CÓ PHẢI BẠN ĐANG MẤT PHƯƠNG HƯỚNG?
Biểu hiện như Chán nản, muốn thay đổi công việc; Đang làm việc này, lại làm việc khác; Không còn hứng thú với những môi trường và cộng đồng mình đang tham gia; Loay hoay, không biết làm gì, thiếu sự tập trung.
Áp lực cuộc sống, sự vội vàng, thiếu kiên trì, không kiên định, so sánh bản thân với người khác ... khiến nhiều người quá mệt mỏi và rơi vào trạng thái mất phương hướng.
MẤT PHƯƠNG HƯỚNG LÀ GÌ
Mất phương hướng là trạng thái tinh thần thay đổi, là khi bạn bối rối về thời gian, bạn đang ở đâu hoặc thậm chí bạn là ai. ... Ví dụ như các tình trạng như Alzheimer, có thể gây ra mất phương hướng suốt đời
BIỂU HIỆN CỦA MẤT PHƯƠNG HƯỚNG
1. Biểu hiện tâm lý bên trong
Nhầm lẫn hoặc không thể suy nghĩ rõ ràng như bình thường;
Mê sảng, nhầm lẫn và bị gián đoạn sự chú ý;
Ảo tưởng hoặc tin vào những điều dù đã được chứng minh là sai;
Kích động hoặc cảm giác hung hăng và bồn chồn.
2. Biểu hiện hành vi bên ngoài
Chán nản, muốn thay đổi công việc;
Đang làm việc này, lại làm việc khác;
Không còn hứng thú với những môi trường và cộng đồng mình đang tham gia;
Loay hoay, không biết làm gì, thiếu sự tập trung.
Con người chúng ta có khả năng tư duy và có ham muốn đạt được một cái gì đó lớn lao trong cuộc đời. Khi con người cảm thấy mình sẽ chẳng đi tới đâu thì họ sẽ cảm thấy mất đi ý nghĩa của cuộc sống hiện tại, cảm thấy mình đứng ở giữa quảng trường mà không biết mình phải đi về phía nào.
MẤT PHƯƠNG HƯỚNG XẨY RA VỚI NHÓM NGƯỜI NÀO
Mất phương hướng là trạng thái tinh thần, bởi vậy nên nó có thể xẩy ra với bất kỳ ai, không phân biệt tuổi tác, giới tính, địa vị, giầu nghèo ...
Người giầu hay nghèo, chính trị gia, quan chức, doanh nhân, hay nhân viên công sở, lãnh đạo, công nhân .... có cũng có thể rơi vào trạng thái mất phương hướng.
Thường thì mất phương hướng rơi vào những giai đoạn như: sinh viên chuẩn bị ra trường, những người thất nghiệp hoặc chuẩn bị thất nghiệp, những người vừa trải qua nghịch cảnh hoặc biến cố lớn trong cuộc đời.
NGUYÊN NHÂN GÂY RA MẤT PHƯƠNG HƯỚNG
Mất phương hướng có nhiều nguyên nhân bao gồm cả môi trường bên ngoài và bên trong mỗi người gây nên, một số nguyên nhân chủ yếu là:
1. Thiếu ngủ
Đây cũng là nguyên nhân gây mất phương hướng ở giới trẻ hiện nay. Khi thiếu ngủ khiến bạn rơi vào trạng thái mệt mỏi khi đó những thông tin lưu trữ không thể di chuyển về phía vỏ não trước trán, điều này dẫn đến sự lãng quên và mất trí nhớ ngắn hạn.
2. Thiếu vitamin B1
Vitamin B1 (Thiamine) giữ vai trò hàng đầu trong các chức năng của hệ thần kinh trung ương và ngoại biên. Đồng thời là dưỡng chất thiết yếu trong quá trình chuyển hóa thức ăn và chuyển đổi thành năng lượng. Theo các nhà nghiên cứu cho rằng, một lượng lớn vitamin B1 nằm trong bộ não của chúng ta với chức năng duy trì việc sản xuất các dẫn truyền xung động thần kinh có tác động tới tâm trạng, trí nhớ, sự chuyển động và suy nghĩ của mỗi người.
3. Triệu chứng của các bệnh lý
Người mắc bệnh gan, thận mạn tính mà không biết hoặc bệnh phổi mạn tính gây thiếu oxy não cũng có triệu chứng hay quên.
Các biểu hiện của suy gan dẫn đến bệnh não gan bao gồm: Dễ xúc động, có vấn đề về ngôn ngữ, tâm trạng thất thường, giảm khả năng tập trung và tư duy, lơ mơ, trí nhớ kém, mất trí, mất nhận thức về phương hướng, ngất lịm, hôn mê sâu…
Các triệu chứng sẽ trở nên rõ rệt và nghiêm trọng hơn theo từng cấp độ của bệnh.
Khi phát hiện bản thân hoặc người nhà có những dấu hiệu này, nhất là khi đã có tiền sử bệnh gan, cần đưa ngay đến cơ sở y tế uy tín để khám và khắc phục kịp thời.
Việc chậm trễ đôi khi có thể ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân.
4. Rối loạn tâm lý
Hầu hết mọi người có thói quen làm nhiều việc cùng lúc với hy vọng công việc được giải quyết càng nhanh càng tốt.
Với một số người, điều này thoạt đầu có vẻ thú vị và đầy thử thách nhưng về sau có thể dẫn đến rối loạn tâm thần và căng thẳng.
Khi bộ não phải làm việc quá tải, họ sẽ bị cảm giác rối loạn, lạc lối và mất phương hướng.
Với một tâm trí lẫn lộn, trí nhớ kém là hệ quả dễ phát sinh và điều duy nhất giúp giải quyết chuyện này là tập trung vào một việc tại một thời điểm.
Bộ não càng phải xử lí nhiều việc cùng lúc thì khả năng suy giảm trí nhớ càng tăng.
5. Stress kéo dài, trầm cảm
Khi tâm trạng không tốt, chúng ta thật khó để tập trung làm một điều gì đó. Tuy nhiên không ai có thể tránh được chứng trầm cảm.
Trẻ em cũng có thể mắc chứng bệnh này nếu thường xuyên tiếp xúc với các tình huống căng thẳng của lứa tuổi.
Giận dữ, sợ hãi và lo âu cũng có thể tăng khả năng hay quên và không tập trung.
LÀM THẾ NÀO KHI BỊ MẤT PHƯƠNG HƯỚNG
1. Tăng cường luyện tập, rèn luyện cơ thể
Việc tăng cường sự tập trung khi luyện tập, rèn luyện cơ thể là giải pháp hiệu quả giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Đồng thời giúp cho việc đẩy mạnh tuần hoàn máu trong cơ thể giúp các quá trình được diễn ra bình thường, tăng cường sự phát triển của não bộ.
2. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Có chế độ ăn uống khoa học hợp lý, bổ sung các chất dinh dưỡng để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể và não bộ.
3. Thư giãn
Áp lực, căng thẳng hay những cảm xúc tiêu cực cần được loại bỏ ra khỏi cơ thể càng nhanh càng tốt.
Lúc này, thả lỏng cơ thể và thư giãn bằng massage, thiền hay yoga, hoặc gặp gỡ bạn bè, vui chơi giải trí sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng stress hiệu quả, từ đó ngăn chặn nguy cơ suy giảm trí nhớ.
4. Từ chối những thông tin tiêu cực vô nghĩa
Nếu bạn dành nhiều thời gian cho mạng xã hội, hãy unfollow hoặc out khỏi những nhóm tiêu cực, không có thông tin gì mới mẻ, tích cực;
Tham gia và tương tác với những cá nhân, cộng đồng chia sẻ những điều thú vị, tích cực;
Học cách chia sẻ để luôn cảm thấy bản thân mình có giá trị và tự tin hơn.
AI RỒI CŨNG SẼ TRẢI QUA NHỮNG GIAI ĐOẠN MẤT PHƯƠNG HƯỚNG
Ở góc nhìn đời sống, việc trải nghiệm cảm giác mất phương hướng là cần thiết cho sự trưởng thành của mỗi con người.
Đôi khi, mất phương hướng được hình thành từ khoảng thời gian trì hoãn do dự quá lâu cho mỗi quyết định lớn của chúng ta.
Bản thân mình cũng từng có những giai đoạn mất phương hướng. Ví dụ như năm học lớp 5, năm học lớp 12, năm ra trường Đại học và khi kinh doanh thua lỗ.
Nhìn đơn giản hơn, mất phương hướng chỉ đơn giản là do ta chưa có điều kiện tốt để phát triển kỹ năng lựa chọn và ra quyết định, một số đứa trẻ khi còn bé được bố mẹ lựa chọn, quyết định hộ mọi việc. Lớn lên rất dễ rơi vào trạng thái này.
Một số bậc phụ huynh luôn lựa chọn cho con, nhưng lại bắt con chịu trách nhiệm, điều này sẽ khiến một số đứa bé được gọi là "vâng lời" chịu ấm ức trong 1 thời gian dài. Lớn lên, chúng không được hình thành kỹ năng lựa chọn và rất dễ bị người khác lựa chọn hộ, gây nên trạng thái mất phương hướng
Hy vọng bài viết của mình có thể giúp bạn nào đó đang rơi vào trạng thái mất phương hướng, từ đó hiểu rõ bản thân và tìm được hướng đi cho mình, rất mong nhận được sự góp ý của các bạn.
Đọc thêm:
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất