Cái đói khổ trong văn chương không chỉ là nỗi ám ảnh về thể xác mà còn là biểu tượng sâu sắc cho sự bần cùng, mất mát nhân phẩm và niềm tin vào cuộc sống.
Qua những trang viết của Nam Cao, Ngô Tất Tố hay Kim Lân, hình ảnh con người vật vã trong cái đói hiện lên vừa chân thực vừa xót xa. Đói khiến người ta thay đổi, khiến lòng người chai sạn, đôi khi đẩy con người vào những lựa chọn nghiệt ngã. Nhưng chính trong cái khốn cùng ấy, văn chương lại soi rọi những tia sáng nhân văn, cho thấy khát vọng sống, tình người và phẩm chất cao quý vẫn âm ỉ cháy trong lòng những con người nhỏ bé.
img_0
Video của Những Áng Văn Chương: Tại đây!

1. Vợ Nhặt - Kim Lân

"Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người ch.ết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm cong queo bên đường. Không khí vẫn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người".
img_1

2. Trẻ em không được ăn thịt chó - Nam Cao

Nam Cao đã viết về những bi kịch của phận người trong nạn đói: “Người mẹ bê rổ chuối luộc lên. Ba đứa con nhỏ sà ngay đến y như những con gà con trông thấy một đoạn giun trên mỏ mẹ”.
Hắn ung dung ngồi nhậu nhẹt với bạn bè, mặc cho vợ và con mình đang lặng lẽ chịu cảnh khốn khó dưới bếp, “Người mẹ rất còm cõi và bốn đứa con gầy ốm, quây quần với nhau trong xó bếp. Trong gia đình này, năm mẹ con thường giống như một bọn dân hèn yếu cùng chung phận con sâu, cái kiến dưới cái ách một ông bạo chúa”. 
img_2

3. Một bữa no - Nam Cao

Bà lão trong “Một bữa no” được miêu tả với hoàn cảnh đói triền miên: “Hơn ba tháng, bà lão chỉ ăn toàn bánh đúc. Mới đầu, còn được ngày ba tấm. Sau cùng thì một tấm cũng không có nữa. Tiền hết cả. Mỗi sáng, bà ra chợ xin người này một miếng, người kia một miếng. Ai lấy đâu mà ngày nào cũng cho như vậy?”
Cuộc gặp gỡ đầy nước mắt giữa bà lão và “cái đĩ” – đứa cháu của bà – đã phơi bày toàn bộ tình cảnh đói khát, khốn cùng:  “Bà đến xin bà phó một bữa cơm ăn đây! Bà đói lắm”, “Chỉ nhịn thôi chứ lấy gì mà ăn”. Sau thời gian dài chịu đói, cơ thể bà lão không thể chịu nổi bữa ăn bất thường khi được ăn no, và cuối cùng bà đã ngã quỵ ra chết.
img_3

4. Vỡ đê - Vũ Trọng Phụng

Vỡ đê là tấm gương phản ánh nỗi thống khổ của nhân dân. "Cái đói, cái khát, cái nhọc mệt, những nỗi đau đớn về sản nghiệp bị cuốn theo làn nước, cái lo sợ về tương lai chỉ để dành cho những ngày đói khát tối tăm, đã làm cho ngần ấy người chẳng nói chẳng rằng, chẳng một lời than vãn, chỉ tụm nhau hoặc nằm hoặc ngồi hai bên vệ đê, trên cỏ ướt, một cách im lặng gan góc, tựa hồ ai cũng là một triết nhân can đảm mà chịu số phận, người này hoặc là đau đớn không nói được nữa, kẻ kia có lẽ không nói gì cả để mà đau đớn, thế thôi !”
img_4
Một bức tranh hiện thực được khắc họa nỗi thống khổ của dân nghèo: 
"Người đi trên đường, trên vai là đôi quang gánh, trong quang gánh là những đứa trẻ, trong những đứa trẻ là vài ba hôm không có ăn gì trong bụng".
"Không một ai lại đủ tư cách mua cơm nắm muối vừng của một mụ béo có khuyên vàng nặng trĩu ngồi bán ở cái lều cạnh điểm ở trên đê, một mụ đầu cơ lợi dụng, bóp cổ dân nghèo, không rõ người nhà ông thầu khoán, hay ông cán lục lộ, hay chân tay thân thuộc của ông quan”.
img_5

5. Chuyện cũ Hà Nội - Tô Hoài

Với Tô Hoài trong "Chuyện cũ Hà Nội": “Lại thêm người đói các nơi ùn tới. Trong đầu chợ, nhan nhản người đem bán trẻ con. Ở làng tôi, người quảy trẻ con sang bán ở các chợ bên kia sông Hồng. Có người chuyên đi buôn trẻ con, như thời thường mua bán gà lợn. Nhưng đâu bây giờ cũng hết cái ăn, ai còn mua trẻ con làm gì. Bắt đi lắm khi lại dắt về. Khốn khổ”.
Phố phường Hà Nội trong cơn đói được miêu tả: “Càng phấp phỏng, càng hoảng hốt khi trông thấy lũ lượt người đói các nơi kéo vào… Người ngồi, người chết la liệt các vỉa hè. Suốt ngày đêm xe kéo xác chết lầm lũi qua”.
img_6
Về nạn đói, Tô Hoài viết: “Sau đảo chính mùng chín tháng Ba, lính Nhật đi đẩy người đói không xuể. Người ngồi, người ch.ết la liệt các vỉa hè. Suốt ngày suốt đêm kéo xác ch.ết lầm lũi qua. Mỗi khi chợt nghĩ lại, tôi vẫn bàng hoàng về những năm khủng khiếp ấy. Chữ nghĩa tôi run rẩy, thổi bay được. Khủng khiếp quá”.
img_7

6. Sống mòn - Nam Cao

Cuộc đấu tranh tư tưởng giữa việc theo đuổi ước mơ hay chạy theo cơm áo gạo tiền của thầy giáo Thứ đã được Sống mòn tái hiện một cách chân thực: "Đau đớn thay những kiếp sống muốn cất cánh bay cao nhưng lại bị áo cơm ghì sát đất”.“NHƯNG NAY MAI, MỚI THẬT BUỒN. Y sẽ chẳng có việc gì làm, y sẽ ăn bám vợ! Đời y sẽ mốc lên, sẽ gỉ đi, sẽ mòn, sẽ mục ra, ở một xó nhà quê. Người ta sẽ khinh y, vợ y sẽ khinh y, chính y sẽ khinh y. Rồi y sẽ ch.ết mà chưa làm gì cả, chết mà chưa sống!... Nghĩ thế thì y thấy nghẹn ngào, thấy uất ức vô cùng!”.
img_8