#twistmaster #strivingminds #strategythinker
“Những bước đi đầu tiên hướng đến sự thông thái thường khó khăn nhất, vì tâm hồn yếu đuối và bướng bỉnh của chúng ta khiếp sợ những nỗ lực (mà không có sự bảo đảm chắc chắn phần thưởng) và sự mới lạ.”
-- Epictetus, The Art of Living
Được truyền cảm hứng từ thằng bạn mình, mình lấy ý này để làm ý tưởng cho bài viết này.
Thật là thú vị.. lúc đầu. 
Bắt đầu từ câu của Epictetus, tôi muốn biết được rằng, nếu như điều ông ấy nói một cách nghe rất hợp thời, thì khởi động tốn bao nhiêu sự nỗ lực? 
Tôi nhớ rằng đâu đó đã nghe về việc máy bay tiêu hao nhiên liệu nhất ở phần khởi động. Chỉ bấy nhiêu đó thôi, tôi trở thành một tay thám tử tay mơ có thừa nhiệt huyết với một dấu hiệu để truy ra ẩn số. 
Search hơn hai giờ đồng hồ với các keywords “fuel consumption”, “fuel while taking off”,“is it the take off is most-comsuming fuel part over the course?”... 
Tôi tìm ra vài điều thú vị. 
Và đây là kết quả: 
1. Taxi out: nghĩa là đoạn máy bay di chuyển từ bãi đậu ra đường băng
2. Take-off: máy bay cất cánh
3. Climb: máy bay bắt đầu leo đỉnh
4. Cruise: máy bay bay ngang và giữ nguyên cao độ
5. Descent: máy bay bắt đầu hạ cánh
6. Approach and land: máy bay tiếp đất
7. Taxin in: máy bay cập bến 
Sau khi đã biết được hành trình bay chuẩn chỉnh (flight mission), tôi bắt đầu biết mình đang bị lệch mục tiêu để trả lời cho câu hỏi đầu ngày. 
Thôi, bắt đầu kiếm tìm tiếp nào. 
Hành trình “Get lost” này luôn khiến tôi phấn khích vì tôi biết cho đến khi có được điều mình cần, tôi đã va phải những kiến thức siêu hay ho mà nếu tôi không bắt đầu, tôi sẽ không bao giờ biết trên đời lại có những chuyện thú vị như vậy. 
You don’t know what you don’t know.
Đã phát hiện ra câu trả lời. 
Chặng đường bay lần này của chúng ta dài hơn 8,000km. 
Và bên dưới là các kết luận so sánh mức tiêu hao nhiên liệu như sau: 
1. Khi xét đến tính đốt cháy nhiên liệu, hiểu đơn giản tỉ suất % tiêu hao nhiêu liệu giữa nhiên liệu (kg) và thời gian bay (hr) lấy mức chuẩn của ngành hàng không (1000kg/hr), chúng ta có kết quả như sau:
Tỉ suất tiêu hao lúc cất cánh (take-off) đạt mức 17.9% - tốn cơm tốn của nhiều nhất.
Theo sau là đoạn leo đỉnh (climb) với tỉ suất 13.2%, trong khi đoạn bay ngang (cruise) chỉ ở mức 6.2%.
2. Đoạn bay ngang (cruise) là tốn xăng nhất của cả hành trình bay, theo biểu đồ từ Piano-X chiếm 93.19% tỉ trọng. 
3.Phần lớn quá trình tối ưu hoá xăng nằm ở đoạn bay ngang. 
Giờ thì đến lúc ta đấu nối các điểm dường như rất vô lý khi kết hợp nhưng khi cộng hưởng lại quy cách, chúng ta lại thấy nó hết sức thuyết phục.
-------
The Take-off
Hãy tưởng tượng, tỉ suất tiêu hao nhiên liệu chính là mức độ nỗ lực.
Để có thể tạo ra được một thói quen, một sự thay đổi, nó cùng đồng nghĩa với việc phải bắt tay và cố gắng duy trì để đạt được một ngưỡng nhất định để trở thành thói quen. 
Và mức độ nỗ lực này, với phép tính đơn thuần, nó đòi hỏi bạn phải nỗ lực gấp 5 lần so với khi bạn đã có được thói quen. 
Trong bất kì nỗ lực thay đổi nào diễn ra, phần bắt đầu luôn là phần khó nhất. Rõ ràng rồi.
Vậy thì để có đủ khả năng “cất cánh”, bạn bắt buộc phải hành động. 
Một người bạn của mình nói rằng: “tại vì thấy khó, thấy trở ngại. Nhưng theo tao thì chúng ta luôn có khởi động, cái chúng ta thiếu đó là khởi động có hệ thống để đạt được mục tiêu.” 
Một người phi công sẽ không bao giờ cất cánh nếu không biết điểm đến của mình là ở đâu. 
Đúng vậy.
Cái mà bạn tôi chia sẻ chính là mong muốn sau khi khởi động mà ta sẽ ở đâu, đẳng cấp mà ta muốn đạt được là gì.
Là một tay viết blog cự phách.
Là một thằng animator vẽ tung hoành xác pháo.
Là một đứa chuyên review hàng công nghệ xách tay thần sầu. 
Tất cả những mong ước ấy, nếu nó thật sự rõ ràng thì chúc mừng bạn, bạn đã có động cơ đốt lửa đầu tiên để mà đốt cho cú take-off.
--------
The Climb
Ngay sau cú take-off thần thánh, bạn bắt đầu leo đỉnh. Tuy nhiên, con người là bậc thầy nghĩ ngợi sau khi đã thực hiện vài bước khởi động đầu tiên. 
Đây có phải là thời điểm hoàn hảo?
Sẽ không bao giờ có cái gọi là thời điểm bắt đầu hoàn hảo. 
Mình có nên hỏi thêm ý kiến ai đó cho mình đỡ nhọc công không nhỉ?Việc bạn phải nỗ lực để trở thành một phiên bản tốt hơn của chính bạn mỗi ngày không cần sự cho phép. Và việc bạn mắc phải sai lầm, cũng nên được xem là một người thầy chính hiệu. 
Mình chưa đủ kỹ năng đáp ứng để thực hiện cú clim này? Là bạn chưa bắt đầu xong mà đã nghĩ đến chuyện từ bỏ. 
Nguyên liệu tốt nhất để có thể khởi động, đó chính là khởi động. 
Suy nghĩ nhiều, đôi khi ở trong vài trường hợp lấy đà, chỉ có phản khởi động.
Đại loại như kiểu bom xịt. 
Trong cuộc đời tuổi trẻ, hãy cố khởi động càng nhiều càng tốt khi xương vẫn chắc, cơ vẫn rắn, và đầu óc vẫn còn minh mẫn. 
Khởi động sai vài lần, bạn sẽ tìm được cách khởi động đúng. 
Hay nói huỵch toẹt ra, là hãy tự mình bấm nổ vài trái bom xịt đi.
-------------
The Cruise
Chiều cao của bạn là 1m70.
Cân nặng của bạn đang 50kg.
Thân hình ốm nhom.
Đề nghị bạn nên tập thể dục nhiều hơn một tí. 
Và thế là, sau khi bỏ 10,000đ vào cái máy cân đo điện tử dạo. Bạn bắt đầu hành trình lột xác bằng cách kí ngay cái thẻ California fitness tập như trâu nước 6 tiếng đồng hồ ngày đầu tiên…
Rồi bỏ quên nó ở ghế sofa đến tận khi hết hạn thẻ. Tất nhiên là, bạn dừng tập. 
Có biết bao nhiêu người trong chúng ta đã gặp phải tình cảnh ấy?
Vô số kể. 
Thay vì như thế, mỗi ngày, bạn chỉ cần dành ra 20 phút. Bạn không cần phải lên kế hoạch hằng ngày ngay lập tức. Bạn chỉ cần nhớ rằng, nếu hôm nay, bạn không tập 20 phút, bạn sẽ ngủ trong uất hận bản thân vì đã đối xử tệ bạc với cái ‘body” màu mỡ này. 
Tôi không chắc bạn sẽ mất bao lâu.
Nhưng tôi chắc chắn nếu bạn duy trì 20 phút mỗi ngày ấy, sớm hay muộn bạn sẽ đạt được điều bạn mong muốn. (đã dùng tới định luật ba phải này thì bạn rất khó để phản biện tôi)
Vì đơn giản, Consistency trumps over intensity.
Liên tục và đều đặn giúp bạn có thể giữ được độ ổn định, tiết kiệm nhiên liệu. 
Trong khi việc gia tăng cường độ đột ngột đến mức cực điểm, đó sẽ là lúc bạn nỗ lực quá đà dẫn đến cháy động cơ phản lực không cần thiết. 
Hay cũng bạn luôn mơ ước rằng, một ngày tươi xanh nào đó, bạn sẽ trở thành một nhà lãnh đạo kiệt xuất. 
Bằng cách luôn mơ ước. 
Bạn nghĩ rằng, công ty lâu lâu có một buổi seminar, thuê hẳn một chuyên gia về lãnh đạo hàng đầu thế giới như Simon Sinek đến và chia sẻ rồi bạn sẽ trở thành lãnh đạo xuất chúng.
Chẳng bao giờ có chuyện như thế cả.
-----------
Về hai cú Descent, Approach và Landing, hiện tại mình vẫn chưa nghĩ đến. 
Việc mình liên tục viết lách mỗi ngày một post như này là để minh chứng rằng, mình đang Cruise rất bài bản. Mình đã tốn cả 3 tuần hơn để take-off và climb, không dại gì mà mình lại đánh mất công sức chạy đà như thế. 
Thế nên, dù bài viết này có mô tả đủ để trả lời cho câu hỏi vĩ đại của mọi thằng dại ở trên hay không.
Mình cũng không cần quan tâm lắm. 
Vì như mình đã chia sẻ, hôm nay, bài viết này, mình sẽ chẳng trả lời cho câu hỏi ấy. Để nó cứ mãi là câu hỏi mà minh cứ phải đi trả lời mãi.
Cho đến khi răng rụng, tóc mòn, mắt mờ tịt. Lúc ấy mới chính là lúc mình thực hiện cú Descent và Approach của đời mình. 
Vì những lí lẽ vô lí phản biện tuần tự không lập luận vững chắc trên, mình chúc các bạn:
Hãy tự tin bom xịt. Hãy thoải mái khởi động dù ẩn chứa các động tác sai. Hãy thực hiện cú take-off bằng những câu hỏi điên rồ nhất mà không cần lời giải như mình. 
Và nếu như một ngày nào đó, có một ai hỏi bạn “Cái giá của sự nỗ lực thay đổi là bao nhiêu?”
Cảm phiền bạn đừng khuyên nhủ gì cả.
Và tôi sẽ biết ơn bạn nhiêu hơn nếu bạn truyền cảm hứng cho họ bằng một câu quote không rõ ràng đến từ tôi…
Start Take-off, Stay Cruise.
Đọc thêm các bài khác: http://bit.ly/strivingminds_fb