Nhà tù phủ nhận

Đó là nơi mà hầu hết chúng ta còn không biết là nó có tồn tại. Đó là nơi mà chúng ta để những thứ mà ta kìm nén và phủ nhận.
Những khát khao đích thực mà chúng ta đã tiếp xúc lúc trước là những mảnh ghép trong tiềm thức mà chúng ta dễ dàng thấy được, nằm ngay bên dưới bề mặt của ý thức. Thậm chí chúng ta cũng ý thức được những mong muốn này, vì chúng ta thường xuyên thấy chúng thông qua những suy nghĩ. Có thể nói là chúng ta có quan hệ lành mạnh với chúng.
Nhưng cũng có những mong muốn mà đáng ra sẽ ở trên con bạch tuộc của bạn, nhưng bạn lại không thấy chúng ở đó, thay vì thế, ở đó lại là một kẻ mạo danh nào đó. Những phần mong muốn bị mất đi này rất khó để tiếp cận, vì nó ở sâu sâu bên trong tiềm thức, ở một nơi mà không biết ở đâu, hầu như là thế.
Một phần của chúng ta bị trục xuất xuống tầng thứ này, vì nó vô cùng đau đớn để chúng ta có thể thừa nhận hay nghĩ tới. Đôi khi có những phần mới khi vừa sinh ra là được tống ngay vào nhà tù này, như một phần của sự từ chối tiến hóa. Nhưng cũng có khi một phần mong muốn của chúng ta bị nhốt vào nhà tù này vì ai đó đã làm vậy. Khi một kẻ xâm phạm nào đó chiếm chỗ của một mong muốn của bạn, có khả năng cao là nó đã nhốt cái mong muốn đích thực của bạn xuống đây. Nếu bố bạn đã thuyết phục bạn thành công rằng, bạn thực sự quan tâm sâu sắc tới một sự nghiệp uy tín nào đó, thì bố bạn cũng đã thuyết phục được bạn rằng, cái phần con người bạn thực sự mong mong muốn ở thành thợ xây không phải là bạn, và không phải là thứ bạn muốn. Một lúc nào đó hồi bạn còn thơ ấu, giấc mơ thợ mộc đã bị bố bạn tống vào nhà tù phủ nhận.
Nên hãy thu thập lòng dũng cảm, và đi xuống sâu sâu bên dưới tầng hầm tâm trí, để xem chúng ta có thể thấy gì nào.

Bạn có thể gặp một vài sự thật khó chịu.

Tạm thời không quan tâm tới những thứ không liên quan tới sự nghiệp nhé. Có thể bạn sẽ tìm thấy một niềm đam mê dạy học bị kìm nén. Hay mong muốn được trở nên nổi tiếng - thứ mà cộng đồng bạn thấy ghê tởm. Hay một chuỗi dài những mong muốn được tự do trong giải trí mà tuổi trẻ cuồng nhiệt và tham lam của bạn đã đẩy xuống đây khi nó trở nên tham vọng hơn.
Có thể có những phần của bạn không thể thấy tung tích đâu trong nhà tù phủ nhận này, ở đó tối mà, khó tìm lắm. Nhưng kiên nhẫn nhé. Cho đến bây giờ, bạn đã kiểm kê lại đầy đủ những phần trong con bạch tuộc kia của bạn, chúng có thể xuất hiện đâu đó thôi.

Phân bậc ưu tiên

Khi kiểm kê lại con bạch tuộc của mình, bạn sẽ thấy thứ bậc những mong muốn của bạn. Thứ tự này cũng quan trọng y như chính những mong muốn này vậy. Hệ thống ưu tiên này khá là dễ thấy vì nó thể hiện ngay trong hành động của bạn. Bạn có thể sẽ muốn một sự táo bạo (chẳng hạn) chiếm cứ vị trí cao nhất, nếu không, có lẽ là một khát khao nào đó đang được ưu tiên còn cao hơn.
Hãy nhớ rằng thứ tự của những mong muốn này cũng là xếp hạng của những nỗi sợ hãi. Con bạch tuộc chứa đựng bất cứ thứ gì có thể khiến bạn muốn hay không muốn theo đuổi một sự nghiệp, và mặt ngược lại của con bạch tuộc chính là những nỗi sợ hãi thứ trái ngược (với ham muốn bên kia) Ngược lại với khát khao được ngưỡng mộ là nỗi sợ tự ti. Mong muốn tự lập đối ngược với nỗi sợ hãi không thể tự đạt được (cái gì đó). Đối ngược với lòng tự tin là nỗi sợ bị bẽ mặt. Nếu hành động của bạn không phù hợp với thứ mà bạn tin là hệ thống phân cấp những mong muốn (của bạn) thì có lẽ là bạn đã quên đi vai trò của những nỗi sợ hãi đấy. Thứ giống như là động lực khiến người ta thành công có thể thực ra là sự chạy trốn khỏi hình ảnh tiêu cực của bản thân, hay cố gắng thoát khỏi cảm giác ghen tị hay không được đánh giá đúng mức. Nếu hành động của bạn không nhất quán với những mong muốn mà bạn đã tìm ra ở trước, có thể bạn đã chưa nhìn kĩ vào những nỗi sợ của mình.
Đồng thời cân nhắc cả mong muốn và nỗi sợ, nghĩ về cái thứ bậc mà bạn đã tạo ra, quay ngược lại và tự hỏi mình: ai đã tạo ra cái trật tự này, có phải là mình không? Ví dụ tí nhé. Người ta hay nói Hãy theo đuổi đam mê. Đó là xã hội nói với bạn, hãy đặt đam mê lên trên hết. Đấy là một chỉ dẫn rất cụ thể. Có thể nó đúng với bạn, những cũng có thể không đúng đến mức đó. Đó là một thứ bạn cần đánh giá một cách độc lập.
Để có được thứ tự đúng đắn của những mong muốn, hãy thử xếp sắp lại những mong muốn từ đầu, dựa trên những gì chúng ta thực sự muốn, phát triển qua thời gian, và quan trọng với chúng ta, bây giờ ấy.
Đây không phải là vấn đề về việc mong muốn hay nỗi sợ nào chiếm cứ bạn nhiều nhất - vì nếu như thế, bạn sẽ để chúng chi phối cuộc đời bạn đấy. Người đang làm cái xếp hạng ấy - người đang đọc cái post này, người có thể quan sát con bạch tuộc ham muốn kia và đánh giá nó một cách khách quan nhất. Đó lại tiếp tục là một loại thỏa hiệp khác. Một mặt, bạn vận dụng tất cả sự khôn ngoan mà bạn tích lũy được bấy lâu nay để đưa ra những quyết định chủ động về những giá trị mà bạn tin là thực sự quan trọng trong cuộc đời mình. Mặt khác, đó là sự tự chấp nhận, tự hài lòng. Có thể là bạn sẽ thấy những mong muốn không thể phủ nhận được của mình, chúng có thể khiến bạn không được tự hào cho lắm, đánh giá bạn là ghê tởm chẳng hạn, khiến bạn đau khổ. Tạo nên thứ tự của những mong muốn này, đó là quá trình cho và nhận của những thứ bạn coi là quan trọng và cái gì bạn cho là bạn. ĐÓ có thể là cách để bạn có thể ưu tiên những phẩm chất cao quý, đồng bỏ đi những mặt không tốt của bạn. Cần một sự khôn ngoan (ND đôi khi là may mắn) để biết được khi nên chấp nhận mặt không tốt đẹp lắm nào, và chối bỏ cái nào.
Tôi sẽ cung cấp cho bạn một hệ thống để bạn đặt những ưu tiên của mình nhé. Tôi sẽ đặt nó vào cái kệ như này:

Chia các thứ thành 5 kệ nhé. Một cái khát khao quan trọng nhất được đặt vào cái bát không khoan nhượng không mặc cả kia kìa. Gọi là bát hai không hay KK nhé. Bát KK là thứ rất quan trọng với bạn, thứ mà bạn muốn đảm bảo rằng nó xảy ra, dù phải trả giá bằng tất cả các mong muốn khác, nếu cần thiết. Đây là cách mà rất nhiều huyền thoại trong lịch sử nổi tiếng với việc có một trí tuệ tập trung thu hẹp, họ có một cái bát KK siêu cấp, cực kì cứng rắn và chắc chắn. Nó dẫn họ tới nổi tiếng, thường là với việc mất đi những mối quan hệ, cân bằng cuộc sống, cũng như sức khỏe. Cái bát này bé xíu à, vậy nên phải sử dụng nó tiết kiệm, để 1 thứ vào thôi. Cùng lắm là 2 hay 3, nhiều quá chứa sao nổi. Càng nhiều thứ trong này thì càng không có gì đặc sắc trong này, thế là nó lại càng chẳng có gì.
Tầng cao tiếp theo dành cho những mong muốn mà sẽ thúc đẩy việc chọn nghề nghiệp của bạn. nhưng cũng tiết kiệm thôi nhé, đặt ít thứ vào đây thôi. Dĩ nhiên là ngăn này sẽ ít ưu tiên hơn cái bát KK tối thượng kia. Bạn sẽ không chỉ lựa chọn phần nào là quan trọng để khiến bạn hạnh phúc, bạn còn chọn xem phần nào bạn sẽ chủ bụng rời bỏ, hay phản đối trực tiếp. Không kể những ưu tiên của bạn thế nào, vài mong muốn sẽ cảm thấy không vui vẻ tí nào, vài nỗi sợ sẽ liên tục tấn công bạn. Không thể tránh khỏi những điều này.
Mỗi mong muốn đều có chỗ trong mấy cái ngăn này, hay trong cái thùng rác kia. Kệ giữa là phù hợp cho mấy phẩm chất không cao quý lắm, bạn chấp nhận nó. Chúng xứng đáng nhận được sự chú ý của bạn. Chúng sẽ thường xuyên vòi vĩnh bạn quan tâm chúng hơn. Nếu bạn phớt lờ nó, có thể bạn sẽ gặp rắc rối đấy, vì đè nén chúng quá lâu.
Một số những mong muốn sẽ ở tầng dưới cùng thôi. Bạn sẽ phải nói với chúng nó là “Tao biết tao muốn bọn mày, nhưng mà bây giờ, tao phải làm thứ quan trọng hơn. Tao hứa sẽ thăm bọn mày khi có thể, khi tao có thêm thông tin, thêm khả năng. Hay nếu tao đổi ý, tao sẽ đưa bọn mày lên kia. Nhé”. Hãy nghĩ về tầng dưới cùng như thế này. Càng đặt những mong muốn của bạn xuống dưới, thì những mong muốn bên trên càng được tập trung, và được hoàn thành sớm hơn. Càng ít thứ ở tầng trên, chúng càng phát triển mạnh nhanh hơn. Thời gian và năng lượng của bạn là hữu hạn, nên đây là một sự thỏa hiệp “có tổng bằng không” (ND có ng mất ng được) Sai lầm của nhiều người đó là quá tự do với bát KK tối thượng và kệ trên cùng, đồng thời quá kiến kiệm với mấy kệ dưới.
Sau đó, thùng rác ấy, là nơi chứa những mong muốn mà con người khôn ngoan của bạn thấy rằng chúng sẽ ngăn cản bạn trở thành người mà bạn muốn trở thành. Lượng lớn những xung đột nội tâm xuất phát từ những mong muốn bị ném vào thùng rác. Thùng rác quản lý phần lớn tính toàn vẹn và sức mạnh nội tâm của bạn(ND ?). Nhưng cũng giống như phần lớn những quyết định khác trong việc phân chia thứ bậc này, tiêu chí của bạn cho việc cái gì là rác thì nên xuất phát từ chính những suy nghĩ sâu thẳm của bạn, do bạn xây dựng nên, từ con người mà bạn quan sát và thấu hiểu, không phải từ việc người khác bảo bạn rằng bạn thế nào hay cái gì không phải là rác.
Khi bạn thực hiện công cuộc phân cấp phân hạng này, không thể tránh khỏi, rất nhiều lần, bạn sẽ nghe thấy tiếng gào thét biểu tình của những khát khao mong muốn kia khi bị hạ thấp thứ bậc, nhưng hãy nhớ rằng, bạn là người thông thái ở đây. Mong muốn và sợ hãi thường thiếu kiên nhẫn và không giỏi trong việc nhìn vào bức tranh toàn cảnh. Ngay cả những mong muốn cao thượng như mong muốn đạo đức cũng không thể hiểu bức tranh toàn cảnh như bạn được được. Nhiều người đã giúp thế giới trở nên tốt đẹp hơn nhiều khi bắt đầu với những động lực ích kỉ như giàu có hay sự thỏa mãn cá nhân, những ham muốn mà xúc tu đạo đức ghét nhất. Con bạch tuộc không phải người thông thái đâu, đó là bạn đấy.  

Cuối cùng, đây không phải là một quyết định vĩnh cửu đâu. Ngược lại, đây mới chỉ là một bản phác thảo lần đầu thôi. Sẽ nói tiếp cái này ở sau nhé. Đây là một giả thiết, và bạn có thể kiểm tra và sửa đổi, dựa trên thực tế khi sống với thứ bậc ham muốn như vậy.
Thế là cái hộp Mong muốn đã xong. Bây giờ đến phiên cái hộp Thực tế thôi.

Phân tích sâu 2: Hộp thực tế

Hộp mong muốn thì giải quyết những thứ mà bạn thấy thèm muốn. Hộp thực tế thì  cho thấy những gì là khả thi.
Khi chúng ta khám phá hộp mong muốn, rõ ràng là chúng ta không cần thiết phải dựa trên những thứ chúng ta thực sự muốn, chỉ cần dựa trên những thứ mà bạn nghĩ là bạn muốn thôi, thói quen mong muốn của bạn ấy.
Hộp thực tế cũng vậy. Nó không phải là thực tế hoàn toàn. Nó cho thấy cảm nhận của bạn về thực tế thế nào.
Mục tiêu của sự tự phản tính là đưa 2 chiêc hộp ra, càng chính xác càng tốt. Chúng ta muốn những mong muốn được nhận thức là phản chiếu chính xác của con người chân thực bên trong chúng ta, và chúng ta muốn những niềm tin về cái gì là khả thi càng gần gũi với những gì thực sự khả thi càng tốt. Đối với hộp mong muốn, chúng ta có thể thấy dưới đó là những mong muốn và sợ hãi. Bên dưới hộp thực tế, đó là những niềm tin.
Khi xét đến những khả năng nghề nghiệp, ta sẽ thấy 2 tập niềm tin: niềm tin về thế giới và niềm tin về khả năng của bạn. Đối với một nghề nghiệp đủ điều kiện trong hộp thực tế, tiềm năng của bạn trong nghề đó phải đo đếm ở mức độ khó khách quan để đạt được thành công.
Chúng ta cũng chỉ là người thôi mà, ước lượng mấy cái này thì sẽ có nhiều sai sót không tránh khỏi. Tôi không rõ bạn nghĩ sao về độ khó của nghề nghiệp, nhưng theo kinh nghiệm của tôi, mọi người thường nhìn nó thế này:
Rồi có những nghề ít truyền thống hơn - như nghệ thuật, kinh doanh, công việc phi lợi nhuận, chính trị... Thành công và ổn định là không đảm bảo, và để đạt được đến tầm đủ cao, nó giống như là vận may để trúng sổ số luôn, hoặc một trò xổ số di truyền của tài năng bẩm sinh, hoặc cả 2 (ND ý là vận may hoặc bẩm sinh hoặc cả 2)
Hãy xem xét một giả định như sau. Nếu bạn sinh năm 1952. Niềm tin của bạn về những nghề nghiệp trên thế giới và việc cái gì sẽ đưa tới thành công cũng chỉ cần làm như cách mà bạn tìm ra mong muốn ấy, bạn tìm thấy nó ở những trí tuệ tầm tầm. Một quan niệm chung về thành công mà cả xã hội đã đều chấp nhận.
Thế giới ngày nay thay đổi chóng mặt, khiến cho những trí tuệ phổ quát tầm tầm kia lỗi thời. Nhưng chúng ta vẫn đã kết nối với thế giới này, từ rất lâu trước, và sự thay đổi là mới gần đây thôi, một chớp mắt trong dòng chảy lịch sử loài người, nên chúng ta vẫn dễ dàng coi những trí thức tầm tầm, mà mọi người đều công nhận kia, là sự thật.
Những vấn đề này mở rộng đến cách mà chúng ta xem xét tiềm năng của chính mình. Khi bạn đánh giá cao tác động của tài năng bẩm sinh đối với cách mọi người hướng nghiệp cho bạn, và bạn cũng thể hiện tài năng và trình độ kĩ năng liên quan như thế, nó sẽ không cho thấy khả năng thành công của bạn ở nhiều con đường lắm đâu. Bởi vì ta hiểu lộ trình của những ngành nghề truyền thống, nên chúng ta ít có xu hướng đánh giá như thế này với chúng. Một sinh viên phẫu thuật năm nhất nhìn bác sĩ kì cựu và thấy hình ảnh của mình sau 20 năm làm việc và học tập chăm chỉ. Nhưng khi một nghệ sĩ hay doanh nhân nhìn vào một người cùng ngành thành công, họ không biết rằng họ có thể đạt được như vậy hay không, chứ không nói là bao nhiêu năm. Nó khiến họ nản đấy, tuyệt vọng mà. Có một quan niệm phổ biến khác, là những người thành công trong sự nghiệp phi truyền thống đã gặp phải một cú rẽ lớn, cú bùng nổ lớn ở điểm nào đó, thứ mà đã đánh thức thần may mắn của họ, tôi không nghĩ là nhiều người muốn mạo hiểm sự nghiệp của mình vào thần may mắn đang ngủ như vậy đâu.
Còn có một vài ví dụ về những ảo tưởng và quan niệm sai lầm mà chúng ta thường có về những sự nghiệp vĩ đại. Hãy động não để thấy cách nó thực sự diễn ra nào:

Bức tranh nghề nghiệp

Tôi cũng không rõ lắm về bức tranh nghề nghiệp, tôi nghĩ mọi người cũng thế. Mọi thứ thay đổi nhanh quá.
Nhưng đó cũng là 1 điểm quan trọng đấy. nếu bạn có thể tìm ra làm thế nào để có một bức tranh tương đối chính xác về thị trường nghề nghiệp bây giờ, bạn đã có một lợi thế lớn hơn những người khác rồi đấy. Hầu hết mọi người sử dụng những kiến thức cũ về thị trường nghệ nghiệp như sách hướng dẫn của họ.
Đầu tiên là, bây giờ có rất nhiều nghề. Nghề của tôi hiện tại bây giờ có thể mô tả kì lắm: Người viết những bài báo từ 8k-40k chữ về một loạt các chủ đề khác nhau, với những con số kì quặc, vào một thời gian bất định. Kiến thức về thị trường lao động cũ có từ nào cho nghề của tôi không nào? TTLĐ bây giờ rất đa dạng với hàng ngàn lựa chọn - có nghề đã 40 tuổi, có nghề mới chỉ 3 tháng tuổi do phát kiến công nghệ nào đó - Và đó là cách mà thế giới bây giờ vận hành. Nếu chưa có nghề nào bạn muốn bây giờ, bạn có thể tạo ra nó luôn đấy. Khá căng thẳng, nhưng cũng vô cùng thú vị.
Mỗi nghề (ND mong là) có những lộ trình sự nghiệp cụ thể. Người ta thường chỉ có lộ trình sự nghiệp cho một vài nghề đã có từ lâu. Để hiểu đượng lộ trình sự nghiệp của một ngành mới bây giờ, bạn phải hiểu rõ những ưu nhược điểm của ngành đó, cũng như cuộc chơi trong ngành đó thế nào.
Đấy là điều hứa hẹn đấy. Vì có thể có hàng tá những sự nghiệp phù hợp với thiên hướng tự nhiên của bạn, và có nhiều người đang theo sự nghiệp đấy nhưng đang tuân thủ những lời khuyên cũ kĩ thời ngày xưa  mà bây giờ không còn tác dụng. Nếu bạn biết sự nghiệp đó như nào, có luật ra sao, bạn đã có lợi thế lớn rồi đấy.
Đọc thêm:

Tiềm năng của bạn

Hãy kể tới những thế mạnh cụ thể của bạn nào. Chúng ta không chỉ kém trong việc xác định điểm mạnh của mình khi áp bản thân vào nghề nghiệp không phù hợp, có khi chúng ta còn hiểu sai nghề nghiệp yêu cầu những gì.
Khi đánh giá cơ hội của bạn trên một con đường sự nghiệp nhất định, câu hỏi chính là:
Với đủ thời gian, bạn có thể đủ giỏi ở nghề này để chạm được tới thành công trong nghề này không?
Tôi thích xem hành trình đến với ngưỡng đủ tốt để thành công như một khoảng cách. Khoảng cách bắt đầu với vị trí hiện tại của bạn - điểm A- và kết thúc ở chỗ mà bạn định nghĩa thành công, có thể kí hiệu bằng ngôi sao.

Khoảng cách sẽ phụ thuộc vào điểm A - vị trí của bạn - và chỗ ngôi sao - định nghĩa thành công của bạn.
Nên nếu bạn là một sinh viên tốt nghiệp đại học chuyên ngành khoa học máy tính và mục tiêu nghề nghiệp của bạn là trở thành một kỹ sư tầm trung tại Google, khoảng cách của bạn có thể như sau:

Nhưng nếu bạn không biết gì về KHMT và mục tiêu nghề nghiệp của bạn là trở thành kỹ sư hàng đầu tại Google, thì bạn đã có một con đường dài hơn phía trước:

Còn nếu mục tiêu của bạn là tạo ra Google mới, hành trình sẽ thế này này:

Ở điểm này, người ta thường bảo rằng, chỉ giỏi ở 1 kỹ năng nhất định không đảm bảo được thành công. Bạn có thể chạm tới ngôi sao trên lộ trình sựa nghiệp, nhưng chưa cảm thấy thành công lắm.
Điều đó sai, vì nó hiểu nhầm ngôi sao. Ngôi sao không phải về 1 kĩ năng cụ thể như code hay diễn xuất, nó là toàn bộ cuộc chơi. Đối với nghề nghiệp truyền thống, cuộc chơi thường đi thẳng tắp. Thành bác sĩ phẫu thuật hàng đầu - bạn cần phẫu thuật cực tốt. Nhưng nghề ít truyền thống hơn thì có nhiều yếu tố hơn. Trở thành nghệ sĩ nổi tiếng chẳng hạn. KHông phải cứ diễn tốt là được. Họ còn cần biết PR bản thân, đối đáp tốt trên truyền thông,... Nếu giỏi tất cả mấy cái đấy, thì mới là một nghệ sĩ nổi tiếng được. Đây mới là ý nghĩa của việc chạm tới ngôi sao - đạt thành công thật sự, chứ không chỉ là 1 kĩ năng.
Nhưng thường bây giờ người ta cũng không biết những nghề phi truyền thống hoạt động thế nào - nó vẫn chỉ có 2 khía cạnh: tài năng và chăm chỉ. Lộ trình sự nghiệp có nhiều thứ hơn thế nhiều. Người ta thường tóm gọn chúng lại là may mắn. Người ta coi nghệ sĩ thành công là người có tài năng, nhưng hơn hết là may mắn.
Thế thì làm sao để thấy được cơ hội đi tới ngôi sao của bạn. Một công thức đơn giản nhé:
Khoảng cách = tốc độ x thời gian
Nên ta điều chỉnh thành:
Tiến độ = tốc độ x kiên trì
Việc tiến tới thành công trong bất cứ nghề nào của bạn phụ thuộc vào A) tốc độ của bạn - thứ bạn có thể cải thiện và B) thời gian mà bạn dành cho công việc này. Hãy bàn về mấy thứ đó:

Tốc độ

Điều gì khiến ai đó nhanh hơn hay chậm hơn trong việc cải thiện vị trí trong nghề nghiệp của mình? Tôi có thể nói về 3 yếu tố:
Trình độ cải tiến của bạn. Các đầu bếp sẽ nhìn vào thế giới bằng con mắt tò mò và đưa ra kết luận dựa trên những gì họ quan sát được. Kết luận bằng cách theo dõi người khác nữa. Rồi liên tục sáng tạo và nâng cấp, cải tiến, cập nhật. Người nấu bếp thì chỉ copy công thức thôi. Sự nghiệp là thứ phức tạp mà mọi người hầu như đều kém lúc bắt đầu, sau đó các đầu bếp cải thiện nhanh chóng qua vòng lặp liên tục:

trong khi người nấu bếp cải thiện chậm chạp, vì họ không tự dám cập nhật công thức của mình, họ chỉ biết copy thôi. Hơn thế nữa, thế giới hiện tại khiến các nghề nghiệp liên tục phát triển và biến đổi, chiến thuật đầu bếp có thể phảt triển theo thời gian thực và theo kịp. Còn công thức của người nấu bếp sẽ càng nhanh lỗi thời. Đây là lý do tôi muốn thuyết phục bạn rằng đối với nghề phi truyền thống, việc là một người đầu bếp xịn xò là yếu tố rất quan trọng trong việc cải thiện tốc độ.
Đạo đức trong công việc. Cái này khá rõ ràng. Nếu bạn làm việc nhiều hơn mỗi tuần, so với người có cùng năng suất, thì bạn sẽ làm được nhiều việc hơn. Một người nghiện việc sẽ tiến tới nhanh hơn người chọn lối sống cân bằng. Người lười biếng sẽ chậm hơn người chăm chỉ.
Khả năng thiên bẩm. Không thể không kể tới cái này được. Người thông minh hơn sẽ cải tiến nhanh hơn, từ đó có tốc độ nhanh hơn. Nhưng khả năng này có phạm vi rất rộng đấy, và mỗi công việc cụ thể là có tập những khả năng được ưa thích khác nhau.
Dĩ nhiên là cũng kể tới các tài nguyên hiện tại của bạn, như gia đình, bạn bè, kĩ năng, nhưng chúng không thuộc về tốc độ, chúng nằm ở vị trí của điểm A ấy, tính hết vào đấy rồi.

Kiên trì

Đây là tôi muốn nói về sự kiên trì dài hạn, chứ không phải kiểu kiên trì ngày này cũng như ngày khác của đạo đức công việc. Đây là về việc bạn sẽ làm công việc của bạn trong bao nhiêu năm. Kiểu thế. Dù bạn có làm 24 tiếng mỗi ngày trong 1 năm cũng không bằng người khác làm 8 tiếng mỗi ngày trong 5 năm được, chưa kể việc làm 24 tiếng mỗi ngày là không thể.
Đó là thứ khiến sự kiên trì lại quan trọng. Sẽ có người quyết định chỉ dành 3 năm để theo đuổi kế hoạch nghề nghiệp bấp bênh này, nếu không họ sẽ quay về với con đường truyền thống. Có thể họ đã rất gần tới ngôi sao, và đánh mất đi cơ hội. Nếu bạn bỏ cuộc - bạn thất bại là phải rồi. Một vài năm có thể là chưa đủ đển đạt được tới ngôi sao danh giá, không quan trọng tốc độ bạn nhanh đến thế nào.
Đọc thêm: