...
Mọi người thường hỏi mình, đôi khi mình cũng tự hỏi chính mình rằng tình yêu là gì? 
Câu hỏi tuy đơn giản đó, ngày dài tháng rộng có vẻ như mọi người đều khát khao kiếm tìm. “Chẳng biết nữa”, “thử yêu đi”? 
Tại sao lại là về tình yêu trong khi chủ đề chính ở đây là cái chết? Vì tình yêu là xuất phát của mọi thứ. 
Đối với mình, tình yêu đơn giản là mọi thứ đang thường trực trước mắt. Một ngày thức dậy, nhận ra mình đang được sống, ánh mặt trời chiếu vào ô cửa sổ, tiếng chim hót, thời sự buổi sáng phát ra từ tiếng radio cũ kỹ của ba, tiếng xoong nồi kêu lanh canh lúc mẹ đang chuẩn bị bữa sáng. 
Phải hy vọng nhiều? Có lẽ vì mọi người khát khao những thứ họ chưa có. Tình yêu trong họ thu hẹp lại ở chuyện tình yêu nam nữ. Cuộc sống này đẹp biết bao nhiêu, tình yêu có lẽ cũng rộng đến chừng đó nhiều. 
Nhưng: 
"Hy vọng là một cô gái khả ái, rất dễ bị tuột khỏi tay; hồi tưởng là một phụ nữ xinh đẹp đã già nua, mà tại thời điểm hiện tại ta không còn cảm thấy hài lòng nữa; lặp lại là người vợ yêu dấu, mà ta không bao giờ cảm thấy hết hứng thú, bởi ta chỉ có thể mất hứng thú với cái gì mới mẻ mà thôi. Ta không bao giờ trở nên mất hứng thú với cái cũ, và khi có được nó, ta sẽ hạnh phúc. Chỉ kẻ nào không tự lừa phỉnh mình mà nghĩ rằng sự lặp lại sẽ là một cái gì đó mới mẻ, bởi khi đó hắn sẽ dần trở nên mất hứng thú với nó, thì kẻ đó mới thực sự hạnh phúc.
Cần có sự trẻ trung để hy vọng, sự trẻ trung để hồi tưởng, nhưng cần có lòng quả cảm để mong muốn sự lặp lại. Kẻ nào chỉ biết có hy vọng thì kẻ đó là kẻ hèn nhát; kẻ nào chỉ biết có hồi tưởng thì kẻ đó là kẻ đam mê khoái lạc; nhưng kẻ nào mong muốn sự lặp lại thì kẻ đó là một con người thực thụ, và hắn càng nỗ lực nhận biết ý nghĩa của nó mạnh mẽ bao nhiêu thì hắn càng trở nên một con người sâu sắc bấy nhiêu.
Nhưng kẻ nào không nhận thức được rằng cuộc đời là một sự lặp lại và rằng đó là vẻ đẹp của cuộc đời, thì kẻ đó đã tự kết án chính mình và chẳng đáng được hưởng cái gì xứng đáng hơn cái rốt cuộc sẽ xảy đến với hắn - cái chết.
Bởi tuyệt vọng là thứ trái cám dỗ vốn dĩ không bao giờ được thỏa mãn; hồi tưởng là số tiền còm cõi chẳng bao giờ đủ thỏa mãn; nhưng lặp lại là thứ bánh mì hằng ngày khiến người ta hài lòng qua lời kinh tạ ơn. Khi ta đã đi xuyên suốt cuộc đời, thì sẽ trở nên rõ ràng cái điều rằng liệu ta có đủ quả cảm để hiểu rằng cuộc đời là sự lặp lại và có đủ khao khát hân hoan mong chờ nó hay không...”
Lặp lại - Søren Kierkegaard,
Sự cô đơn, nỗi sợ lặp lại của ngày tháng một mình cũng đã từng một thời ám ảnh mình, vì sự chênh vênh của tuổi trẻ khiến mình thấy sợ hãi, mình loay hoay nhiều đến cơ thể mỏi nhừ, nát vụn trong sự đáng sợ đó. Chẳng biết điều gì giúp mình vượt qua thời kỳ đó nữa. 
Có lẽ nên kể về những đêm tối, những sáng thức dậy, mình đã nghĩ đến cái chết. Nó rõ ràng trong mình đến độ mình đã search trên google những cái chết không đau đớn cho người muốn tìm đến cái chết, hay những cái chết một mình giảm bớt sự đau đớn cho người ở lại. 
Nhưng mắc cười, à không, cảm ơn là hiện lên top tìm kiếm là những cái chết đau đớn, ghê gớm thảm thương nhất, dù cho có bằng cách nào chẳng có cái chết nào êm đềm cả. 
Mình từng đọc qua Tiếng thét, Phía sau nghi can X; cả Rừng Na Uy nữa, đại loại những câu chuyện từ các tác giả Nhật Bản, nơi có tỷ lệ tự tử cao nhất thế giới. Những người, chỉ những người vô gia cư thì cái chết của họ mới thiếu đi sự quan tâm đến nỗi không có ai bên cạnh để khóc thương, không ai biết họ chết đi, những cái chết mục rữa, những cái chết phân thành nhiều mảnh vẫn chẳng có thông tin đầu mối gì. 
Hoặc loạt truyện trinh thám của Dan Brown những cái chết rẻ rúng đến độ miễn là manh mối cần thiết lần lượt xuất hiện. 
Những mảng sách mình đọc có lẽ không nên bàn vấn đề đó khi mà nó là truyện trinh thám. Nhưng mà sự hiện hữu của một người trên đời này đáng giá hơn thế nhiều. 
20 năm, hoặc nhiều hơn hoặc ít hơn. Liệu rằng cuộc sống hiện tại của bạn phải đáng thương ở mức nào để nhiều hơn một lần nghiêm túc suy nghĩ về cái chết. 
Nhưng những người chưa một lần nghĩ đến điều này, họ thường ít đi sự thấu cảm cho những người có sức khỏe tinh thần không ổn định. 
Ở Việt Nam, thực chất, sức khỏe tinh thần không được quan tâm nhiều lắm. Những bài học về vấn đề này hầu như cũng không nhiều, dù rằng nó chiếm một phần lớn trong mỗi người. 
Mình nhận ra, để bản thân được buồn, để những giọt nước mắt được rơi ra thật sự rất quan trọng. Những chàng trai có thể khóc là những người mạnh mẽ nhất, những cô gái khóc là những người rất cần có sự quan tâm. Con người cũng như những điều xuất hiện trong tự nhiên, những tín hiệu điều có ý nghĩa. Hãy để những dòng cảm xúc thật nhất của mình được nâng niu, hãy để bản thân được sống, được hết mình dù có dại khờ, dù có chút buồn nhưng nó sẽ lại vui.
_ Thật ra, chẳng có gì liên quan đến Nhập môn cơ bản về cái chết ở đây cả, nhưng suy nghĩ về cái chết lúc 6h sáng thì nó sẽ phá hỏng cả ngày của bạn đấy_