CƠ CHẾ BẮT GIỮ POKEMON CỦA POKEBALL
Thương hiệu Pokemon đã gắn liền với tuổi thơ của bao người trên thế giới suốt nhiều thế hệ, từ game, đến anime và manga. Nó cũng để...
Thương hiệu Pokemon đã gắn liền với tuổi thơ của bao người trên thế giới suốt nhiều thế hệ, từ game, đến anime và manga. Nó cũng để lại cho chúng ta vô vàn câu hỏi thắc mắc về 1 số điều còn chưa được làm rõ, như lối ăn uống của các loài Pokemon hoang dã, sức mạnh của chúng theo Pokedex, và quan trọng hơn cả là bí mật của những quả Pokeball.
Trước khi được giải thích 1 cách rộng rãi, thì cơ chế của nó được fan tung ra khá nhiều giả thuyết. Giả thuyết thứ nhất, đó là Pokeball được thiết kế để tạo ra 1 chiều không gian mini có giới hạn nào đó bên trong quả cầu. Khi Pokemon được bắt vào, nó sẽ ở trong chiều không gian đó .Chiều không gian này kết nối với ý chí của Pokemon nên nếu nó phản kháng, chiều không gian này sẽ đóng lại và sẽ đẩy nó ra ngoài. Không gian này kết nối với không gian bên ngoài nhờ 1 dạng tia màu đỏ phóng ra từ Pokemon khi bấm nút trên quả cầu.
Giả thuyết này khá xa vời, khi thực tế công nghệ của loài người khi đó không thể làm được điều như thế.
Giả thuyết thứ 2, đó là tia năng lượng đó là tia thu nhỏ kiêm phóng to, có nét giống như Ray Palmer - The Atom. Khi con Pokemon định thoát ra thì đơn giản nó chỉ cần bật ra, quả cầu bị chấn động sẽ đẩy nó bay ra ngoài, đồng thời phóng to nó lại.
Tuy nhiên, điều này lại tồn tại nhiều lỗ hổng. Đơn giản nhất là tại sao chất lượng của các loại cầu khác nhau? Ultra Ball, Master Ball,... tại sao chúng lại có hiệu quả săn bắt khác nhau tới vậy ,nếu chúng dùng tia thu nhỏ? Ngoài ra, nếu như 1 con Pokemon bung sức hết ra thì không thể có quả cầu nào chịu được nó, và thực tế ngay cả những loài Pokemon có sức mạnh thể chất hơi yếu đuối 1 chút vẫn ra được. Dĩ nhiên, ta còn chưa tính đến các loài có năng lực dịch chuyển.
Đọc thêm:
Vậy sự thực thì sao?
Về nguồn gốc, vào khoảng vài trăm năm trước, Pokeball ban đầu vốn được tạo ra từ các loại trái cây đặc biệt ở vùng Johto có tên là Apricorn. Những quả này được cắt ra và được chạm khắc, sau đó được trang bị một thiết bị đặc biệt để có thể chế tác thành Pokeball nguyên thủy - Apricorn Balls.
Ở thời kì đó, Apricorn Balls trở nên khá phổ biến, tuy nhiên số lượng lại rất ít. Cây Apricorn vốn khá yếu nên việc thu hoạch đại trà cùng lúc được coi là cấm kị, và sức mạnh bắt giữ gần như tuyệt đối của chúng (tùy từng loại Pokemon tương ứng), không cần phải chiến đấu như bóng Pokeball thường được coi là hành vi...không đẹp lắm trong giới Pokemon Trainer. Cho đến khi Pokeball nhân tạo bằng công nghệ được tạo ra, các loại cầu được làm từ quả cây này dần ít bị khai thác đi và được coi như những tác phẩm nghệ thuật hiếm có, rằng mỗi trainer chỉ có vài quả trong sự nghiệp của mình.
Về thời hiện đại, Pokeball đều được chia đẳng cấp về giá trị, và cả khả năng bắt giữ. Đứng đầu trong số đó là Master Ball, với khả năng bắt giữ là 100% và chỉ dành cho những trainer “xứng đáng”. Tuy vậy, mặc dù có khác biệt về khả năng bắt giữ, thì cơ chế của chúng theo cơ học vẫn không có gì khác biệt.
Đọc thêm:
Trong 1 trận thu phục Pokemon, một khi Pokémon hoang dã đã bị suy yếu, Pokémon Trainer có thể ném một Pokeball (loại thường) vào nó. Khi một Pokeball chạm vào Pokemon, miễn là nó không bị chệch hướng, Pokeball sẽ mở ra, phóng ra 1 tia màu đỏ, biến Pokemon thành dạng năng lượng, kéo nó vào giữa và đóng lại. Điều này tồn tại là do cấu trúc cơ thể của Pokemon vốn khác với con người, và con người nếu dính phải tia đó thì chỉ choáng váng trong một khoảnh khắc. Một Pokémon trong trạng thái này được cho một cơ hội để đấu tranh để cố thoát khỏi quả bóng và trốn thoát, ngay lập tức được chuyển đổi từ năng lượng thành vật chất. Nếu một Pokemon thoát khỏi Pokeball, quả cầu loại thường sẽ bị phá hỏng. Nếu 1 Pokeball bị khuất phục, quả cầu sẽ “đánh dấu” nó. Điều này khiến của Pokemon Trainer khác không thể thu phục được 1 con Pokemon đã bị thu phục từ trước đó.
Pokeball cũng có 1 số bất cập. Nếu cơ chế mở của Pokeball bị hỏng thì Pokemon cũng không thể thoát ra, cho đến khi nó được sửa chữa hoàn toàn.
Quả cầu cũng được trang bị nhiều công nghệ hiện đại. Ví dụ như tích hợp hệ thống kết nối với Pokedex, hay bên trong Pokeball được thiết kế đặc biệt nhằm giả lập các môi trường thoải mái, thân thiện nhằm trấn an và ngăn Pokemon trốn thoát. Có nghĩa là, ngay cả sau khi bị thu phục, Pokemon hoàn toàn có thể thoát ra nếu nó cảm thấy chán. Ngoài ra, Pokeball cũng được thiết kế để có thêm chế độ “phóng sinh”, tức thả nó trở về nơi hoang dã. Pokemon sẽ được “tắm mình” trong ánh sáng màu xanh, và ngay sau đó nó lại trở thành 1 Pokemon hoang dã, có thể bị thu phục bởi kẻ khác.
Trên đây là thông tin chi tiết về những quả Pokeball, về lịch sử và cơ chế bắt giữ của chúng. Hãy cùng mình đón xem phần phim chiếu rạp sắp tới của Pokemon, mang tên “Pocket Monsters the Movie: Everyone’s Story” nhé.
***P/S : Bài viết có dựa theo nguồn từ trang Bulbapedia, vui lòng truy cập để có thể tìm hiểu chi tiết hơn.***
-Yasha, form HQ with love!-
Otakulture
/otakulture
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất