Phần 1: Khái quát về những triệu chứng lâm sàng khi bị rắn độc cắn.
3. Rắn sãi cổ đỏ (Rhabdophis subminiatus)(Hình minh họa Figure 2c):
Họ Rắn nước (Colubridae) là một họ rắn có số lượng thành viên rất lớn trong họ nhà rắn ở Việt Nam với hơn 100 loài. Cho đến hiện tại, nước ta chưa ghi nhận một loài nào trong số đó có khả năng gây nguy hại đến sức khỏe và tính mạng con người, trừ một loài: rắn sãi cổ đỏ, hay rắn học trò, danh pháp khoa học là Rhabdophis subminiatus.
Đây là một loài rắn cực kỳ quen thuộc đối với đại đa số người Việt, từ người thành thị cho đến những bà con cô bác ở nông thôn. Tên thường gọi của loài rắn này là rắn hoa cỏ cổ đỏ, một số địa phương gọi là rắn sãi cổ đỏ, rắn học trò hay rắn hổ lửa(*),...v.v. Đặc điểm nhận dạng của loài này là lúc nhỏ, chúng có phần đầu màu xám, cổ màu đỏ với 1 khoanh vàng và 1 khoanh đen, thân màu nâu hoặc xám, lúc lớn lên thì đầu chúng chuyển sang màu xanh, cổ màu đỏ và thân màu xám hoặc nâu (cái tên rắn sãi cổ đỏ bắt nguồn từ đặc điểm phần cổ màu đỏ của chúng, vì nó trông như khăn quàng cổ của học trò nên cũng gọi là rắn học trò). Theo quan niệm dân gian, đây là một loài rắn vô hại, không có nọc độc nhưng thực tế không phải vậy! Loài rắn này có 2 loại độc:
- Độc tích từ con mồi, cụ thể là cóc. Độc cóc sẽ được dự trữ ở tuyến sau gáy (phần cổ đỏ) và tiết ra khi rắn gặp nguy hiểm, khi kẻ thù cắn vào gáy, ăn thịt hoặc vô tình chạm vào cổ rắn và đưa lên mắt, miệng,... thì sẽ trúng độc cóc, gây nên hiện tượng ngộ độc.
- Độc tự tạo ra và tiêm qua răng nanh. Rắn sãi cố đỏ có răng nanh ư??? Có đấy, nhưng răng nanh của chúng nằm sâu ở trong hàm trên nên rất khó thấy và rất khó cắn, khi muốn tiêm độc thì rắn phải cắn, giữ và nhai thật lâu, đó là lý do mà người Việt ta nghĩ là loài này không có độc.
Vì có 2 loại độc nên triệu chứng trúng độc cũng khác nhau:
- Đối với loại độc tích từ con mồi: Nạn nhân sẽ có biểu hiện tương tự như ngộ độc thịt cóc: chóng mặt, buồn nôn, khó thở, nhịp tim và huyết áp bị rối loạn, đau bụng, tiêu chảy,... và nặng nhất thì sẽ tử vong.
- Đối với loại độc do rắn cắn: Nạn nhân sẽ gặp vấn đề về máu như loãng máu, đông máu, chảy máu trong và ở các vết thương hở, trong các trường hợp nặng hơn thì nạn nhân sẽ tử vong do mất máu, hoặc do đột quỵ, hoặc cả 2.
VIỆT NAM CHƯA CÓ HUYẾT THANH CHO LOÀI RẮN NÀY NÊN LÀM ƠN, ĐỪNG ĐỂ BỊ CẮN!!!
(*) Hổ lửa là tên gọi chung của 2 loài rắn là loài nói trên và loài rắn nước, hay rắn nước đốm vàng, Fowlea flavipunctatus, ngoại hình 2 loài này cũng khá giống nhau nên hay bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, trái ngược với rắn sãi cổ đỏ, rắn nước đốm vàng không có độc, nhiều bạn hay bảo là đã ăn thịt rắn sãi cổ đỏ nhưng khả năng là các bạn đã ăn thịt loài rắn nước đốm vàng và nhầm thành rắn sãi cổ đỏ, vì nếu ăn sãi cổ đỏ thật thì các bạn đã có thể vào viện hoặc đi Tây Thiên luôn rồi. Rắn sãi cổ đó thì có cổ đỏ, thân xám như đã nói ở trên trong khi rắn nước đốm vàng thì có màu vàng toàn thân và có những đốm đen trên da, một vài cá thể sẽ có những đốm đỏ/nâu.
____________
KHI BỊ RẮN CẮN, HÃY ĐƯA NẠN NHÂN ĐẾN CƠ SỞ Y TẾ GẦN NHẤT ĐỂ ĐƯỢC CÁC NHÂN VIÊN Y TẾ SƠ CỨU VÀ TƯ VẤN CHUYỂN VIỆN, TUYỆT ĐỐI KHÔNG DÙNG THUỐC NAM, THUỐC BẮC, ĐÔNG Y, THUỐC DÂN GIAN TRUYỀN MIỆNG HAY TỰ Ý ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC TÂY Y.
KHÔNG GARO, THẮT, BUỘC CHẶT NƠI BỊ CẮN ĐỐI VỚI VẾT CẮN CỦA MỌI LOÀI RẮN.
Còn tiếp...
____________
Bài viết về những loài rắn độc hay gặp ở Việt Nam: https://www.facebook.com/groups/1054083081665622/permalink/1075681549505775/