Các mức độ hiểu biết về công nghệ
Nãy mình có trả lời comment của bạn Hachane và bỗng nhiên nổi hứng muốn viết về chủ đề này 1. Mù công nghệ Là thiểu số những người...
Nãy mình có trả lời comment của bạn Hachane và bỗng nhiên nổi hứng muốn viết về chủ đề này. Mình vào bài luôn đây
1. Mù công nghệ
Là thiểu số những người không dùng bất cứ đồ công nghệ nào
2. Biết sử dụng
Chiếm đa số. Chính là những người chỉ biết dùng sẵn app đã cài và hiểu biết chỉ ở mức cơ bản (thậm chí chẳng biết gì vẫn sử dụng được)
Ví dụ dùng điện thoại chỉ biết nghe gọi. lướt face, xem youtube, nghe nhạc, chơi game, dùng laptop, PC chỉ biết lướt web, dùng mấy office đã cài sẵn và vào game là sẵn chơi
3. Hiểu cách cài đặt, gỡ cài đặt, tự sửa lỗi cơ bản
Không phải cái thể loại cài đặt tự động bấm vào "Tôi đồng ý với điều khoản..." rồi auto bấm Next là xong đâu nhé. Loại này vẫn chỉ ở mức biết thôi
Tối thiểu phải ở mức biết đăng ký tài khoản, bảo mật, xác minh, xác thực, biết lựa chọn các option tùy theo nhu cầu
Chắc nhiều bạn sẽ nghĩ. Uầy, cái này đơn giản lắm. Ta làm suốt ấy mà.
Vâng, đơn giản là bởi vì do xu thế hiện tại đã tối giản các bước, tự động hoặc đã cài sẵn mấy cái khó hết cho rồi. Chứ bạn quay lại tầm chục năm trước xem có mua được 1 con laptop đã được cài sẵn window, office, trình duyệt, bảo mật có bản quyền ko?
Ngay như trong ngành lập trình của mình, nhiều công ty sẽ có bộ phận IT riêng chuyên việc chỉ setup thiết bị, cổng, mạng, quyền, bảo mật, phần mềm,... Lập trình viên cũng hay phải cài đặt thêm phần mềm, môi trường, tài nguyên, các tham số để làm việc. Mấy ông cài đặt cấu hình cho máy chủ, hệ thống dữ liệu, hệ thống kiểm soát, giám sát, log, message mới gọi là khó (nhìn lương là đủ hiểu)
Gỡ cài đặt cũng tương tự thôi, cần gỡ triệt để như nào sao cho không ảnh hưởng tới các phần khác trong hệ thống là được :D
Tự sửa lỗi cơ bản thì chỉ cần bạn có khả năng tự search google => tìm ra giải pháp => làm theo => đến khi hoàn thành
4. Hiểu chức năng, cấu hình, nghiệp vụ
"Người hiểu về game chưa chắc chơi game giỏi nhưng người chơi giỏi chắc chắn hiểu về game" => là câu nói mô tả đúng nhất về nhóm người này
Hình ảnh trên có lẽ rất quen thuộc với nhiều người chơi Liên Minh. Mình nghĩ rất nhiều game thủ sẽ chơi theo cài đặt mặc định và còn chưa phân biệt được giữa phím nhanh, phím chậm và "Thay thế Thi triển Nhanh bằng Thi triển Nhanh với Bộ Hiển Thị trong bộ UI cài đặt nhanh". Còn mình thì sau khá nhiều thử nghiệm ở giai đoạn đầu đã đúc kết ra cài đặt phù hợp với bản thân nhất. Và đây chỉ là 1 thuộc tính cài đặt trong đó. Ngoài ra, bạn cần có hiểu biết về các thông số của tướng như chỉ số, kỹ năng, combo của chúng, thiết bị tùy theo các trường hợp, hoạt ảnh, các mẹo, khắc chế,...về cơ chế của quái rừng, trụ, linh, cấu trúc bản đồ,...
Nếu bạn biết, hiểu và thành thạo hết các chức năng, cơ chế này thì có thể coi bạn như là chuyên gia nghiệp vụ của hệ thống rồi đó :D
5. Mod game, mod skin, hack, cheat, bọn lừa đảo trên mạng
"Mod game" là viết tắt của "modifications game," nghĩa là các sửa đổi được tạo ra bởi cộng đồng người chơi hoặc các nhà phát triển ngoại vi để thay đổi hoặc cải thiện trò chơi. Các mod có thể thay đổi đồ họa, âm thanh, gameplay, nhiệm vụ, hoặc thậm chí là thêm vào nội dung mới hoàn toàn. Điều này cho phép người chơi tận dụng sự sáng tạo và tinh thần sáng tạo của cộng đồng để tạo ra trải nghiệm chơi game mới và phong phú hơn (mình cop đoạn này từ ChatGPT 3.5)
Nhóm này bao gồm những người đã hiểu rõ nghiệp vụ của hệ thống và có khả năng sửa đổi, can thiệp hoặc tạo ra sản phẩm tương tự vậy
Ví dụ: Chắc nhiều người ko biết chứ user - người dùng chính là 1 phần của hệ thống. Điều này khiến cho các nhà phát triển rất đau đầu vì hành vi của người dùng rất khó dự đoán. Họ cũng thường là mắt xích yếu nhất nên sẽ thường được các bọn lừa đảo nhắm đến (nhiều đại chúng gọi việc này là bị hack :v)
6. Nhà phát triển
Thực ra, nhiều nhà phát triển chưa chắc hiểu rõ nghiệp vụ và giỏi về mặt công nghệ hơn nhóm 5. Mình vẫn xếp nhóm này trên 1 bậc vì ít nhất về mặt đạo đức và sáng tạo sẽ ăn đứt nhóm kia. Kiểu như 1 bên làm outsource và 1 bên làm product ấy
Nhóm này trải dài từ các tay mơ làm 1 vài dự án web cá nhân, bán hàng, quản lý, làm game đơn giản, mấy cái app lên mobile store,..(chắc đa số là sinh viên) cho tới các lập trình viên lâu năm có kiến thức về quy trình phát triển phần mềm, có kiến thức về cấu trúc dữ liệu, giải thuật, công nghệ web, về điện toán đám mây, về an ninh, bảo mật phần mềm, giảm rủi ro, về kiểm thử, tự động hóa các quy trình, quản lý dự án,...đã bắt đầu xây dựng hệ thống nhiều người dùng cùng dữ liệu lớn
7. Chuyên gia
Các Hacker xịn mới ở nhóm này nè :3
Các công ty tầm trung hoặc các đơn vị trong tập đoàn lớn sẽ có 1-2 người có trình độ này. Họ thường đi khảo sát các dự án, tư vấn, đưa ra giải pháp, các công nghệ được áp dụng, quy trình thực hiện và đề phòng các rủi ro có thể xảy ra. Đồng thời cũng trực tiếp hoặc hỗ trợ giải quyết các vấn đề khó. Họ cũng là những người bắt trend, tự tìm hiểu, nghiên cứu các công nghệ mới nhất, hot nhất. Chính vì vậy rất nhiều người làm trong môi trường sư phạm, đào tạo hoặc phát triển, định hướng chuyên môn cho nhân sự công ty. Mình từng có dịp được làm việc với 2 anh sếp đạt được mức này và phải công nhận kỹ năng của 2 anh ấy gần như hoàn thiện về mọi mặt từ giao tiếp, ngoại ngữ, chuyên môn,... cho tới lối sống, giải quyết các vấn đề lặt vặt ngoài lề
8. Cao hơn chuyên gia
Mình chưa có cơ hội tiếp xúc với ai như vậy ngoài đời nên ko rõ lắm
Họ chính là những người tạo ra công nghệ mới, giải pháp mới, ý tưởng mới
9. Huyền thoại
Công nghệ mới, giải pháp mới, ý tưởng mới đấy trở thành hiện thực, tạo ra ảnh hưởng, thay đổi lớn tới ngành công nghệ, tới thế giới thì người tạo ra chúng sẽ trở thành huyền thoại
Rất nhiều tỷ phú công nghệ hiện nay thuộc nhóm này
Ngoài ra có thể kể đến 1 vài gương mặt mà mình biết như Linus Benedict Torvalds (cha đẻ Linux) hay James Gosling (cha đẻ Java)
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất