Cá sấu vs cá mập, mối quan hệ của hai kẻ săn mồi đáng sợ.

Lời giới thiệu:

Và sau đây là 1 vài thông tin thú vị mà Đạt Xuân (aka jinshin) đã tổng hợp được. Đó là mối quan hệ giữa cá sấu và cá mập. Trong suốt bề dày lịch sử tự nhiên, sự đa dạng sinh học đã mang đến cho chúng ta 1 cái nhìn khác về thế giới tự nhiên. Từ thực vật đến vi sinh vật, động vật. Và động vật thì chúng ta có động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật,… Và tất nhiên, khi 1 loài động vật nàođó đứng đầu ở chuỗi thức ăn, chiếm bậc dinh dưỡng cao nhất thì thường được gọi là Apex Predator (tức là những kẻ săn mồi đỉnh cao). Những loài động vật ăn thịt, chúng đi kiếm ăn thông qua hành động đi săn những loài động vật ăn thực vật hoặc là những loài động vật ăn côn trùng. Và khi 2 kẻ săn mồi được cho là ngang hàng nhau trong chuỗi thức ăn, giữa chúng có thể xảy ra những xung đột về thức ăn và đôi khi là lãnh thổ dù là khác loài. Lúc này, những cuộc chiến sẽ được nổ ra quyết liệt. Trận địa Canada và Bắc Mỹ chúng ta có bộ đôi gấu xám và sói xám. Mặt trận phía Đông châu Phi chúng ta có cặp sư tử và linh cẩu. Mặt trận Bắc và Trung Ấn có cặp gấu lười và hổ Bengal (trong lịch sử thì đây là chiến trường của hổ Bengal và sư tử châuÁ). Và dĩ nhiên, cá sấu và cá mập cũng là 2 kỳ phùng địch thủ của nhau. Nghe cóvẻ hơi lại vì cá sấu thường sống ở nước ngọt, còn cá mập lại sống chủ yếu ở nước mặn. Thế nhưng, vẫn có trường hợp ngoại lệ. Những con cá sấu đôi khi vẫn mò ra biển để tìm kiếm nguồn thức ăn phong phú và đa dạng hơn (chủ yếu là cá sấu nước mặn, ngoài ra thì 1 số loài cá sấu khác như cá sấu châu Mỹ, cá sấu Trung Mỹ hay cá sấu sông Nile thi thoảng vẫn bơi ra biển để kiếm ăn). Trong khi đó, đối thủ của nó là cá mập cũng có trường hợp ngoại lệ, cá mập bò, cá mập chanh là những loài cá mập sống được ở nước ngọt với mục đích là sinh con và lớn lên, vì sông lớn là môi trường lý tưởng cho những chú cá mập con. Vậy nên các cuộc đụng độ vẫn có thể xảy ra. Ngoài ra, những kẻ săn mồi đỉnh cao đôi khi cũng ăn thịt lẫn nhau khi thức ăn quá hiếm. Điều này có xảy ra đối với cặp kỳ phùng địch thủ này không nhỉ. Cùng mình tìm hiểu nhé.

Tổng quan:

Cá sấu:
Cá sấu là nhóm những loài bò sát lớn thích môi trường nước, chúng sống trên một diện tích rộng của khu vực nhiệt đới của châu Phichâu ÁBắc MỹNam Mỹ và châu Đại Dương. Cá sấu có xu hướng sinh sống ở những vùng sông và hồ có nước chảy chậm, thức ăn của chúng khá đa dạng, chủ yếu là động vật có vú sống hay đã chết cũng như . Một số loài, chủ yếu là cá sấu nước mặn ở Úc và các đảo trên Thái Bình Dương, được biết là có khả năng bơi ra xa ngoài biển. Những loài cá sấu lớn có thể rất nguy hiểm đối với con người. Cá sấu nước mặn và cá sấu sông Nin là những loài nguy hiểm nhất, chúng đã giết chết hàng trăm người mỗi năm ở các khu vực Đông Nam Á và châu Phi. Cá sấu mõm ngắn và có thể cả cá sấu caiman đen (là loài đang nguy cấp trong sách đỏ của IUCN) cũng là những loài gây nguy hiểm cho con người. Trong môi trường sống của mình, cá sấu là kẻ săn mồi đỉnh cao, chúng tấn công và ăn thịt những loài động vật như dơi, ếch, nhái, cua cho đến heo rừng, hươu, nai, chuột túi và thậm chí là cả những con ngựa vằn, cá mập, trăn, hổ và bò tót. Về khả năng tấn công, cá sấu rất nhanh nhẹn trong khoảng cách ngắn, thậm chí ngoài môi trường nước. Chúng có quai hàm cực khỏe và bộ răng sắc nhọn để xé thịt, nhưng chúng không thể há miệng nếu nó bị khép chặt. Những con cá sấu trưởng thành cỡ lớn có thể nặng hơn 220 kg, có loài thậm chí có thể dài đến 6 mét và nặng hơn 1 tấn (đối với cá sấu nước mặn).
Cá mập:
Theo Animals Planet Channel, cá mập chỉ có sụn chứ không có xương, cá mập chỉ có thể bơi thẳng tới chứ không thể bơi thụt lùi được. Nhìn xa, bạn có thểcho rằng cá mập không có vảy, nhưng thực chất bộ da của chúng được phủ rất nhiều vảy nhỏ, khi sờ vào bạn có thể thấy nhám như giấy ráp. Một con cá mập có thể phát hiện ra một giọt máu trong một bể bơi có dung tích chuẩn Olympic. Cá mập có thể sống trung bình khoảng 25 năm. Tuy nhiên có một số loại, ví dụ như cá mập voi, có thể sống tới 100 năm. Trên thế giới có khoảng 440 loài cá mập, nhưng chỉ 30 loài là nguy hiểm với con người. Theo thống kê, một năm cá mập tấn công khoảng dưới 100 người, trong khi đó số người chết vì ong đốt hoặc bị dừa rơi trúng đầu lớn hơn nhiều. Cá mập thường có 5-7 nắp mang. Nhiều người cho rằng chúng phải luôn di chuyển để nước lùa vào các mang, đảm bảo sự hô hấp của chúng, nếu không sẽ chết do thiếu oxy. Nhưng trên thực tế người ta có thể giữ một con cá mập ở yên một chỗ rất lâu mà con cá mập đó không hề bị thương tổn gì, miễn là nó không bị hoảng loạn. Điều này có thể thấy rõ ở các họ hàng của nó lại thường là các loài ít di chuyển, ví dụ như cá đuối. Trong suốt cuộc đời mình, cá mập có thể thay răng nhiều lần: chúng có nhiều lớp răng xếp bên trong bộ hàm khỏe, và ngay khi một chiếc răng bị rụng đi khi cắn phải vật cứng thì sẽ có chiếc khác thay thế. Cá mập là loài động vật săn mồi đỉnh cao trong môi trường sống của chúng, chúng có thể săn những loài động vật như cá, hải cẩu, cá heo và thậm chí là cả những con cá voi lưng gù to lớn. Kích thước của cá mập phụ thuộc vào từng loài như những con cá mập cắt bánh quy thì dài chưa đến 50 cm nhưng có loài cá mập thậm chí có thể dài đến 6 mét và nặng tới 2 tấn (đối với cá mập trắng lớn).

Các báo cáo và bằng chứng được ghi nhận:

Trên khắp thế giới, crocodile và alligator đang bắt đầu có xu hướng ra biển để tìm thêm nguồn thức ăn và nơi đó chính là lãnh thổ của những con cá mập. Điều gì sẽ xảy ra khi chúng gặp nhau?
Đầu tiên, chúng ta sẽ lui về 1 khoảng thời gian khá xa trong lịch sử, 15 triệu năm về trước. Maryland là nơi diễn ra nhiều cuộc xung đột giữa cá sấu và cá mập.  Và cá mập đôi khi là kẻ chiếm ưu thế. Tại đây, 1 người bạn của nhà khoa học nổi tiếng Stephen đã đưa cho ông Coprolite mà ông nghĩ rằng mẫu vật Coprolite này là của 1 con cá sấu.
Nguồn ảnh: NatGeo.
Và trên mẫu Coprolite này có vết răng và Stephen cho rằng cấu trúc đó giống với cấu trúc răng của cá mập hổ và ông cũng cho rằng, có thể con cá sấu này đã bị tấn công khi miếng Coprolite này vẫn còn trong khoang bụng con cá sấu vì mẫu này chỉ có một mặt là dính vết răng. Điều này cũng cho thấy, có thể trong lịch sử, nơi này từng là chiến trường của những con cá mập và cá sấu cổ đại. Chúng đều thích ăn những loài động vật như rùa biển và có thể đã xảy ra xung đột do thức ăn có phần giống nhau.
Tiếp đến là chúng ta sẽ tiến gần hơn 1 chút, vào khoảng thế kỷ thứ 19 tại chiến trường Bắc Mỹ. Nơi mà những con cá sấu mõm ngắn Mỹ và cá sấu Trung Mỹ hoạt động. Sự tương tác giữa cá sấu và cá mập ngoài khơi vùng này vào thời điểm đó là không hề hiếm. Trong 1 bài báo cáo được mô tả vào tháng 10 năm 1877 mô tả về cơ bản là một cuộc đối đầu ngoài khơi đông nam Florida giữa những con cá sấu Mỹ và một loài cá mập không xác định. Một số lượng lớn cá sấu được cho là bị thu hút bởi các đàn cá đã bị cuốn trôi vào đại dương bởi một đợt triều. Ở đây, chúng đã chạm trán với "hàng trăm con cá mập khổng lồ". Một cuộc giao tranh đẫm máu trên sóng đã xảy ra sau đó, theo một nhân chứng trên bờ đã nhìn thấy "cá mập và cá sấu nổi lên trên đỉnh sóng và chiến đấu như những con chó". Những xác chết bị cắt xẻo  -  cá sấu không đầu, cá mập" gần như bị cắn làm đôi"  -  trôi dạt vào bờ biển kéo dài nhiều dặm, thu hút cả bầy kền kền.
Tại khu vực Isla Fuerta gần biển ở Colombia, cá sấu Trung Mỹ (American crocodile) cũng được báo cáo là nhiều lần đụng độ với cá mập, và đen cho những con cá sấu này, loài mà chúng đụng độ phải là loài cá mập trắng. Loài cá săn mồi được cho là lớn nhất còn tồn tại. Cụ thể là những năm 1981, theo như báo cáo của Medem thì việc cá mập trắng săn những con cá sấu Trung Mỹ trưởng thành không phải là chuyện hiếm trong quá khứ.
Cá mập trắng từng được xem là kẻ thù tự nhiên của cá sấu Trung Mỹ bên cạnh báo đốm. Trong khi báo đốm được cho rằng là chỉ săn những con cá sấu chưa trưởng thành thì cá mập trắng sẵn sàng tấn công cả những con cá sấu trưởng thành và con non.
Cá mập trắng từng được xem là kẻ thù tự nhiên của cá sấu Trung Mỹ bên cạnh báo đốm. Trong khi báo đốm được cho rằng là chỉ săn những con cá sấu chưa trưởng thành thì cá mập trắng sẵn sàng tấn công cả những con cá sấu trưởng thành và con non.
Theo Medem và người dân địa phương thì cá mập trắng từng tấn công và ăn thịt những con cá sấu Trung Mỹ trưởng thành.
Ngoài ra, trong cuốn sách  Biology of Sharks and Their Relatives (ấn bản lần thứ hai). Theo như người đưa cuốn sách này lên nói cá mập trắng cũng thường xuyên ăn thịt những con cá sấu Trung Mỹ. Tuy nhiên, mình chưa tìm và chụp được đoạn đó nên chưa thể chắc chắn được nhé.
Trong một nghiên cứu vào năm 2013 cũng cho rằng, những con cá mập lớn cũng có lẽ đã giết những con cá sấu chưa trưởng thành hoặc những con cá sấu trưởng thành trong quá khứ (Webb và Messei 1977).
Và đó là 1 vài số liệu và báo cáo trong lịch sử. Tuy nhiên ngày nay, những cuộc đụng độ giữa cá mập trắng và cá sấu Trung Mỹ đã không còn được nhìn thấy tại khu vực này, có thể do tác động của con người khiến 2 loài động vật này gần như không thể gặp nhau. Trở lại với thời hiện đại. Do công nghệ phát triển, có camera nên chúng ta hoàn toàn có thể bắt gặp những cảnh chúng đụng độ với nhau thực tế hơn và đồng thời những hình ảnh và những thước phim có thể là tư liệu quý giá sau này.
Trước tiên, chúng ta hãy đến mới chiến trường tại Bắc Mỹ. Những con cá mập bò, cá mập chanh thường bơi từ biển vào rừng ngập mặn và những vùng đất ngập nước để sinh sản, vì đây là nơi tuyệt vời cho những chú cá mập nhỏ lớn lên bởi nguồn thức ăn dồi dào. Thế nhưng, ngoài cá mập ra thì những con cá sấu Mỹ (American alligator) cũng sinh sống và cư trú ở vùng rừng ngập mặn này. Vì thế, chúng ta có thể bắt gặp một số hình ảnh cá sấu Mỹ tấn công những con cá mập ở vùng này. Và sau đây là một số hình ảnh về việc cá sấu Mỹ săn những con cá mập.
Cá sấu mõm ngắn ăn thịt cá mập.
Cá sấu mõm ngắn ăn thịt cá mập.
Ảnh sưu tầm.
Nhưng nếu ra sao nếu cá sấu Mỹ bơi ra biển và đụng độ với những con cá mập lớn như cá mập hổ chẳng hạn, dù chưa có báo cáo nhưng theo Dr. Mike Heithaeus cho rằng những con cá mập hổ có bộ hàm và kích thước đủ lớn cắn xuyên qua lớp da dày những con cá sấu Mỹ và những con cá sấu Trung Mỹ. Nhưng giống như nhiều loài cá sấu khác, cá sấu Mỹ cũng là sinh vật nước ngọt và nếu chúng sống quá lâu ngoài biển, chúng sẽ chết do mất nước. Thế nhưng do cá sấu Mỹ có khả năng hấp thụ muối từ từ vào cơ thể và sau đó, chúng sẽ quay lại vùng nước ngọt và dần thoải mái trở lại. Nên vậy, cá sấu Mỹ cũng có thể ra biển để tìm kiếm nguồn thức ăn.
      Cùng tiếp tục bay đến khu vực Nam Phi, nơi chiếc đầu khổng lồ của một con cá sấu sông Nile cỡ lớn bí ẩn được phát hiện. Tuy nhiên, có người suy đoán thì con cá sấu này có thể bị những con cá mập bò cỡ lớn, hà mã, cá mập hổ tấn công do khu vực này nằm gần những con sông, số những người địa phương thì cho rằng chỉ có cá mập trắng mới đủ sức cắn lìa đầu con cá sấu nhưng cũng có ý kiến cho rằng con cá sấu này bị những kẻ săn trộm chặt đầu. Vậy nên trường hợp này khá là bí ẩn.
Ảnh sưu tầm.
        Tuy nhiên, St Lucian còn ghi nhận một trường hợp khác có sự xuất hiện của cá cá sấu và cá mập. Có thể là một con cá sấu sông Nile và con bò. Trong video, con cá sấu dài gấp 2 lần con cá mập và nó cố tình chặn đầu con cá mập để tấn công. Nhưng cuộc tấn công đã thất bại.
Ngoài ra, những con cá sấu sông Nile nhiều khi cũng tấn công và ăn thịt những con cá mập cỡ nhỏ ở những vùng nước ngọt khác.
Ảnh sưu tầm.
      Quả thật là rất đáng sợ, cá sấu và cá mập thực sự cạnh tranh rất ác liệt với nhau, tuy nhiên thì bây giờ. Chúng ta sẽ di chuyển đến một nơi khá gần nước ta hơn những vùng trên, đó chính là phía Bắc nước Úc, nơi những con cá sấu nước mặn tồn tại. Cá sấu nước mặn là loài cá sấu lớn nhất còn tồn tại. Tại những con sông lớn ở vùng này, cá sấu nước mặn là những sinh vật thống trị. Chúng tấn công bất cứ loài động vật nào mà chúng bắt gặp. Từ những con dơi, rắn cho đến rắn hổ chúa, trăn gấm, thậm chí là cả những con cá mập và những con hổ trưởng thành. Tại những con sông lớn ở phía Bắc nước Úc, cá mập bò, cá đao cũng thường ra vào tại những con sông này. Và tất nhiên, chúng không thể chống lại những con cá sấu nước mặn trưởng thành cỡ 5 mét đổ lên. Trong những năm gần đây, rất nhiều cuộc đụng độ được ghi nhận tại những con sông lớn này.
Ảnh sưu tầm.
Cá sấu nước mặn nhiều lần tấn công cá mập bò trưởng thành trong những con sông lớn. Có đến 10% những con cá mập sống ở vùng sông có sẹo do cá sấu tấn công. 
Cá sấu nước mặn được trang bị hẳn tuyến muối nằm ngay trên lưỡi, vì thế cá sấu nước mặn giành nhiều thời gian ở ngoài biển và đại dương hơn những loài cá sấu khác. Và đây chính là lãnh thổ của những con cá mập cỡ lớn. Mặc dù có cơ thể khổng lồ và sống sót được vài tuần ngoài biển nhưng cá sấu lại không chiếm được nhiều ưu thế khi đối mặt với những con cá mập ở ngoài biển. Tại những bờ biển, cá sấu và cá mập đều có chung con mồi là những con rùa biển. Và cuộc xung đột có thể xảy ra do tranh chấp đồ ăn.
Một trong những trường hợp được bắt gặp là một con cá sấu nước mặn đang tha một con rùa biển để ăn, nhưng phía sau nó là nhiều con cá mập bơi theo. Bao gồm cả con cá mập lớn.
Những con cá mập bắt đầu rỉa con rùa ngay trên miệng của con cá sấu cho đến khi con rùa chỉ còn lại một phần nhỏ.
Ngoài ra, trong một trường hợp khác, một con cá mập chanh còn dám thách thức với cả một con cá sấu nước mặn khổng lồ để tranh giành đồ ăn. Con cá sấu chỉ có thể ăn thoải mái khi nó đã đưa được con rùa lên bờ.
Con cá mập ở phía sau cố gắng tiếp cận và xua đuổi con cá sấu.
Trận chiến diễn ra ác liệt khi con rùa biển bị thủy triều kéo ra biển, hai bên tranh đấu quyết liệt giành đồ ăn. Không ai chịu nhường ai.
Cho đến khi con rùa đã trở lại gần bờ biển, con cá mập chính thức rút lui.
Cá sấu nước mặn thường cố gắng giữ con rùa trên bờ biển để tránh bị những con cá mập cướp giật đồ ăn.
Điều này chứng tỏ, những con cá mập đôi khi cũng lợi dụng cá sấu để lấy mồi.
Cá mập đôi khi cũng bơi theo cá sấu để thăm dò.
Một vài khoảnh khắc cá mập bò bơi gần cá sấu nước mặn ngoài biển.
Ảnh sưu tầm.
Hình ảnh cá sấu nước mặn và cá mập chia nhau ăn xác một con cá voi lưng gù khổng lồ.

Tổng kết:

Cả cá sấu và cá mập đều là những kẻ săn mồi đỉnh cao và chúng cũng có thể được coi là kỳ phùng địch thủ của nhau. Thông qua một số báo cáo và hình ảnh thì ta cũng có thể thấy. Khi những con cá mập vào những con sông lớn để kiếm ăn và sinh sản, chúng nhanh chóng bị cá sấu áp đảo trong quá trình kiếm ăn và sinh sôi nảy nở. Nhưng ngược lại, nếu như những con cá sấu bơi ra biển thì chúng sẽ phải đụng độ những con cá mập lớn hơn. Đây chính là một trong những điều kỳ diệu của thế giới tự nhiên. Mong rằng trong tương lai, chúng ta sẽ còn được chứng kiến và nhìn thấy nhiều cảnh chiến đấu hơn như thế và cũng sẽ nhìn thấy được thế giới tự nhiên phức tạp và tuyệt vời như thế nào.