Cách chọn một nghề nghiệp thực sự phù hợp với bạn (3)
Phân tích bạch tuộc Khi chúng ta nghĩ về mục tiêu nghề nghiệp, hay nỗi sợ hãi, hi vọng, và ước mơ, ý thức của chúng ta chỉ đang lắng...
Phân tích bạch tuộc
Khi chúng ta nghĩ về mục tiêu nghề nghiệp, hay nỗi sợ hãi, hi vọng, và ước mơ, ý thức của chúng ta chỉ đang lắng nghe tiếng nói từ những cái xúc tu của con bạch tuộc ham muốn kia, và thường là chỉ nghe thấy những tiếng gào thét lớn nhất, lẫn lộn vào với nhau. Chỉ bằng cách đào sâu vào tiềm thức, chúng ta mới có thể thấy được những gì thực sự xảy ra.
Điều tuyệt vời là tất cả chúng ta đều có khả năng làm việc đó. Những thứ ở trong tiềm thức của mỗi người cũng giống như là ở tầng hầm của ngôi nhà thôi. Nó không có gì là vượt quá giới hạn cả. Chúng ta có thể nhìn vào nó bất cứ lúc nào, chúng ta chỉ cần A) nhớ rằng ngôi nhà có một tầng hầm và B) thực sự dành thời gian và năng lượng để đi xuống đó, mặc dù đi xuống đó có thể không vui vẻ tí nào :3
Vì vậy, hãy nhìn vào tầng hầm tâm trí để tìm kiếm con bạch tuộc của bạn nào. Trừ khi bạn là người thực sự đã thực hành phân tích tiềm thức của mình trước đây, nếu không thì bạn sẽ thấy tối đen, hay là không thấy gì, không biết sao về cái tầng hầm tiềm thức này hết, khiến bạn không thấy con bạch tuộc ham muốn kia. Các để soi rọi tiềm thức của mình là xác định những gì tâm trí tỉnh táo của bạn bây giờ biết về những mong muốn và sợ hãi của bạn, sau đó thì mổ xẻ nó.
Giống như nếu đang có một sự nghiệp nhất định nghe tuyệt vời với bạn, hãy mổ xẻ nó. Những xúc tu nào đang khao khát sự nghiệp đó, cụ thể ở phần nào của xúc tu đó luôn?
Nếu bạn hiện đang không có đang khao khát một sự nghiệp nào, hãy tìm hiểu tại sao không. Nếu bạn nghĩ bạn sợ thất bại, mổ xẻ nó tiếp đi. Nỗi sợ thất bại có thể bắt nguồn từ bất cứ cái xúc tu nào, nên nó không phải là một phân tích đủ cụ thể. Bạn muốn tìm gốc rễ của nỗi sợ hãi đó cơ. Có phải đó là do sợ xấu hổ với xã hội, hay bị người khác đánh giá là không thông minh, hoặc không muốn là người thất bại trong mắt người yêu? Đó có phải là một nỗi sợ hãi cá nhân về việc sẽ phá hủy hình ảnh cá nhân của bạn - bằng việc xác nhận một nỗi nghi ngờ về bản thân đã ám ảnh bạn lâu nay? Đó có phải là một xúc tu lối sống, sợ rằng bạn sẽ phải hạ thấp lối sống của mình, khiến bạn căng thẳng vào bất ổn hơn so với cuộc sống hiện tại? Hay là nỗi sợ về việc hạ thấp đời sống không thực sự bắt nguồn từ xúc tu lối sống, mà bắt nguồn từ xúc tu xã hội, nói cách khác là việc đổi sang một căn nhà tồi hơn không khiến bạn thấy tồi tệ nhưng những điều mà bạn bè và gia đình đánh giá mới là điều bạn lo lắng? Hoặc có những cam kết tài chính mà bạn chỉ đơn giản là không thể rút lui vào lúc này, và xúc tu thực tế của bạn đang ở trong tình trạng hoảng loạn thực sự về cách bạn sẽ “tiêu” nếu vụ nhảy việc này mất nhiều thời gian hơn dự kiến, hoặc không suôn sẻ như dự tính? Hoặc là vài trong số này kết hợp với nhau tạo thành nỗi sợ để ngăn bạn không quyết định?
Có lẽ bạn không thực sự nghĩ rằng đó là nỗi sợ thất bại đã bạn ngăn cản bạn, đó là điều gì đó khác. Có lẽ đó là sự lo ngại sâu thẳm rằng bạn sẽ đánh mất bản sắc của mình, cả bên trong lẫn bên ngoài, thứ luôn đi kèm với những bước chuyển nghề nghiệp thế này. Cũng có thể đó là sức mạnh của quán tính - bạn đã ì ở chỗ này quá lâu rồi và không muốn chuyển đi đâu nữa, sức đề kháng thay đổi mãnh liệt áp đảo tất cả những mong muốn khác. Trong cả 2 trường hợp, bạn sẽ muốn mổ xẻ những cảm xúc này và tự hỏi bạn thân chính xác là xúc tu nào trái ngược với sự thay đổi danh tính, cũng như là quán tính.
Có thể bạn rất muốn giàu có. Bạn mơ về cuộc sống nơi bạn có 24 tỉ mỗi năm, và bạn cảm thấy những động lực lớn lao để biến nó thành sự thật. Tất cả 5 xúc tu đều cảm thấy một mong muốn giàu có trong những trường hợp nhất định, mỗi cái đều có lý do riêng. Hãy mổ xẻ nó ra.
Khi bạn đào sâu vào gốc rễ của mong muốn giàu có, có thể bạn sẽ phát hiện ra trong cốt lõi của nó, mong muốn được an toàn nhiều hơn là khát khao giàu nứt khố đổ vách. Chúng vấn có thể được đào sâu tiếp luôn. Mong muốn được an toàn đơn giản là một phần xúc tu thực tế. Nhưng nó sẽ không chỉ đơn thuần là mong muốn được an toàn khi soi chiếu sang các xúc tu lối sống hay xã hội. Hoặc có khi những mong muốn được an toàn của bạn là thái quá, vô cùng cao, vì những áp lực tài chính bấy lâu nay đã dồn ép bạn khiến chúng trở thành nỗi ám ảnh của bạn, bất chấp tình hình tài chính thực tế của bạn bây giờ thế nào.
Câu trả lời cho tất cả những câu hỏi này nằm ở đâu đó trên các xúc tu của con bạch tuộc mong muốn của bạn. Bằng cách đặt câu hỏi như này, đào đủ sâu để xác định gốc rễ thực sự của những mong muốn khác nhau của bạn, bạn bắt đầu bật đèn tầng hầm và làm quen với con bạch tuộc phức tạp của mình.
Bạn cũng sẽ hiểu được mong muốn bên trong nào của bạn có tiếng nói trọng lượng nhất trong tâm trí của chính mình, từ đó ảnh hưởng tới phần lớn quyết định của bạn. Nhanh thôi, một hệ thống phân cấp khát khao sẽ được hiện ra. Bạn sẽ xác định được khao khát nào to tiếng nhất và lèo lái quyết định của bạn, khao khát nào thổn thức nhưng bị dẹp lại phía sau những ưu tiên cao hơn kia, khao khát nào thì cam chịu với địa vị thấp kém của nó trong hệ thống phân cấp.
Tìm kiếm kẻ mạo danh
Đang có tiến triển tốt rồi đấy, nhưng đó mới là bắt đầu thôi. Khi bạn đã có một hình ảnh khá rõ ràng về con bạch tuộc của mình, bạn có thể bắt đầu thực sự - đó là đi tiếp xuống phần sâu hơn nữa của tiềm thức, nền của cái tầng hầm luôn ấy. Ở đây, bạn có thể thiết lập một phòng thẩm vấn nhỏ, lần lượt, mang bọn mong muốn kia xuống để kiểm tra chéo.
Bạn sẽ hỏi mỗi cái mong muốn: sao mày ở đây, tại sao lại như vậy? Mong muốn, niềm tin, giá trị, lo sợ không tự nhiên mà hình thành. Nó được xây dựng qua thời gian thông qua những ý thức bên trong kết hợp với sự quan sát và trải nghiệm cuộc sống, hoặc ai đó đã cấy nó vào chúng ta từ bên ngoài. Nói cách khác, nó có thể vừa là do bạn sáng tạo ra như một người đầu bếp, vừa là do người khác sáng tạo ra, bạn là người nấu bếp bắt chước lại.
Vậy mục tiêu của phòng thẩm vấn này là lột mặt nạ của từng cái khao khát, xem nó có xác thực bắt nguồn từ bạn không, hay là do người khác cải trang thành bạn.
Bạn có thể lật mặt bọn nó (lũ ham muốn) bằng cách chơi với câu hỏi Tại sao. Bạn sẽ hỏi câu hỏi tại sao đầu tiên - tại sao đây là thứ tôi muốn - rồi có được vài lý do. sau đó cứ tiếp tục thế. Tại sao cái lý do đó khiến bạn muốn cái bạn muốn bây giờ. Và từ lúc nào mà cái lý do đó trở nên có trọng lượng với bạn đến vậy. Bạn sẽ có được những lý do sâu hơn cái lý do ban đầu. Và nếu bạn cứ làm vậy, bạn thường sẽ khám phá ra 1 trong 3 thứ sau:
1) Bạn sẽ dùng câu hỏi tại sao để truy ngược về nguồn gốc và rồi kéo ra được một chuỗi dài những lý do được xây dựng nên từ một tư tưởng độc lập sâu sắc. Bạn kéo mặt nạ của nó ra nhưng không có gì nữa, và xác nhận rằng đó là bộ mặt thật.
2) Bạn truy ngược ra được rằng lý do là do ai đó đã cài đặt lên bạn. Tôi đoán lý do duy nhất tôi có những giá trị này là vì mẹ tôi đã áp đặt nó lên tôi. Và bạn nhận ra bạn chưa bao giờ thực sự cân nhắc xem bạn có đồng ý với nó không, một cách độc lập. Bạn không bao giờ dừng lại để tự hỏi liệu trí tuệ đang ngày ngày được trau dồi của bạn có thực sự biện minh cho mức độ thuyết phục mà bạn cảm nhận về niềm tin cốt lõi đó hay không. Trong trường hợp này, khoe khát hóa ra là một kẻ giả mạo đã giả vờ là một khát khao đích thực của bạn. Bạn kéo mặt nạ nó ra, chiêc mặt nạ rơi xuống, lộ ra người đã cài đặt những khát khao này lên bạn.
3) Bạn tuy ngược bằng câu hỏi tại sao và lạc lối trong cảm giác rằng “Tôi đoán là tôi chỉ biết rằng điều này là đúng”. Nó có thể là khao khát thực sự của bạn, hoặc phiên bản khác của #2, một ví dụ nơi bạn không thể nhớ ra khoảnh khắc cảm giác này được cài đặt vào bạn. Ở đâu đó trong sâu thẳm, bạn có linh cảm về điều đó.
Trong kịch bản số 1, bạn có thể tự hào rằng bạn đã phát triển phần đó như một người đầu bếp, sáng tạo ra nó. Nó là một cảm giác hoặc giá định đích thực và khó có thể kiếm được.
Trong kịch bản 2 hoặc 3, bạn phát hiện ra rằng bạn đã bị lừa. Ai đó đã lẻn vào và cài đặt con bạch tuộc mong muốn của bạn. Bạn là một người nấu bếp - ngoan ngoãn đọc thuộc lòng công thức của khát khao và sợ hãi từ người khác.
Nếu bạn là một người khôn ngoan khác thường, việc kiếm tra con bạch tuộc cho kết quả rằng những mong muốn của bạn được phát triển chủ yếu bởi bạn và luôn được cập nhật. Nhiều khả năng là bạn sẽ giống tôi và hầu hết bạn bè tôi, phòng thẩm vấn cho thấy một số kẻ mạo danh nhất định, hoặc ít nhất là có nhiều sự mơ hồ. Kiểu như, bên dưới cái mặt nạ nào đó, bạn thấy mẹ của mình chẳng hạn :v
Bạn sẽ kéo những mặt nạ khác và thấy những giá trị và đánh giá của những trí tuệ phổ thông, hoặc quan điểm của cộng đồng nơi bạn sinh sống, hoặc thứ được coi là ngầu trong thế hệ của bạn và văn hóa ngay trong nhóm bạn thân nhất của bạn.
Đôi khi, phía cuối của chuỗi những truy vấn tại sao là những triết lý trong một tiểu thuyết nổi tiếng, hoặc thứ gì đó mà thần tượng của bạn nói trong buổi phỏng vấn nào đó, hoặc một ý kiến mạnh mẽ mà thầy cô giáo nào đó luôn lặp lại.
Thậm chí bạn có thể thấy một mong muốn hay nỗi sợ nào đó có tác giả là chính bạn, hồi 7 tuổi. Giống như một giấc mơ thời thơ ấu được khắc sâu vào ý thức như thể một thứ mà bạn thực sự muốn, khi mà bạn thực sự trung thực (với bản thân mình) (ND: và không mệt mỏi với việc truy vấn)
Phòng thẩm vấn có vẻ không phải là khoảng thời gian vui vẻ lắm. Nhưng dành thời gian để thẩm vấn những mong muốn của mình là điều tốt đấy. Vì bạn không phải là phiên bản của bạn hồi 7 tuổi nữa, cũng không phải bố mẹ hay bạn bè hay thế hệ hay cộng đồng hay thần tượng hay quyết định quá khứ hay hoàn cảnh gần đây. Bạn là BẠN CỦA BÂY GIỜ, người thực sự đủ kiện kiện để quyết định xem bạn sẽ muốn và không muốn thứ gì.
Để cho rõ ràng, tôi không muốn nói rằng đó là sai lầm khi sống theo lời của một phụ huynh thông thái hay một triết gia nổi tiếng hay những người bạn mà bạn tôn trọng hay niềm tin của bạn hồi trẻ. Tất nhiên có những người có ảnh hưởng tới ta, đó là điều quan trọng và không thể tránh khỏi. Nhưng điểm khác biệt chính ở đây là:
Bạn có coi những lời bên ngoài kia như những thông tin thuần túy, được bạn nắm giữ và cân nhắc cẩn thận và rồi lựa chọn cẩn thận sẽ giữ lại cái nào? Hay những ảnh hưởng kia sẽ nhảy vào trong đầu bạn và rồi giả dạng là bạn để quyết định mọi thứ.
Bạn muốn một thứ mà người khác muốn vì bạn nghe họ nói về nó, bạn nghĩ về nó bên cạnh những trải nghiệm của bạn, và cuối cùng quyết định là bạn đồng ý với nó. Hay bạn nghe ai đó nói rằng họ muốn hay sợ gì đó, và bạn nghĩ “Tôi không biết gì và người kia có vẻ biết đấy, nên nếu họ nói X là đúng thì chắc là vậy rồi”, sau đó bạn khắc những ý tưởng này vào trong đầu và không bao giờ cảm thấy cần phải chất vấn lại chúng.
Những người đầu bếp thì làm như vế đầu ấy. Vế sau là dành cho những con robot ngoan ngoãn thôi. Và một con robot là thứ mà bạn trở thành khi một lúc nào đó bạn có ý tưởng trong đầu rằng ai đó đủ khả năng để trở thành bạn hơn là chính bạn. (ND: Tức là bạn nghi ngờ chính mình đó)
Tin tốt là mọi người đều mắc lỗi này và bạn có thể sửa nó. Giống như tiềm thức của bạn ở ngay đó để cho bạn nhìn nếu bạn muốn - nó cũng ở đó để thay đổi, cập nhật và viết lại nữa. Nó là đầu bạn, bạn được phép để làm điều đó nếu bạn muốn.
Đây là lúc để trục xuất những kẻ mạo danh, dù đó là bố hay mẹ bạn.
Đến lúc cuối thì con bạch tuộc mong muốn của bạn trông có vẻ hẻo, khiến bạn cảm giống một chút giống như bạn không biết bạn là ai nữa. Chúng ta thường nghĩ về điều này như một cảm giác xấu, hay một khủng hoảng hiện sinh, nhưng nó thực sự có nghĩa là bạn đang làm tốt hơn nhiều người đấy.
Cú sụt giảm từ quá tự tin đến khiêm tốn thường không cảm giác tốt lắm. Nhưng dừng mãi ở trên con dốc cao mà không chịu trượt xuống (ND: trong trò tàu lượn) thì không phải điều tốt lắm. Trí tuệ không tương quan với kiến thức, nó tương quan với việc tiếp xúc với thực tế. Nó không quan trọng là bạn bao xa về phía bên phải của biểu đồ, nó là việc bạn gần với đường màu cam thế nào. Trí tuệ bị tổn thương lúc đầu, nhưng đó là cách để sự gia tăng trí tuệ xảy ra. Điều trớ trêu là những người dừng lại trên dốc cao muốn làm cho những người đã trượt xuống cảm thấy tồi tệ về bản thân vì họ về cơ bạn không biết cách để hiểu chính mình. Họ chưa hề đạt được đến bước đó.
Hiểu chính mình rất rất là khó và không bao giờ dừng lại cả. Nhưng nếu bạn đã trượt xuống một lần, bạn đã trải qua một nghi thức quan trọng và bạn có thể tiến bộ. Khi bạn leo lên vạch cam, bạn sẽ chậm rãi nhưng chắc chắn hồi sinh được con bạch tuộc mong muốn của bạn, với con người thật của bạn.
Đến bây giờ thì có lẽ sẽ không còn rõ những mong muốn của bạn chính xác là gì nữa, vì bạn đang ở sâu phía dưới đường cam, hay là ở dưới sàn của tiềm thức. Chúng có thể ở sâu tiếp tiếp nữa cơ, lớp nền móng ấy. Gọi là Nhà tù phủ nhận nhé.
Đọc thêm:
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất