8 bước để sống xanh hơn, vì một thế giới bền vững.
Ảnh Internet

Chú thích: trong bài có 2 từ mà khi dịch mình thấy nó rất khó để diễn đạt ra tiếng Việt, vì vậy mình xin dùng từ trong ngành dạy thiền (cũng là ngành mình đang làm) để gán cho 2 từ đó. 
+ Mindful: Là động từ của Mindfulness
+ Tỉnh thức (mindfulness) là gì? Tỉnh thức trong tâmlý học hiện đại, Chánh niệm trong Phật học,“tồn-tại-ở-đó” (dasein, being-in-the-world) trong chủ nghĩa hiện sinh - triết học thế kỷ 20 của triết gia Martin Heideger, “thực chất cả ba khái niệm này có chung ý nghĩa: đặt quan tâm chính là bản thân mình trong sự tồn tại của mình, ví dụ khi mình thở mình ý thức quan tâm được việc thở tại giây phút này khi tồn tại trong cuộc sống này”, nhà nghiên cứu triết học, dịch giả Bùi Văn Nam Sơn so sánh - Trích trong bài viết "Lối Về Cho Tâm" trên tập chí Forbes số 67 tháng 12/2018.
“Mối nguy hại lớn nhất đối với hành tinh của chúng ta là niềm tin rằng ai đó khác sẽ cứu trái đất.” — Robert Swan
Tại sao bạn thực hành thiền? Để chậm lại, để thật cảm nhận sự sống, để giảm stress, để thay đổi những thói quen tiêu cực? Những lí do trên có thể chỉ là tia lửa mồi, nhưng có những thứ còn to lớn hơn sau khi ta đã làm quen với thiền tỉnh thức. Khi chúng ta dần nhận thức được các khuôn mẫu suy nghĩ thường có trong đầu mình và bắt đầu gỡ rối bản thân một chút, trái tim chúng ta rộng mở và bắt đầu nhận ra rằng tất cả vạn vật đều đang kết nối, trên chính hành tinh này. Bằng cách này, thiền không còn là một hành trình đơn độc nữa. Quá trình thực hành thiền của tôi được tưới tẳm và củng cố bởi quá trình thực hành thiền của bạn. Với thiền tỉnh thức, chúng ta có thể huấn luyện bộ não để nó chú ý những điều nho nhỏ cũng như to lớn ở quy mô toàn cầu. Với sự nhận thức về những điều lớn lao, chúng ta sẽ tự hỏi: “Điều gì mới thật sự quan trọng?” và rồi phản hồi với hành động thông minh hơn.
Đối với tôi, câu trả lời cho câu hỏi “điều gì mới thật sự quan trọng” là tôi quan tâm sâu sắc đến môi trường sống của mình và trái đất. Ký ức đầu tiên của tôi về tình yêu sâu đậm và lòng biết dành cho trái đất chớm nở khi tôi mới 5 tuổi, đang bước đi trên bờ biển Florida, đường Augustine với cha mình. Chúng tôi đi chân trần, lòng thầm ngưỡng mộ tiếng sóng biển, mắt nhìn ngọn sóng dạt dào vào ra. Cha tôi vùi từng cái vỏ sò sáng bóng vào cát để tôi tìm, còn tôi thì vui sướng khi nhặt được chúng như thể mỗi chiếc là một kho báo vô giá vậy. Trải nghiệm với cha về những lần đi bộ như vậy, kết hợp với trí tuệ sáng suốt của ông về biển và những sinh vật kì diệu sống trong nước, đã ảnh hưởng rất lớn lên tôi.
Hiện giờ, tôi tin chúng ta đang ở tại thời điểm then chốt nhất trong lịch sử trái đất, yêu cầu mỗi cá thể phải cực kỳ tỉnh thức, nhận thức được thói quen của bản thân, nhất là thói quen tiêu thụ của chính mình – tất cả đều là lời kêu gọi của các nhà khoa học.
Có thật là chúng có khả năng tạo nên thế giới xanh với 100% mọi thứ đều có thể tái tạo ?
Câu là lời là … HOÀN TOÀN CÓ THỂ. Richard Heinberg, cán bộ cấp cao tại Post Carbon Institute, được coi là một trong những người nổi tiếng thế giới đi đầu trong việc ủng hộ thay đổi hướng về năng lượng tái tạo. Ông là một trong những tác giả xuất sắc nhất với hơn 12 tựa sách và bài báo nói về vấn đề biến đổi khí hậu. Ông chia sẽ:
“Nếu quá trình chuyển đổi qua nguồn năng lượng tái tạo thành công, chúng ta sẽ tiết kiệm được lượng năng lượng hiện giờ, từ đó vẫn giữ được chất lượng cuộc sống ở mức chấp nhận được hoặc ít nhất là gần với chất lượng cuộc sống hiện nay. Tuy nhiên, lối sống tiêu thụ vật chất cần phải được giảm lại, khí hậu trái đất sẽ ổn định hơn, những kỳ vọng và hành vi của chúng ta sẽ cần thay đổi. Nền kinh tế tái tạo sẽ vận hành chậm hơn nền kinh tế lúc bấy giờ và tập trung nhiều vào khu vực địa phương, đó có thể sẽ là một nền kinh tế bảo tồn thay vì là nền kinh tế tiêu thụ. Điều đó cũng làm giảm bất bình đẳng kinh tế trong tương lai.”
Vì vậy, với góc nhìn của ông, thế giới xanh trong tương lai sẽ tập trung vào địa phương, tỉnh thức hơn và kết nối sâu hơn với nguồn thức ăn ta ăn và với mọi người.
Làm sao chúng ta tiến được đến đó ?
Một trong những diễn giả tại hội nghị chuyên đề Connect The Dots vào năm 2016 về vấn đề biến đổi khí hậu tại đại học Stanford, Richard Nevles, phó giám đốc của chương trình Earth Systems đại học Stanford. Richard và tôi có bàn luận đôi chút sau khi hội nghị kết thúc và nêu bật ra một số bước tiến hành để thay đổi con sóng, hướng đến năng lượng tái tạo 100%.
Kế hoạch hành động (với tỉnh thức) để tiến đến một thế giới xanh.
1 . Thực hành thiền tỉnh thức. (tất nhiên đây phải là tiêu chí số một) Khi chúng ta bắt đầu mang sự nhận biết của bản thân trở về với hiện tại và thấy mọi thứ như chính nó, chúng ta có thể học cách vượt qua trở ngại, vượt qua những nhiệm vụ dường như cực kỳ khó và không bị chúng làm choáng ngợp. Chúng ta không còn vùi đầu mình xuống cát (như cách những con đà điểu hoảng loạn trốn tránh nguy hiểm – và … như bạn biết đấy, chúng bị ăn thịt), không tránh né những vấn đề không thoải mái, hoặc ngồi ước mọi việc khác đi và rồi lại đi tìm lạc thú. Chúng ta có thể thấy và phản hồi với những gì xảy ra ngay bây giờ và ở đây. Từ nội tâm vững chải này, chúng ta có thể ra những quyết định tốt nhất cho thế giới. Không có chuyện giải quyết “nhanh gọn” đối với những vấn đề lớn lao như biến đổi khí hậu. Chúng ta cần phản hồi với toàn bộ ý thức của mình, suy xét từ nhiều góc độ và cân nhắc những kết quả cùng tác động dài hạn mà bản thân ảnh hưởng lên thế giới.
2. Tiêu thụ ít lại. Chúng ta ai cũng quan tâm đến biến đổi khí hậu, nhưng hầu hết mọi người đều bị  mắc kẹt bởi suy nghĩ, “nếu tôi mua một sản phẩm sử dụng năng lượng hiệu quả, thế là tôi đã làm xong phần mình”. Thay vì vậy, đã đến lúc chúng ta nên suy xét lại về thói quen tiêu dùng của bản thân, rằng có những thứ nếu không được sở hữu, chúng ta vẫn sống tốt đấy thôi. Thực tế thì, trái đất đang phải trả giá cho mỗi sản phẩm chúng ta mua, từ cái màn hình phẳng “sử dụng năng lượng hiệu quả” hay miếng thị bò bít tết béo ngậy trên đĩa. Với cương vị là một người hành động vì thế giới tương lai, nhấn mạnh vấn đề về biến đổi khí hậu với mọi người không chỉ dừng lại ở những món đồ chúng ta mua, mà còn là những món chúng ta không mua. Sự phụ thuộc sâu sắc của chúng ta vào lối sống tiêu thụ để tìm lạc thú, sự thoải mái, vì buồn chán sẽ rất khó để triệt tiêu (nhưng bạn hãy dùng mẹo thứ nhất để loại bỏ vòng lặp ấy nhé).
Mẹo tỉnh thức: Dừng tiêu thụ lại và thực hành các bài thiền về lòng biết ơn, để nhận thấy rằng cuộc sống chúng ta đã đầy đủ. Dành ra vài phút để cảm nhận sự sâu sắc của chính khoảnh khắc đó, tự hỏi bản thân rằng “mình đã đủ tốt và mình đã có đủ chưa ?”, nếu chúng ta gặt hái được nhận thức về “sự đầy đủ” này thì chúng ta sẽ thay đổi khuôn mẫu hành vi tiêu dùng quá trớn của bản thân. 
3. Ăn ít thịt. Rất nhiều dữ liệu chứng minh rằng một trong những cách tốt nhất làm giảm gánh nặng cho môi trường sống là tiêu thụ ít thịt lại và ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật hơn, với phần thưởng là sự giảm mạnh lượng khí thải nhà kính. Hãy suy xét việc trở thành người ăn chay bán phần và ăn những thực phẩm nguồn gốc thực vật, điều đó vừa giúp ích cho sức khỏe của chính mình và cả môi trường nữa.
4. Tìm cộng đồng và cùng nhau hành động. Là một công dân văn minh của thế giới, chúng ta có thể cùng hành động với những tổ chức đang cật lực làm việc để mang những chính sách tiến bộ về khí hâu được áp dụng rộng rãi. Một số tổ chức ví dụ như: Citizens Climate Lobby, Sierra Club, Marin Carbon Project, và 350.org nếu bạn muốn tìm hiểu.
5. Hỗ trợ những người lãnh đạo tỉnh thức. Vâng, họ có tồn tại đấy! Hãy tìm và ủng hộ họ, dù là ở địa phương hay trung ương, những người đang ủng hộ bản cam kết vì môi trường của hội nghị Paris gần đây.
6. Khuyến khích các giải pháp vừa và nhỏ ở địa phương. Hãy cân nhắc để thuyết phục những người lãnh đạo ở chỗ làm của bạn, các trung tâm vì cộng đồng, trường đại học, những nơi linh thiêng để giảm bớt cái giá trái đất phải trả và tiến đến một thế giới bền vững hơn. Dưới đây là năm ví dụ bạn có thể tham khảo:
* Lịch làm linh hoạt. Khuyến khích nhân viên sử dụng phương tiện di chuyển ít lại bằng cách làm việc ở nhà mỗi vài ngày một tuần. Điều này giúp giảm thải carbon và một vài nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng nhân viên được làm việc ở nhà có xu hướng vui vẻ và năng suất cao hơn.
* Chuẩn bị phần ăn. Chuẩn bị cho mình một bữa ăn trưa lành mạnh và mang theo đến chỗ làm. Thực phẩm đã qua chế biến và đóng gói thường không tốt cho bạn cũng như môi trường đấy nhé.
* Liên kết với một nông trại hữu cơ. Đề nghị bán những sản phẩm tươi sạch như một kiểu phúc lợi cho nhân viên tại văn phòng làm việc. Google và đại học Stanford là những tổ chức có quan hệ tốt với Pie Ranch, một mô hình vừa là cơ sở giáo dục vừa là trung tâm dạy nghề làm nông bền vững. Hãy tìm những nông trại địa phương mà tổ chức của bạn muốn đồng hành cùng.
* Khuyến khích đi cùng xe. Đi cùng xe giúp tăng tính đoàn kết giữa mọi người lại với nhau, nhất là nhân viên và giảm phát thải cacbon.
* Gặp mặt ít lại. Khuyến khích họp công việc, dạy học thông qua những nền tảng ảo, trực tuyến thay vì gặp mặt đối mặt. Điều này giúp hỗ trợ tăng chất lượng cuộc sống của nhân viên bởi họ ít phải di chuyển hơn, tiết kiệm tiền của công ty và giảm phát thải cacbon. Dường như đây là giải pháp win – win cho cả ba bên.
7. Ngừng sử dụng đồ nhựa. Bạn đã bao giờ xem video ghi lại việc chúng ta tiêu tốn bao nhiêu tài nguyên để tạo nên một chiếc thìa nhựa chưa? Nghiêm túc mà nói thì việc rửa thìa và chai nhựa không tốn nhiều quá nhiều nổ lực của chúng ta đâu.
Bộ dụng cụ Zero Waste của bản thân mình mỗi khi đi ra ngoài hay muốn ăn gì đó.
8. Giữ cam kết. Đây không phải là hành trình đơn giản, nó không giống việc chúng ta quyên tặng đồ không còn dùng nữa, hay mua một chiếc xe sử dụng năng lượng hiệu quả. Giống như tất cả mọi điều tuyệt vời xảy ra trong cuộc sống, hành trình này cần sự cam kết mạnh mẽ, kiên nhẫn và kiên trì. Tiến đến một thế giới tỉnh thức và bền vững hơn sẽ cần rất nhiều nổ lực bền bỉ, sự kiên trì và lòng trắc ẩn dành cho người khác cũng như bản thân, vì ai cũng cần thay đổi thói quen của mình. Chúng ta có thể sẽ ngã vài lần trên chặng hành trình ấy, nhưng rồi chúng ta sẽ đứng dậy và chỉnh đốn bản thân với “suy nghĩ, hành động và nỗ lực đúng.”
Tôi tin là chúng ta có thể tạo nên một thế giới xanh hơn, hài lòng hơn và tỉnh thức hơn. Đây là thế giới mà chúng ta sẽ sống với ít tập trung vào chủ nghĩa tiêu thụ, ít bận rộn hơn và nhiều sự kết nối cùng thời gian hơn. Chúng ta có thể là sự thay đổi mà mình hằng mong muốn và nó có thể bắt đầu ngay từ bây giờ. Cháu tôi hiện đang năm tuổi, và bé đã phát triển được sự tỉnh thức đầy mê hoặc dành cho biển cả cũng như mọi sinh vật trong đại dương. Gần đây, cháu nói với tôi, “Dì Carley, liệu chúng ta có thể cũng nhau cứu trái đất không?” Tôi cảm thấy câu hỏi ấy hoàn toàn chạm tới đáy lòng mình cùng niềm hi vọng dâng trào sau khi nghe và tôi trả lời, “Đúng, cháu yêu, chúng ta có thể”.
Nguồn: mindful.org
Quách Hải Thọ