đừng nói bằng tiếng mẹ đẻ.
Khi cãi nhau với người yêu bạn, đừng nói bằng tiếng mẹ đẻ.
Điều này không phải chuyện cười đâu các bạn. Có thể với nhiều bậc lão làng trong những mối quan hệ lâu dài, cách tốt nhất để gìn giữ nó là “đội vợ, hoặc bạn gái lên đầu” - nhấn mạnh nên để trong ngoặt - thì ắt sẽ trường sinh bất tử.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn là con người mà đúng không? Thỉnh thoảng, vẫn phải bật vài câu chứ, hoặc nhiều câu hơn, và khi cuộc tranh cãi nổ ra. Hãy làm điều đó không bằng tiếng mẹ đẻ - trong trường hợp của tui thì tui dùng Tiếng Anh.
Chà, đầu tiên đừng bắt lỗi tui là bỏ bê Tiếng Việt, rồi sính ngoại rồi các kiểu blag blag. Thật ra việc này mang lại nhiều tác dụng không ngờ cho các bạn đấy, tất nhiên không phải tác dụng phụ đâu nhé. Với một lưu ý nhỏ rằng, áp dụng cho những cặp đôi có trình độ ngoại ngữ ở mức trung bình yếu. Tui sẽ liệt kê cho bạn thấy những hiểm hoạ mà chúng ta có thể tránh khỏi.
1 - Hoạ từ miệng mà ra
Những ai từng ở trong mối quan hệ hoặc đã chia tay đều có thể đã ở trong trường hợp này. Khi bạn lỡ lời buông ra những từ ngữ hoặc thành ngữ, điển tích, điển cố “thâm thuý” để nói về đối phương. Ví dụ như khi bạn nói đối phương rằng: “Em thật lăng loàn” hay là “của em tối như tiền đồ của chị Dậu”. Hoặc là ảo diệu hơn: “Em có giận anh không? - kó”
Rồi nhiều khi đối phương nghe 1 hiểu 10, lại hình dung ra đủ mọi loại tương lai ngờ vực. Rồi bang!, họ chia tay rất nhanh chóng sau đó. Hoặc là còn tệ hơn, họ tiếp tục mối quan hệ nhưng những dư âm còn đó. Có thể sẽ được mang ra nói lại trong những lần cãi nhau tiếp theo hay khi cô ấy cần mua cây son, cái túi mới.
Thay vào đó, chúng ta, những người có ngoại ngữ ở mức trung bình yếu sẽ không thể nào dùng được những từ “thâm thuý” trên, cho dù có dùng “google dịch” nó vẫn sẽ rất sượng. Thay vào đó, sẽ dùng những từ ngữ cơ bản. Hay trong học thuật gọi là từ vựng ở level B1, A2. Vừa dể hiểu, vừa xúc tích, nói 1 hiểu 1, có A nói A, sẽ không lật tay làm mưa làm nắng.
2 - Tay nhanh hơn não
Điều quan trọng nhất khi hai người so trình ăn thua trong cãi nhau là gì? Không được sai chính tả, và sai ngữ pháp. Điều này có thể dể dàng với Tiếng Việt, nhưng lại có một chút khó khăn cho người chưa giỏi ngoại ngữ. Thật là ê chề nếu câu chửi của bạn quá hay, nhưng nó lại sai chính tả hoặc sai ở một điểm ngữ pháp nào đó, nói dân dã hơn thì nhục vl ra. Còn tệ hơn, khi đối phương khai đoạn hội thoại đó cho bạn bè, hoặc trên mạng xã hội. Người ta sẽ nhìn bạn với một còn mắt khinh bỉ rằng, đã ngu mà còn thích bày vẽ Tiếng Anh này nọ, nhục gấp đôi.
Điều này dẫn đến rằng, sau khi viết ra những câu chửi hoàn chỉnh, bạn phải kiểm tra lại đoạn văn thật kĩ càng. “Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”. Phải kiểm tra đi kiểm tra lại để chắc rằng mình viết đúng chính tả, từ từng, từng câu xem đã đúng với ngữ pháp được dạy suốt 12 năm đi học chưa. Uốn 3 tấc lưỡi của bạn lại 7 lần không những có thể giúp bạn tránh nói đối phương bằng những từ hoang dại mà còn có thể giúp bạn không cần phải mua chỉ 1 cây son mà tận 2 cây son.
Nâng cao ngoại ngữ
Đây là điều hiển nhiên quá phải không. Trong lúc căng thẳng nhất, nơi những cái đầu sôi sùng sục, có thể đun được nước, ta cần phải nhanh chóng tìm ra những luận điểm, luận cứ để chứng minh rằng mình đúng, mình trong sạch, lỗi không phải thuộc về tui, mà là của anh/em. Trong lúc dầu sôi lửa bỏng, những tế bào thần kinh trong não bạn sẽ phải vận dụng hết mọi kiến thức đã học, “áp lực tạo nên kim cương”, tay thì google nhanh nhất có thể để tìm những mâu câu chửi sắc xéo hơn. Tất cả, hoà hợp lại, giúp kỹ năng ngoại ngữ của bạn được chui rèn trong một mội trường áp lực, và sẽ toả sáng, nâng trình của bạn lên một tầm cao mới.
Kết: tui có thấy vài cặp cãi nhau trước khi họ thi Ielts speaking, tui không rõ họ cãi nhau bằng ngôn ngữ gì, nhưng thấy rằng điểm số của họ khá cao, và sau đó, họ lại yêu nhau hơn.
Le, ngày nào đó tháng 4.
Thinking Out Loud
/thinking-out-loud
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất