Thế mạnh và điểm yếu

Với một công thức tốc độ nhân với kiên trì trong đầu, chúng ta hãy xem xét lại quan niệm về điểm mạnh mà điểm yếu. Không phải “điểm mạnh và điểm yếu” là một quan niệm không tốt, lỗi thời, mà có thể là chúng ta đã hiểu sai nó. Khi chúng ta liệt kê những điểm mạnh, chúng ta sẽ kể ra những lĩnh vực mà chúng ta đang có kĩ năng. Thay vào đó, điểm mạnh nên là về tốc độ và sự kiên trì của chúng ta kìa. Sáng tạo hay không là điều cần chú ý này. Nhanh nhẹn và khiêm tốn là những điểm mạnh đáng chú ý. Bướng bỉnh hay lười biếng trong tư duy là những điểm yếu quan trọng. Đạo đức công việc, hay khả năng tập trung sâu hoặc khuynh hướng trì hoãn, cũng là những thứ được kể tới ở đây, cũng như những khả năng tự nhiên ngoài tài năng, như hiểu biết và hòa đồng. Những phẩm chất liên quan đến sự bền bỉ, khả năng phục hồi sau chấn thương (ND tâm lý và thể chất) và lòng quyết tâm, sự kiên nhẫn, đó là các sức mạnh đầy hứa hen. Trong khi một ham muốn xã hội kêu gọi xuất hiện thành công càng nhanh càng tốt có thể được coi là một điểm yếu lớn.
Một điểm rất quan trọng là các thế mạnh và điểm yếu của bạn không nên được coi xét thông qua lăng kính hiện tại, mà nên là tiềm năng của bạn kết hợp cùng sự cải thiện qua thời gian. Nếu bạn đưa cho Michael Jordan quả bóng rổ năm 25 tuổi thì anh ấy không thể hiện được bao nhiêu. Rồi gọi đó là điểm yếu của anh ấy thì sai rồi. Hãy nhìn vào sự luyện tập của anh ấy trong những năm tiếp theo, lòng tin cũng như quyết tâm của anh ấy trong việc luyện tập. Và bóng rổ là điểm mạnh của Jordan đấy, khi xét về khía cạnh nghề nghiệp. Các kĩ năng khác cũng có thể xem là có tiềm năng như vậy, nếu bạn dành thời gian, kiên trì để mài dùa chúng, chúng sẽ trở thành những thế mạnh của bạn.

Lấp đầy hộp thực tế

Cái hộp thực tế sẽ chứa tất cả những sự nghiệp mà bạn nghĩ là phiên bản tương lai của bạn có thể đạt được thành công - theo định nghĩa của bạn, với sự nỗ lực xuyên xuốt đến hết đời luôn đi. Cái danh sách này sẽ dài đấy, chỉ loại trừ đi những nghề mà thực sự là con đường để đạt được tới thành công của nó quá quá là dài thôi. Nhưng cũng không là thừa nếu dừng lại một phút để xét lại danh sách những nghề nghiệp tiềm năng này. Hãy xem xem có những lựa chọn nào thực sự mở ra đối với bạn để bạn có thể tư duy đúng về lựa chọn đó.
Vì vậy, để tăng tính hiệu quả, hãy tập trung suy nghĩ nhiều hơn về những nghề có thể thực sự nằm trong Bể lựa chọn của bạn (phần giao nhau giữa hộp mong muốn và hộp thực tế). Chúng ta sẽ cần đánh giá:
1) Bức tranh tổng quan: Hãy đánh giá thị trường nghề nghiệp thế giới bây giờ, với toàn bộ các lựa chọn nghề nghiệp có thể có (hay có thể tạo ra)
2) Nghề nghiệp cụ thể: Đối với những nghề nghe có vẻ thú vị, hãy xem xét về triển vọng hiện tại của nghề đó thế nào, cách để thành công ở nghề đó ra sao, những luật chơi mới của nghề đó là gì, có cám dỗ nào sẽ ngăn bạn tiến tới thành công ở nghề đó,...
3) Điểm xuất phát: Đối với mỗi lựa chọn nghề nghiệp đó, hãy đánh giá điểm bắt đầu của bạn, dựa trên các kỹ năng, tài nguyên, quan hệ mà bạn hiện có liên quan tới lĩnh vực ấy.
4) Điểm thành công. Hãy suy nghĩ về ngôi sao thành công kia. Mức độ tối thiểu mà bạn muốn đạt được để cảm thấy hạnh phúc vì đã chọn con đường sự nghiệp đó là như thế nào.
5) Tốc độ của bạn. Ước tính tốc độ của bạn, cũng như tốc độ cải thiện của bạn qua thời gian, đối với mỗi lựa chọn nghề nghiệp, dựa trên sức mạnh của bạn cũng như sự cải thiện sức mạnh của bạn.
6) Mức độ kiên trì của bạn. Đánh giá thời gian mà bạn nghĩ bạn sẽ sẵn sàng dành cho sự nghiệp này (bao nhiêu năm ấy)
Nghe có vẻ dễ nhỉ. Tính toán đơn giản chút thôi. Lấy tốc độ nhân với mức độ kiên trì thôi này. Nếu tính toán xong, và bạn cảm thấy nó khả thi để đạt được tới ngôi sao, thì hãy đặt vào trong hộp thực tế nhé. Tất nhiên tính toán có thể sai, nhưng biết được thời gian cũng như tốc độ mình cần đạt được, tốc độ tăng tốc mình cần đạt được, cũng là rất tốt so với người khác.
Hộp thực tế có khi sẽ khiến nhiều người quá lạc quan phải quay trở lại với mặt đấy thực tế, nhưng đối với hầu hết mọi người, họ có thể thấy nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp hơn, giúp họ có một quyết định nghề nghiệp táo bạo hơn.
Tái cấu trúc những con đường sự nghiệp có thể đưa tới những quyết định tái cấu trúc hệ thống những mong muốn của bạn. Một nghề nghiệp có thể sẽ bớt hấp dẫn sau khi nó cho bạn thấy cần hàng ngàn giờ để đi quan hệ hay nhiều thập kỉ trước khi đạt tới mức thành công. Triển vọng nghề nghiệp khác có thể trở nên rộng mở hơn sau khi bạn thấy được yếu tố may mắn trong nghề này thực sự là gì. Có những nghề nghiệp khác mà bạn trước đây không nghĩ là sẽ chọn chúng, nhưng sau khi cân nhắc kĩ lại, chúng có thể là những nghề mà bạn thực sự có thể theo đuổi trong tương lai.
Thế là gần hết, chúng ta đã xong 2 phần đào sâu suy nghĩ mệt mọi. Chúng ta bây giờ đã có một sơ đồ về mong muốn và thực tế.

Giả sử rằng một số thứ đã thay đổi, bạn có một bể lựa chọn mới, danh sách mới của những nghề nghiệp phù hợp với cả xếp hạng mong muốn của bạn, cũng như có khả năng đạt được thành công. Bây giờ chúng ta sẽ trở về nơi trước khi bắt đầu phân tích - thời điểm hiện tại. Với nhiều lựa chọn nghề nghiệp hơn, chúng ta đã sẵn sàng để đi ra khỏi những phân tích, và nhìn vào tương lai.

Kết nối những điểm trong tương lai

Đây là lúc để coi xét lại lựa chọn nghề nghiệp của bạn lúc đầu. Nếu bạn đã có một lựa chọn nghề nghiệp rồi, so sánh nó với bể lựa chọn. Đối chiếu với những phản tỉnh của bạn lúc trước xem nghề nghiệp này có phù hợp nữa không. Nếu nó vẫn phù hợp thì tôi phải chúc mừng bạn, bạn đã tiến xa hơn nhiều người đấy.
Nếu không, thì đó cũng không phải là tin xấu lắm. Hãy nhớ là từ bỏ một mũi tên sai để đặt lại câu hỏi từ đầu là một bước tiến lớn trong cuộc đời bạn đấy.

Và thực sự là, qua quá trình từ bỏ mũi tên lúc trước, bạn đã làm 2 việc quan trọng mà nhiều người bỏ qua: hiểu chính mình và biết thêm về thế giới. Một bước tiến lớn, và đúng hướng. Bây giờ bạn đang ở giữa nhiều lựa chọn. Lựa ra cái nào phù hợp với mình cũng rất khó. Bạn cần phải chọn một lựa chọn ở đây.
Một lựa chọn khó khăn, nhưng không khó như bạn nghĩ. Đây là lý do:
Sự nghiệp thường được nghĩ như một đường hầm liên tục dài 40 năm. Bạn chọn một lối, và bạn ở đó luôn. Bạn sẽ tiếp tục con đường đó 40 năm rồi sang giai đoạn nghỉ hưu.

Nhưng sự thật là nghề nghiệp đâu giống như cái đường hầm 40 năm kia, chúng chỉ có vẻ vậy thôi. Những nghề nghiệp truyền thống trong quá khứ đã diễn ra kiểu 40 năm liền như vậy. Nhưng những nghề nghiệp bây giờ, ít truyền thống hơn, đã không thế nữa. Nhưng mọi người vẫn thường nghĩ như vậy, làm việc lựa chọn nghề nghiệp thật khó khăn.
Việc coi sự nghiệp như một sự kết luận cho đến cuối đời khiến chúng ta lâm vào những hoảng loạn không cần thiết, nhất là với những người không biết chính xác họ la fai hay học muốn gì, trong cả bây giờ cũng như tương lai. Coi sự nghiệp như một đường hầm thẳng tắp không lối thoát khiến lựa chọn này thật là nặng nề, đối với những ai cầu toàn, đưa ra quyết định này gần như là không thể. Khi bạn nghĩ sự nghiệp như là một đường hầm, bạn sẽ mất can đảm để chuyển việc, khi trong lòng bạn đang tha thiết mong muốn điều đó. Nó làm cho việc chuyển việc trở nên rủi ro và bẽ mặt vô cùng, một thứ có mùi vị của thất bại. Nó cũng làm cho những người năng động trung niên cảm thấy họ quá già để có thể bắt đầu một sự nghiệp mới, hay chuyển qua một nghề mới. Nhưng mọi người vẫn thường nói sự nghiệp như thể một đường hầm vậy, cái đó làm chúng ta sợ hãi một cách quá mức, và không cần thiết.
Sự nghiệp ngày nay không phải kiểu đường hầm như vậy. Nó như là một phòng thí nghiệm thì đúng hơn. Mọi người bây giờ không giống nhau, họ là những nhà khoa học phức tạp và dễ thay đổi. Sự nghiệp ngày nay là một chuỗi những thử nghiệm.
Steve Jobs so sánh cuộc sống với việc kết nối những điểm, chỉ ra rằng nó dễ dàng như nào khi nhìn vào quá khứ để thấy được tại sao bạn lại ở đây trong hiện tại, nhưng điều đó cũng cho thấy, về cơ bạn, bạn có thể kết nối cả những điểm trong tương lai.
Nếu bạn đọc truyện về những anh hùng, bạn sẽ thấy con đường của họ là một chuỗi dài những điểm nối, hơn là một đường hầm thẳng tắp, có thể dự đoán được. Nếu bạn nhìn vào bạn bè xung quanh, bạn cũng có thể thấy điều tương tự, thời gian trung bình một người trẻ làm ở một nghề là khoảng 3 năm, người già hơn thì khoảng 10,4 năm.
Vậy nên nhìn sự nghiệp như một chuỗi những điểm đến là một miêu tả chính xác những gì đang diễn ra. Coi sự nghiệp như một con đường thẳng tắp, thì không hiệu quả chút nào.
Vì vậy, bạn chỉ cần tập trung duy nhất vào điểm sắp tới trên con đường thôi, vì đó là điểm duy nhất bạn mà bạn có thể chén được. Bạn không cần phải lo tới điểm thứ 4 ở xa, vì nó quá khó, bạn không có làm được.
Khi điểm thứ 4 đến, bạn đã biết thêm nhiều về mình rồi. Bạn cũng đã thay đổi so với bây giờ, con bạch tuộc của bạn cũng đổi theo. Bạn sẽ biết thêm nhiều về thị trường lao động, cũng như nghề nào là phù hợp với bạn, và bạn là người chơi giỏi hơn, trong cái trò đời này. Cả cuộc chơi cũng thay đổi nữa đấy nhé.
Giả vờ rằng bạn biết điểm thứ 2 4 8 của bạn thế nào thật là buồn cười. Vì những điểm trong tương lai như vậy không phải mối lo hiện tại của bạn bây giờ. Hãy tập trung vào điểm đầu tiên này thôi nhé.
Nếu chúng ta nghĩ chúng ta như những nhà khoa học, cuộc đời là phòng thì nghiệm. Biểu đồ mong muốn và thực tế kia là những giả thuyết ngây thơ nhất. Điểm 1 này chính là cơ hội của bạn để thử nghiệm nó, kiểm tra xem nó có ra gì không.
Hãy xem ví dụ về việc hẹn hò đi. Nếu A đang nói mãi về người mà cô ấy muốn kết hôn nhưng không chịu hẹn hò, bạn sẽ phải nói với A “mày không thể tìm ra người mày muốn khi toàn ở nhà đâu, hãy ra ngoài kia, ướm thử vài anh, và mày sẽ biết là mày muốn gì” Nếu sau lần hẹn hò đầu tiên, A về nhà và bực bội về người kia, bạn có thể nói tiếp “Mày không thể biết được mày muốn gì sau mỗi 1 buổi hẹn. Mày phải hẹn hò nhiều hơn để biết được nên ra quyết định thế nào chứ?”
Chúng ta đều đồng ý rằng bạn A này gà và không hiểu gì về cách tìm ra một mối quan hệ hạnh phúc. Nên đừng như A khi lựa chọn nghề nghiệp. Điểm 1 kia là một phép thử, tương tự như lần hẹn hò đầu tiên.
Tình hình sáng sủa lên rồi đấy. Biết được điểm số 1 không gắn chặt cuộc đời bạn vào nghề nghiệp nào đó sẽ giúp bạn cảm thấy đỡ sợ hãi hơn. Coi con đường sự nghiệp như một đường hầm 40 năm và hoạch định số lượng điểm của mình là một combo chết người đấy. Tái định vị lại việc lựa chọn nghề nghiệp theo hướng có nhiều bước chuyển nghề nghiệp chẳng hạn, có thể khiến các lựa chọn của bạn thú vị hơn, và bớt căng thẳng.
Lý thuyết thì là vậy, nhưng phần khó ở tiếp đây này.

Hành động

Bạn đã suy nghĩ, đào sâu, lật ngược vấn đề, hoài nghi và cân nhắc. Bạn đã chọn một con đường và vẽ mũi tên phương hướng. Việc còn lại bây giờ là hành động.
Chúng ta khá kém việc này. Chúng ta sợ hãi. Chúng ta không dám làm những điều táo bạo. Đây sẽ là lúc sự trì hoãn xuất hiện.
Đây là lúc con bạch tuộc có thể giúp bạn. Như đã nói lúc trước, hành vi của bạn bất cứ lúc nào cũng đơn giản là biểu hiện của con bạch tuộc của bạn thôi. nếu bạn đã có một quyết định nhưng chưa thực hiện được nó, đó là vì một phần trong bạn - thứ không muốn bước tiếp - đã giành lấy thứ hạng cao hơn trong cái thứ tự ưu tiên về những ham muốn. Nó đã phải kháng. Bạn đã ra lệnh cho nó nhưng nó không nghe lời.
Để giải quyết vấn đề này, hãy nghĩ như một giáo viên mầm non. Nếu một đứa nhóc 5 tuổi trong lớp quấy nhiễu, phản kháng lại bạn, bạn sẽ làm gì?
Đến nói chuyện với đứa bé ấy. Nó có thể khó chịu, nhưng nó có lý lẽ của nó. Nói với nó tại sao bạn lại đặt ưu tiên cho nó thấp như vậy. Mô tả với nó những kiến thức mà bạn có được về thực tế. Nhắc nhở nó về cách mà những quyết định tiến bước, những điểm đến tương lai hoạt động. Nhắc chúng rằng bạn đang muốn tiến về điểm số 1 kia. Bạn là giáo viên, bạn phải làm rõ điều đó.
Càng già, thì tôi càng thấy những mâu thuẫn nội tâm của mình chính là phần lớn những khó khăn trong cuộc sống. Thế giới dễ thôi, bạn mới khó. Nếu bạn thấy bạn đang không thực hiện kế hoạch cuộc sống mà bạn đã tạo lậu trước đây, bạn sẽ thấy một ưu tiên số 1 mới, hãy trở thành một giáo viên mầm non. Cho đến khi bạn làm điều đó, nếu không thì cuộc sống bạn sẽ bị những khát khao ngắn hạn chiếm cứ, và bạn rối hết cả lên, không làm được gì.
Nếu bạn có một tiếng gọi rằng hãy thay đổi công việc, tôi hi vọng rằng bạn sẽ nhảy việc.

Sau bước chuyển

Chuyển tới một điểm mới, chuyển việc, là một cảm giác sự do đi kèm với một sự tàn phá ở bên trong.
Bạn sẽ không thể giỏi ngay ở công việc mới, sẽ có những chật vật, khó khăn. Bạn có thể sẽ trở nên héo mòn. Tất cả những sợ hãi sẽ muốn giết chết con bạch tuộc mong muốn của bạn. Bạn sẽ có những hoài nghi về mong muốn của mình. Sẽ rất là khó chịu.
Bạn phải tự nhắc nhở lại bản thân rằng, con bạch tuộc của bạn vốn dĩ không hạnh phúc. Có những mảnh ghép của nó, những ham muốn mà bạn sẽ phớt lờ. Ngày qua ngày, bạn sẽ nghĩ tới những tiến bộ mà bạn có được nếu không nhảy việc. Bạn sẽ nghĩ về những thứ mình đã bỏ lỡ.

Nếu thông minh hơn, bạn sẽ dần chấp nhận con bạch tuộc không hạnh phúc của bạn. Bạn có thể để nó rên rỉ, và từ từ điều chỉnh nó, bạn thậm chí sẽ biết rằng nó sẽ rên rỉ thế nào, đúng theo cách mà bạn dự tính.
Con bạch tuộc rên rỉ là một lời nhắc nhở về một hạnh phúc hoàn toàn - đó là điều không hợp lý. Thời gian bạn thấy hạnh phúc thì tạm thời thôi. Còn phần lớn thời gian còn lại, đó không phải là sự hạnh phúc ngập tràn như vậy.  Không lúc nào cuộc sống chỉ toàn hạnh phúc, mà giữa chúng là những khổ đau.
Sự hài lòng là một mục tiêu tốt hơn: hài lòng vì bạn đang cố hết sức để đi theo con đường mà bạn đã chọn; bạn đang ghép từng mảnh của thành công lại với nhau. Theo đuổi hạnh phúc là một bước đi cùi bắp. Cảm thấy mãn nguyên với lựa chọn của bạn, hoàn cảnh của bạn, biết rằng bạn sẽ có những gì bạn mong muốn, đó mới là sự khôn ngoan.
Mọi người nói về việc sống trong khoảng khắc hiện tại, nhưng cũng có một hiện tại lớn hơn: hiện hữu trong cuộc sống của chính bạn. Nếu bạn đang ở trong một sự nghiệp mà bạn thực sự cảm thấy đúng đắn, bạn sẽ không cần suy nghĩ, lên kế hoạch cho công việc khác nữa. Bạn sẽ quay lại với thị trường việc làm sau. Còn bây giờ bạn sẽ tập trung toàn bộ vào công hiện hiện tại này. Sau một thời gian, bạn sẽ sống (sót).
Không có nhiều lúc bạn chuyên tâm như vậy đâu, nên hãy đắm chìm vào nó. Toàn tâm hướng về mục tiêu lúc đó. Bạn đang là Michael Jordan với quả bóng trên tay, chơi thôi.
Đọc thêm: 

Điểm tiếp theo?

Có thời điểm, cảm giác của bạn về việc nắm giữ tình hình trở nên không tốt chút nào. Khi đó, bạn cần quay lại với việc phân tích và tìm hiểu xem, điều gì gây ra những gợn sóng bất ổn ấy.
Đôi khi, việc nắm giữ tình hình phải là vấn đề. Đó là người đầu bếp trong bạn đang kêu gọi cho một bước nhảy chiến thuật. Trong trường hợp này, đó không phải là chuyện hết kiên trì mà đó chính là sự kiên trì. Kiên trì trong việc theo đuổi nhiệm vụ sẽ đi tới những điểm đến tiếp theo của cuộc đời bạn.
Lúc khác, bạn có thể thấy những bất ổn đáng lo ngại hơn - một mối nghi ngờ rằng bạn đã chọn sai rồi, sai điểm đến rồi. Khi điều này xảy ra, bạn phải tìm hiểu xem cảm giác đó bắt nguồn từ đâu, từ phần thông thái của bạn, hay là một mong muốn nào đó đã bị hạ thấp ưu tiên. Một cú nhảy sang một điểm đến mới có thể xảy ra, nhưng còn phụ thuộc vào phần nào của bạn đang đòi hỏi điều đó, và nó có thể là một bước chuyển sai nữa.
Trong những khoảng khắc như này, việc cân nhắc xem bạn đang ở đâu trong thước đo sự dễ dãi để bỏ cuộc là quan trọng:

Những người ở bên trái thì không dám nhảy, họ sợ hãi. Chân họ tê cứng. Người ở bên phải thì lại quá dễ dàng để nhảy việc. Họ quá dễ để bỏ cuộc. Bạn nên lo lắng rằng mình có phải là người sợ hãi không, vì phần lớn những huối tiếc của người ta là “Ước gì tôi đã bỏ điều đó sớm hơn” và lời khuyên phổ biến của người già là “Đừng làm mãi công việc mà bạn không thích chút nào”
Đấy là lý do tại sao những khung hành động bên trong con người bạn lại quan trọng. Chúng cho bạn khả năng  để tính toán ngọn nguồn của áp lực. Trong ví dụ lúc trước, câu hỏi là sự thúc đẩy nhảy việc đến từ: bạn là người sợ hãi chuyển việc hay là bạn là người dễ muốn bỏ cuộc. Hãy hỏi mình nhé, có phải sự bồn chồn này chỉ là tiếng rên rỉ của con bạch tuộc chưa được xây dựng đúng, phải không? Hay đó là sự mệt mỏi kéo dài của con đường bạn đã chọn? Hay bạn đã khám phá ra được điều gì đó mới ở bản thân, khiến bạn muốn khởi động lại sự đánh giá về chính mình? Hay là một thứ gì đó to hơn đang diễn ra, trong sơ đồ này:

Nếu bạn thấy các thứ đã thực sự thay đổi, bạn cần có những cập nhật lớn hơn tới sự nghiệp của mình, như là thay đổi sứ mệnh, nhiệm vụ, điểm đến của bạn chẳng hạn:

Nếu một sự nghiệp là việc kết nối những điểm đến, bạn sẽ muốn làm tốt việc “thấu hiểu về chuyện nhảy việc” đấy. Cách tốt nhất để bắt đầu là nhìn vào quá khứ của bạn. Xem xét những quyết định trong quá khứ, như là một vận động viên đang theo dõi lại video thi đấu của mình để rút kinh nghiệm.
Nhìn vào quá khứ, tôi có thể thấy rất nhiều lần nhảy việc, tới điểm đến mới, và một số quyết định thì không được tốt cho lắm. Tôi có thể nhìn vào những quyết định tồi, để thấy nhưng nếp suy nghĩ và thói quen tư duy khiến tôi lựa chọn như vậy. Tôi sẽ học hỏi để không lặp lại điều đó trong tương lai.
Chấp nhận rằng mình còn ngu lắm cũng là một bài tập tốt cho sự khiêm tốn. Sự thiếu khiêm tốn thì không tốt. Nếu cứ phải liên tục viết lại bản đồ cuộc sống của mình cũng không dễ dàng gì. Nhưng mà sự thiếu an toàn và khó khăn đó là điều tất yếu trong hành trình làm chủ bản thân. Nếu chúng ta cảm thấy tình hình đang quá tốt, có nguy cơ là chúng ta đã quá tự tin, tự mãn. Có thể lúc đó chúng ta đã lạc đường, đi chệch khỏi mục tiêu đấy.
-------------------------
Những quyết định đúng và sai sẽ đưa đẩy đường đời của bạn, tạo cho mỗi người một hành trình khác nhau. Trên blog này, tôi thường viết về những nỗi sợ do thiếu lý trí của con người và tác hại của chúng. Nhưng chúng ta nên chấp nhận nỗi sợ của việc hối hận lúc cuối đời, vì đã không làm gì đó.
Tôi chưa bao giờ bên bờ vực của sự sống và cái chết, nhưng tôi nghĩ là cái chết khiến ta có cái nhìn rõ ràng hơn. Đối diện với cái chết, chúng ta có thể dập tắt những giọng nói của ham muốn trong đầu mình, mà phản tỉnh. Tôi nghĩ trong lúc đó, nhiều người sẽ hối hận vì đã không đi theo con đường họ mong muốn, hay nghe theo con đường mà ai đó đã xếp đặt cho họ như vậy.
Trong trải nghiệm cái nhân của mình, tôi thấy hối hận nhất về một quyết định sai lầm mà gốc rễ của nó là việc ai đó đã lẻn vào con bạch tuộc của tôi và động tay động chân gì đó. Mục tiêu trong tương lai của tôi không phải tránh khỏi sai lầm, vì sai lầm sẽ giúp tạo nên tôi.
Những ham muốn của con bạch tuộc sẽ không ngừng nài nỉ bạn sống cuộc đời theo ý chúng, nhưng bạn mới là chủ nhân cuộc sống của mình.
Đọc thêm: