Cách để có 15 phút học (hoặc ít hơn) với chất lượng như ở Harvard mỗi ngày
Sẽ như thế nào nếu như bạn có thể tiếp cận giáo dục ở tầm cỡ Harvard bằng cách đọc sách chỉ trong vòng 15 phút mỗi ngày? Photo...
Sẽ như thế nào nếu như bạn có thể tiếp cận giáo dục ở tầm cỡ Harvard bằng cách đọc sách chỉ trong vòng 15 phút mỗi ngày?
Đó chính là mục tiêu và lý tưởng của Dr. Charles W. Eliot, Chủ tịch Đại học Harvard trong 40 năm.
Vào năm 1910, ông đã tổng hợp lại bộ Harvard Classics, bộ sưu tập bao gồm 51 tập sách với rất nhiều chủ đề từ khoa học đến chính trị, từ tôn giáo đến văn học, chắp bút bởi một số những con người có ảnh hưởng nhất mọi thời đại.
Eliot tuyên bố rằng ta có thể thu nạp được những yếu tố của một nền giáo dục tự do trong vòng 1 năm bằng cách dành ra 15 phút một ngày đọc sách từ tuyển tập này, được cho là có thể xếp vừa vào một kệ sách 5 ft (~1m rưỡi).
Cả nội dung và tác giả của các quyển sách này trải dài khắp địa cầu.
“Càng đọc nhiều, bạn sẽ hiểu biết nhiều hơn. Càng học nhiều, bạn sẽ đến được nhiều nơi hơn.” — Dr. Seuss
Những bộ óc vĩ đại nhất có rất nhiều điều để chia sẻ
Khám phá 51 tập sách này là cơ hội giúp bạn học hỏi từ một số những người mang trí tuệ vĩ đại nhất mọi thời đại.
Thật tuyệt vời khi một quyển sách có thể giúp bạn làm được điều này - vượt không thời gian để thưởng thức những bài viết đầy tâm huyết của những người mình chưa hề gặp mặt.
Harvard Classics là bộ sưu tập một phần các tác phẩm đầy chất xám và được tôn vinh nhất toàn bộ lịch sử nhân loại. Danh sách các tác giả bao gồm những tên tuổi lớn như Charles Darwin, Francis Bacon, Adam Smith, Dante, Virgil, Homer, Keats… và nhiều hơn nữa.
Như Dr. Eliot từng nói,
“Với sự đồng hành của những bộ óc thông thái nhất, dí dỏm nhất, và thú vị nhất thuộc ở độ tuổi và đến từ mọi vùng đất bên cạnh, bạn sẽ được giải trí với vô tận các thể loại, niềm cảm hứng và sự kích thích suy nghĩ.”
Đó là một “thư viện toàn diện của giáo dục khai phóng”.
“Thuốc bổ” cho tâm trí
Nếu sách là thực phẩm cho những suy tư, thì Harvard Classics chính là những hạt chia và quả mọng acai của giới văn chương.
Ta bắt gặp những tác phẩm phi thường đã trường tồn và góp phần định hình thế giới hôm nay. Bằng cách nghiền ngẫm những quyển sách hàng đầu trong lịch sử văn học, ta có thể giúp tâm trí mình đón nhận những quan điểm mới mẻ và tư duy sáng tạo chưa từng có trước đây.
Đừng lo lắng, bạn không cần phải “nuốt trọn” từng cuốn trong bộ 51 tuyển tập này. Thực ra, Dr. Eliot đã chọn riêng 365 tác phẩm có độ dài đọc khoảng 15 phút mỗi bài, chứa đựng một số những thông điệp quan trọng nhất.
Như vậy là đủ nhanh để đọc trong lúc di chuyển từ nhà đến nơi làm, hay trong lúc nhâm nhi đồ uống buổi sáng.
Và tất cả cũng đều miễn phí nữa!
Không quan trọng là bạn đang ở nơi nào, chỉ cần kết nối internet (và khả năng đọc tiếng Anh thôi!). Tuyệt đấy chứ.
Bây giờ khi tôi đã biết về bộ sưu tập tác phẩm này rồi, tôi nghĩ là mình cũng muốn chia sẻ với các bạn: Đường link ở đây nhé.
Cũng không cần thiết phải bắt đầu vào ngày 01 tháng 01 - cứ bắt đầu đọc vào bất cứ khi nào bạn thấy sẵn sàng và cứ thế tiếp tục. Dù có lỡ mất một hay hai ngày, vẫn còn rất nhiều giá trị trong đó để mà khám phá.
Hãy thử hình dung xem mình sẽ học hỏi được gì trong vòng 1 năm xem… Tôi đã du hành đến Hoa Kỳ thế kỷ thứ 18, Rome vào năm 106 trước Công Nguyên, và đang chuẩn bị đến với Những đêm Ả Rập trong bộ Nghìn lẻ một đêm.
Tôi đang cực kỳ hứng thú để trải nghiệm đầy đủ hành trình này!
.....................
Bổ sung: Tôi có lưu ý một điều là các tập sách trên chiếc-kệ-5-ft của Dr. Eliot không có tác giả nữ nào. Đúng vậy, và một điều khác cũng đúng đó là rất nhiều tác giả nữ khác cũng xứng đáng đứng vào hàng danh sách tổng hợp này. Bởi vì vậy nên tôi đã dùng từ là “một số những bộ óc vĩ đại nhất”.
Tôi không khẳng định đây là một danh sách “các tác phẩm tuyệt vời nhất (best-of)” hay chính Dr. Eliot cũng không có ý định như vậy. Thực tế, như nhà thơ, nhà phê bình văn học Adam Kirsch chú thích:
“Trong phần giới thiệu của ông ấy về series này, đánh dấu là ngày 10 tháng 3 năm 1910, Eliot nói rõ rằng chủ đích của bộ Harvard Classics không phải là một thư viện trưng bày “những cuốn sách tuyệt nhất thế giới”, mà như là “một trường đại học di động” hơn."
Tôi cũng phải nhấn mạnh một điều quan trọng nữa - Danh sách này được hoàn tất vào năm 1910 tại Hoa Kỳ, khi mà hệ tư tưởng so với ngày nay đã khác biệt đi ít nhiều. Khi nghiên cứu các bài đọc 15 phút này, bạn sẽ nhận ra đã có nhiều sự chuyển biến rõ rệt so với thời điểm 1910 đó.
Cho dù vậy chăng nữa, tôi vẫn tin rằng tồn tại những giá trị tuyệt vời nằm trong các nguyên tác vượt thời gian và đóng góp nhiều ảnh hưởng đến thế giới của chúng ta (theo mặt tích cực lẫn tiêu cực). Ta có thể thiết đãi tâm trí mình với những quan điểm khác lạ và những luồng suy nghĩ mới - khi chúng tiếp lửa cho những cuộc tranh luận lành mạnh và chỉ ra những thiếu sót của con người. Đây là cơ hội để ta thừa nhận những sai lầm trong quá khứ và hành động để thay đổi tiến trình đi đến tương lai. Đọc sách vui vẻ nhé.
Phát triển bản thân
/phat-trien-ban-than
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất