Cô ba Sài Gòn và phong cách điện ảnh thú vị của Ngô Thanh Vân
Sau 3 bộ phim "Ngày Nảy Ngày Nay", "Tấm Cám: Chuyện Chưa Kể" và "Cô Ba Sài Gòn" với vai trò là nhà sản xuất (1 phim làm đạo diễn) thì có thể dễ dàng nhận thấy rằng, xuyên suốt cả 3 phim với đề tài riêng biệt này đều mang những nét chung mà ở đây người viết xin được gọi là "Phong cách của Vân" (PCCV) không thể lẫn đi đâu được. Mà nói chính ra là 4 điểm rõ ràng sau:

MÀU SẮC - TRANG PHỤC - KỲ ẢO - CHỈNH CHU

Bốn yếu tố này hòa quyện với nhau một cách nhuần nhuyễn và tạo ra những bộ phim đáng nhớ, thú vị, khiến dư luận quan tâm, truyền thông cứ thỏa sức thể hiện, câu kéo, bởi lẽ con người luôn bị thu hút bởi những gì sặc sỡ, đẹp đẽ và kỳ lạ mà... Nhưng vì tiêu đề là "Cô ba Sài Gòn" nên người viết sẽ chỉ tập trung cái PCCV này ở phim này thôi chứ không đề cập tới các phim kia nữa, hoặc  có đề cập nhưng rất ít.
Cô ba Sài Gòn ngay từ khi khởi quay và gắn mác phim của NTV đã khiến rất nhiều người quan tâm và tỏ ra thích thú với dự án này. Đồng thời, sau quãng thời gian đi dự liên hoan phim các nước thì khi về VN công chiếu chỉ với 2 teaser thú vị được tung ra thì CBSG lại càng hấp dẫn hơn bao giờ hết, ví như một món ngon được công nhận thì người ta càng muốn thưởng thức nó cho dù chưa biết cái công nhận ý cụ thể ra sao...
CBSG sở hữu toàn bộ những ưu điểm của PCCV và phát huy nó một cách tinh tế nhất, NTV rất biết nắm bắt cái thị hiếu phim ở VN, cô biết ở VN đang thiếu loại phim gì và mang nó đến, tuy không phải mới mẻ gì nếu so với điện ảnh thế giới nhưng đối với ở nước ta thì đảm bảo rằng nó gần như là sự khởi đầu. Ở VN liệu đã có một bộ phim nào làm về thế giới phép thuật thần tiên như Ngày nảy ngày nay hay đã phim nào kể về cổ tích nhưng dưới góc nhìn khác hoặc là kể về ÁO DÀI - thứ trang phục truyền thống ngàn đời... Vậy mà những điều đó đã được NTV mang tới, với ngôn ngữ điện ảnh đẹp và đầy màu sắc của mình.
CBSG đi thẳng luôn vào vấn đề thời trang vốn là thế mạnh của những phim NTV cùng với đó là màu sắc của bối cảnh, ngôn ngữ thời kỳ đa dạng, sính tiếng Pháp, tiếng Anh của mỗi giai đoạn, nhân vật thú vị làm nên tổng thể đầy màu sắc, tươi tắn, tràn trề năng lượng tích cực mà tới khi ra rạp ắt hẳn ai cũng cảm nhận được. Những bản nhạc phim giai đoạn thời kì năm 60 tới thời hiện đại đều rất hợp, nghe rất thuận tai và làm không khí phim thể hiện rất rõ ràng. Kết hợp cùng với những điểm trên là kịch bản đơn giản nhưng không hời hợt, cảm xúc, đồng thời tâm lý nhân vật phát triển tốt và tổng quan chỉnh chu không có hiện tượng đầu voi đuôi chuột hay thừa thãi nội dung.

Nhưng đâu phải cứ như vậy là không có một điều gì để bắt lỗi. Tựa như một bộ áo dài đẹp thì cũng sẽ có những đường chỉ thừa hay những phần thiếu sót không chủ đích. CBSG kể về một câu chuyện xuyên không với nội dung cũ kỹ chẳng có gì mới mẻ, ngoài cái việc nó là phim VIỆT NAM và kể về ÁO DÀI; còn đâu người xem có thể đoán ra hết toàn bộ mọi thứ từ lúc Như Ý bay tới tương lai rồi. Phim thuộc dạng Coming of Age, tức là kể về sự trưởng thành của nhân vật chính nên nói tâm lý nhân vật phải được phát triển tốt, CBSG làm được điều này song chủ yếu là ở vai của Ninh Dương Lan Ngọc, Hồng Vân và Diễm My 9x còn lại thì vẫn tính tốt đẹp như thủa ban đầu và chỉ toát lên được tính cách thú vị với tùy diễn viên.
Nhìn chung thì CBSG là phim đặc biệt như bao bộ phim khác của NTV, nó chỉnh chu từ trang phục, sự phá cách với tổng thể không hời hợt, nhiều màu sắc và nhân vật có chiều sâu. Song cái gì lạ thì cũng không thể hoàn chỉnh được, cần phải có thời gian để những nhà làm phim có tâm như NTV phát triển tiếp, có thể là dựa theo những thể loại này và làm tốt hơn nữa hoặc phát huy những gì đã có và thể hiện cái mới mẻ hơn... Cái ý nghĩa truyền tải của phim thì ngoài áo dài là gốc rễ thì còn nói lên rằng chúng ta phải ngoảnh lại nắm giữ nét truyền thống để cùng nó hội nhập chứ không phải mải miết chạy theo thời đại mà đánh mất tinh thần chung đó.... Mặc dù thông điệp truyền tải không mới song với CBSG và PCCV thì nó vẫn khá thú vị và vừa lòng đại đa số người tới rạp...
Đọc thêm: