Tư duy – 2 chữ nghe thì có vẻ chỉ dành cho các bạn học sinh giỏi toán, lý hay hóa vậy. Nhưng không! Mình không nghĩ vậy. Theo mình, “tư duy” chỉ đơn giản là suy nghĩ, ngẫm nghĩ, suy luận về 1 vấn đề nào đó trong cuộc sống hay nói theo 1 cách thú vị hơn là điều khiển các dây nơ ron thần kinh sao cho chúng rung chuyển trong bộ não. Thực chất, kể từ khi 1 đứa trẻ được sinh ra thì chúng đã có khả năng tư duy, chúng nhìn thế giới xung quanh với 1 đôi mắt đầu tò mò và hứng khởi, chúng không ngừng đặt câu hỏi trong đầu và còn tự đi khám phá để tìm ra lời giải đáp cho chúng và khi đó, chúng đang tư duy chủ động. Đó cũng chính là 1 cách “tư duy” vô cùng sáng tạo. Không phải sao? Đến khi trưởng thành, khi chúng ta đã bước vào cuộc sống trường học thì 2 chữ “tư duy” lại ở một tầm cao mới. Nó không dừng lại ở việc tự bản thân chủ động đặt câu hỏi và tự bản thân đi tìm câu trả lời mà chúng ta “bắt buộc” phải giải quyết những vấn đề từ nhà trường, từ thầy cô, bạn bè, từ môi trường xung quanh và từ cuộc sống hoặc cũng có thể từ chính con người chúng ta. Và khi chúng ta đứng trước lũy thành gai góc của cuộc đời thì lại càng phải đối mặt với nhiều vấn đề phát sinh hơn nữa. Do đó, chúng ta cần phải học cách tư duy, học cách suy nghĩ có móc xích, có logic để xử lý những nan giải, những khúc mắc, vấn đề 1 cách gãy gọn, sách sẽ, nhanh nhạy nhất. Để làm được những điều đó, sau đây là 1 số cách mà bản thân mình đưa ra dành cho các bạn:

1. Luôn nghi ngờ:
Khi teen đọc các câu châm ngôn, danh ngôn về thành công, về hạnh phúc,…của người nổi tiếng, của triết gia hay kể cả những người làm nên lịch sử nhân loại, chúng ta đều có 1 nhược điểm là tin sái cổ ngay lần đầu tiên và coi đó như là 1 chân lý cho mình. Theo mình nó không hẳn là sai “nhưng”, nếu như chỉ lắng nghe và tiếp thu 1 cách nhanh chóng những bài học từ “những người thông minh” thì chúng ta vẫn sẽ mãi dừng lại là những bộ máy lặp. Lặp ở đây chính là lặp lại tư duy, cách nhìn của người khác. Thay vào đó, ta hãy học cách “nghi ngờ”, học cách “phản biện” lại ý kiến đó, hãy tìm xem liệu nó có lỗ hổng nào? Có còn phù hợp với thời đại ngày nay hay đã lỗi thời? Có luôn đúng 100% trong mọi trường hợp? Đó chính là “TƯ DUY HỌC HỎI VÀ SÁNG TẠO”. Thực chất, 1 sự thật vĩ đại mà bố mình-1 doanh nhân chiến đấu lam lũ trên thương trường đã tiết lộ mới mình rằng: “con hãy nhớ 1 điều, những gì mà họ-người nổi tiếng, người truyền cảm hứng, nhà triết học,…nói chắc chắn là đúng và thực nghiệm 100% trong cuộc đời họ “NHƯNG” nó có đúng với cuộc đời con không thì đó lại là 1 điều hoàn toàn khác. Hãy đọc nhiều nhưng phải biết suy ngẫm, phản biện và tư duy. Con phải nhìn vào hiện thực, vào thời đại, vào khoảng không, vào chính bản thân con xem nó có thực sự ý nghĩa hay không, rồi sau đó mới quyết định nên để nó lại trong tâm trí như là 1 bài học đích đáng. Đó là cách con người cần tư duy”. Nói tóm lại, không chỉ các câu danh ngôn,..mà tất cả phương tiện truyền tải trong cuộc sống, chúng ta đều cần phải “nghi ngờ”. “Nghi ngờ” bài văn mẫu, “nghi ngờ” lời nói của người lớn,…..Học cách “nghi ngờ” nhưng hãy vừa phải và đừng thái quá nhé, những gì đúng và là chân lý thì vẫn như thế (như chân lý Bác Hồ là vị chủ tịch vĩ đại của đất nước ta) Mình sẽ lấy ví dụ cho các cậu dễ hiểu nhé:
VD1: Có 1 câu slogan thực sự rất truyền cảm hứng và kể cả những người thành công như Mark (ông chủ Facebook), Steven Jobs (ông chủ google),…luôn xem nó là chủ đề cho câu nói của mình là “theo đuổi ước mơ, thành công sẽ theo đuổi bạn”. OK, giờ để mình mở rộng và phản biện 1 số vấn đề mình nhận thấy ở câu nói này nhé:
Thứ nhất, theo đuổi ước mơ nhưng chưa chắc thành công đã theo đuổi lại nếu: con người có niềm đam mê mãnh liệt, cực kỳ cháy bỏng nhưng không có tài, không có trí thì liệu thành công có vẫy chào. Có thể đọc đến đây, các cậu phản biện lại mình là 1 khi có đam mê thì người ta sẽ phấn đấu, sẽ sống chết với nó thì làm sao lại không có tài năng được. Vâng, mình đồng ý. Tuy nhiên, nỗ lực họ bỏ qua có hiệu quả hay không lại là 1 chuyện. Vì đôi khi, chăm chỉ không quan trọng bằng có phương pháp, dù có khổ luyện đến mức nào mà áp dụng phương pháp, hướng đi sai thì cũng “đổ bể cả 1 dòng sông nước mắt”. Tiếp là con người không có sự hỗ trợ từ các mối quan hệ, từ môi trường,….Đến đây các cậu sẽ lại nghĩ là con người có thể không cần đến nhân tố bên ngoài mà vẫn thành công nhờ đam mê và sự vượt khó. Không sai, nhưng con số đó quả là hiếm đi. Bởi tác động bên ngoài như là sự biến động của thời thế, yếu tố may rủi (chiếm xác suất nhỏ), môi trường, các mối quan hệ,….thật sự ít nhiều ảnh hưởng đến thành công của 1 người. Các cậu có thấy chỉ vì 1 con covid nhỏ tí tẹo đáng ghét ấy mà hàng trăm công ty phá sản, doanh nghiệp khốn khó, nhiều start-up (người khưởi nghiệp) đành “say bye” với tâm huyết mình làm ra. Thử hỏi trong thời covid-19 thì người ta sẽ ưu tiên chọn lấy 1 chiếc túi thương hiệu chanel trên kệ hay 1 bó rau muống,..Bởi vậy, thị trường thời trang, làm đẹp,..đang bị lũng đoạn và thất bại nhiều. Tiếp nữa, việc có thành công hay không còn phụ thuộc nhiều vào nhu cầu cuộc sống, hiện giờ, những nghề như nhà thơ, nhà văn, ca sĩ hát nhạc kịch…sẽ không quá được chú trọng nên nếu lựa chọn theo những ngành nghề này sẽ có ít khả năng thành công.
Thứ 2, các cậu đừng quên cái gọi là “đối thủ cạnh tranh”, trong ước mơ của mỗi người dù ít hay nhiều sẽ cùng có những người đồng chí hướng nên việc cạnh tranh là không thể tránh khỏi được đâu, đam mê về mảng công nghệ như Mark có hàng tá người nhưng đâu phải ai cũng thành danh, đam mê về họa như Leonardo Da Vinci nhưng có phải ai cũng danh truyền bất hủ muôn đời,…Tương tự, khi càng nhiều người cùng lựa chọn 1 ước mơ, 1 con đường thì ước mơ ấy chỉ chào đón những con người top trên, cực kì xuất sắc, cực kì tài giỏi mà thôi, nó bắt buộc phải đào thải nhân tố bình thường, không có gì ngoài đam mê. Miếng bánh Pizza ngon lành có bao giờ chia được cho tất cả những người thèm muốn nó? Nói đơn giản, trong 1 con đường chạy đua có 100 người thì 10 người chạy cán đích đầu tiên sẽ thành công còn 90 người còn lại sẽ thất bại vì không đủ khả năng.
Thứ 3, “đừng chọn điều bạn muốn, hãy chọn điều bạn có thể”. Đối với 1 số người (không phải là tất cả), ước mơ là thứ họ muốn nhưng tài năng của họ-điều họ làm tốt mới là thứ họ cần. Nên chọn giữa cái mình thích hay mình giỏi để đi đến thành công đây? (Câu trả lời tự các bạn tìm ra, mình viết nữa thì sợ không ai đọc mất, viết nhìu quá rùi, viết hăng quá. hihi)
Trên đây là những ý mình đào sâu, phân tích, phản đề nhưng mình cũng không hoàn toàn bác bỏ giá trị của câu nói nhé, chỉ là lấy vd cho các cậu thấy mỗi câu châm ngôn không có sự đúng sai hoàn toàn mà chỉ đúng 1 phần nào đó, nhiều hoặc ít thôi, hãy tập “nghi ngờ” mọi thứ.
2. Luôn nhìn vấn đề từ nhiều góc độ:
Các cậu khi đứng trước 1 sự việc, 1 câu chuyện, 1 hiện tượng,…của đời sống đừng chỉ nhìn và nghĩ nó theo 1 chiều hướng mang tính cảm quan cá nhân. Đừng để cảm xúc, cái tôi, cá tính của mình làm chủ suy nghĩ mà thay vào đó, hãy dùng lý trí và cái đầu. Bất kỳ sự việc nào cũng nên nhìn từ 2 hay nhiều góc độ, từ góc độ tốt và xấu, góc độ chủ quan và khách quan, góc độ của mình và của người khác,….để có thể đánh giá vấn đề 1 cách sáng suốt nhất, từ đó mới đưa ra cách giải quyết công bằng. Như những nhà lãnh đạo lớn trên thế giới, sự lựa chọn và quyết định của họ được thực hiện qua quá trình xem xét, suy nghĩ, phân tích, …kỹ lưỡng lưỡng thì bao giờ cũng hiệu quả. Và có nhiều người vận dụng những góc nhìn đa dạng để phục vụ cho công việc của mình, như nhà báo, nhà triết học-những người cần đưa vào bài luận của mình thật nhiều góc nhìn để có 1 bài viết khách quan nhất…Nhưng “đôi khi”, trong cuộc sống, trong 1 trường hợp nhất định, chúng ta cũng chỉ cần chọn cho mình 1 góc nhìn tốt nhất mà thôi.
VD2: Câu chuyện: “2 cách nhìn”:
Có hai xưởng sản xuất giày cùng phái người đến khảo sát thị trường ở châu Phi. Nhân viên của công ti thứ nhất sau khi đến nơi nhanh chóng bảo về: “Người dân ở đây không có thói quen mang giày. Ngày mai, tôi sẽ đáp máy bay về nướcTrong khi đó, nhân viên của công ti thứ hai lại báo về một nội dung hoàn toàn khác: “Nơi đây đầy triển vọng vì chưa có ai mang giày cả. Chúng ta sẽ khai thác thị trường.
3. Học hỏi, trải nghiệm, đúc kết:
Kiên nhẫn đọc đến đây không biết các cậu có bị “tụt hứng”? Bởi phương pháp trên nghe có vẻ chẳng đặc biệt tẹo nào. Nhưng tin mình đi, hãy đọc hết đã. Việc các cậu có 1 nền tảng kiến thức về cuộc sống, về các lĩnh vực xã hội,..cực kì giúp ích cho bộ não hoạt động. Khi ai đó đang bàn bạc, thảo luận 1 vấn đề mà nó vô tình va chạm với lĩnh vực chúng ta am hiểu thì ối dồi ôi, mình cá rằng các cậu sẽ là những chú cá gặp nước tha hồ thể hiện mình. Các cậu sẽ dùng ngôn ngữ kiến thức ấy kết hợp với tư duy để diễn giải thành lời và ngôn ngữ của chính mình. Còn việc trải nghiệm thì điều đó là điều hiển nhiên với mỗi chúng ta, có kiến thức, có lý thuyết thì cần thực hành, các cậu thực hành cũng là đang tập tư duy. 1 đứa trẻ sau khi nghe bố mẹ nói 1 tràng lý thuyết về cách tập xe đạp rồi khi thực hành, nó cũng phải tư duy xem mình cần ở tư thế nào? Mình làm thế này đã đúng chưa?...Hay sau khi học xong lý thuyết về sinh học, hóa học, khoảnh khắc được thực hành với các ống nghiệm,…là lúc mà não chúng ta đang vận hành, tư duy về bài học. Rồi, bước cuối cùng là đúc kết, sau khi thực hành xong, chúng ta phần nào thấy được kết quả của mình, từ đó đưa ra những kết luận về quá trình đó. Như 1 đưa trẻ sau khi đạp xe bổ dọc bổ ngang sẽ tự đúc kết cho mình bài học không nên chạy nhanh, không nên lao vào ổ gà ổ vịt, nếu không lần sau lại sấp mặt nữa hay khi học sinh làm thí nghiệm thất bại, tạo ra mùi khen khét cả căn phòng và bị đưa lên lưu ban sẽ đúc kết cho mình bài học là cần điều chỉnh lưu lượng dung dịch,…Nói tóm lại, “học hỏi, trải nghiệm, đúc kết” là 3 quá trình song hành giúp chúng ta tư duy hiệu quả. Đừng chỉ học mỗi kiến thức lý thuyết, đừng thực hành xong mà quên đưa ra kết luận và bài học.
4. Học hỏi tư duy của người khác:
Các cậu đừng nhầm giữa 2 khái niệm: “học hỏi” và “copy” nhé. Học hỏi ở đây í, là chọn lọc những ý hay, những điểm sáng, điểm cộng ở suy nghĩ, ở tư duy, ở hành động cách nghĩ của người giỏi và nếu có thể hãy phát triển nó thêm. Chứ không phải là suy nghĩ và hành động y như người ta. Khi chúng ta đọc văn mẫu, chúng ta chép vào vở đó chính là copy, nhưng nếu ta chỉ lấy ý sáng nhất của bài ra đưa vào bài mình và thêm thắt, dẫn dắt, thêm mắm thêm muối thêm cả xì dầu, sáng tạo thì đó chính là “học hỏi tư duy của người khác”. Nói rộng ra, với những cách nghĩ độc đáo, táo bạo; những bài viết uyên bác;….của những người phi thường không ở quanh ta hay cả những người giỏi ở quanh ta hay ở trên mạng các cậu hãy làm quen, làm thân với họ và chia sẻ, nói chuyện, học hỏi tư duy lẫn nhau nhé hoặc nếu không thì chỉ cần dõi theo những bài phát biểu, ngôn luận,…của họ.