Boxing v.v... có phải là võ thuật?
Chào các bạn, Hoàng tử đẹp trai hôm nay lại trở lại. Mỗi tội lần này tôi không đem đến kiến thức mà là một bài tranh luận về võ thuật....
Chào các bạn, Hoàng tử đẹp trai hôm nay lại trở lại. Mỗi tội lần này tôi không đem đến kiến thức mà là một bài tranh luận về võ thuật.
Như đã nhắc đến trong bài viết Triết học trong Taekwondo có sự khác biệt nhất định giữa võ và võ thuật.
Trong đó,
Võ đơn giản là Phương thức chiến đấu và chiến thắng

còn võ thuật thì phức tạp hơn.
Võ thuật đã nâng lên tầm nghệ thuật trong chiến đấu đồng thời được xây dựng trên nền tảng triết học sâu sắc.

Như vậy võ thuật bao gồm cả khả năng chiến đấu và thuật. Điều này được thấy rõ trong các môn châu Á như Karate, Judo, Vịnh Xuân, Taekwondo v.v...

Tóm lại, theo cá nhân tôi võ thuật khác với võ ở chỗ có tính nghệ thuật, hệ thống quyền và võ đạo. Như vậy, với hiểu biết của tôi, các môn như Boxing, Muay Thái, kiếm liễu (nhiều khả năng là hầu hết các môn bắt nguồn từ phương Tây đều như vậy) v.v... thiếu các yếu tố quan trọng trên nên không phải là võ thuật.


Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

Banhmitrung

Ai bảo với bác là boxing, MuayThai và liễu kiếm không có nghệ thuật và truyền đạt những chuẩn mực đạo đức làm người vậy? Đùa hoài.


- Báo cáo

Hoàng tử
Thì tôi bảo trong hiểu biết của tôi mà =))).
Nhưng mà nhé:
+ Boxing ngoài 3 đòn đấm thì chỉ còn bộ pháp và không có hệ thống tấn. Với 3 đòn đấm làm sao để xây dựng nên một bài biểu diễn có tính nghệ thuật?
+ Kiểm liễu tương tự, chỉ có 1 đòn đâm, tất nhiên là ông đâm từ trên xuống, đâm từ dưới lên, đâm chéo, đâm ngang thì vẫn là 1 đòn đâm thì lấy đâu ra tính nghệ thuật?
+ Muay Thái là cái môn gay gay mà tôi đã trả lời Nga bên trên rồi đó.
Cuối cùng là 3 môn này đều rất bạo lực theo đúng nghĩa đen và đều không có hệ thống quyền. Quan hệ thầy trò, đồng môn cũng tương đối mờ nhạt.
Thế ông cho rằng nghệ thuật và đạo lý của các môn này nằm ở chỗ nào =)))
- Báo cáo

Banhmitrung

Boxing nó không biểu diễn nên nó không có bài quyền. Nó đi về kiểu body build art (hơi khó giải thích thuần Việt), tức là phát triển các tạo hình cơ bắp và các cú ra đòn tận dụng được hết sức bật cơ bắp người luyện. Ngoài ra các bước di chuyển chân và nhớm đòn của nó cũng đều là hệ thống hết. Nói nghệ thuật chỉ gói gọn trong bài quyền thì hơi phiến diện. Võ sĩ Boxing có cơ thể rất đẹp và tôi coi đó là một nghệ thuật về thân thể con người.
Đấu kiếm, chứ không phải riệng gì liễu kiếm, vì nó có tới 3 loại kiếm lận và mỗi loại đều có cách dùng khác nhau. Để nói về nghệ thuật của đấu kiếm phương Tây thì phải đi ngược về tận thế kỉ 19, và nó cũng như kiếm thuật của phương Đông thôi. Nó có lịch sử, văn hóa và vẻ đẹp riêng của nó. Ông thấy nó chỉ có đòn đâm, tiến tới, lui về vì đó là ông chưa tìm hiểu vì sao nó như thế. Cho nên nói nó ko có nghệ thuật là rất phiến diện, vì ông không thể đánh giá nó ở góc nhìn hiện đại duy nhất được. Kiếm đạo của samurai được ca tụng thì kiếm đạo của quý tộc cũng có vị trí như thế.
Muay Thái tổng hợp tất cả các đòn sát thủ của lính cận vệ vương ngày xưa. Như tôi đã nói không có bài quyền không có nghĩa là không có nghệ thuật, đánh giá như vậy quá là phiến diện. Giết người cũng là nghệ thuật, không chế đối thủ cũng là nghệ thuật, nói chung cái gì đi được tới đỉnh cao thì cũng đều có nội tại của nó hết.
Và môn nào cũng dạy người ta quả cảm, tôn trọng, kiên trì hết.
- Báo cáo

Hoàng tử
Từ từ đã, không có bài quyền thì nó không có triết lý, chứ tôi có nói không có bài quyền thì không có nghệ thuật đâu.
Boxing đúng là có bộ pháp hay, thậm chí hay hơn nhiều các môn châu Á. Nhưng hay và đẹp không liên quan đến nhau. Có một môn rất xấu xí (về hình thái) nhưng tôi vẫn coi nó là võ thuật - Vô ảnh cước. Nó hàm chứa tư tưởng bên trong.
Với kiếm liễu cũng tương tự, nó vẫn đẹp, nó vẫn có lịch sử, nhưng tôi thấy nó vẫn thiếu Đạo trong đó. Hoặc là tôi chỉ biết đến thế.
Riêng Muay thì hơi gay tý (môn châu Á nhưng lại có tính chất, khuynh hướng châu Âu), và tôi khẳng định đòn của Muay rất đẹp. Nhưng nó vẫn không có con đường võ đạo một cách rõ ràng. Và giờ nó như một môn tập để triệt hạ đối phương. Dùng nhiều trong MMA.
Nhưng như đã nói, các môn này đều có tính bạo lực cao và không bao hàm triết học và tự nhiên (võ học).
Tôi đồng ý với ông b0r1n9: Bản chất hai cái khác nhau, không so sánh được. Còn mỗi cái có vẻ đẹp của riêng nó. Võ chỉ đi đến hạ gục đối phương (kiên trì, nhẫn nại v.v... tất yếu phải có của môn nào cũng thế, nhưng ở võ sẽ chỉ dừng ở mục đích tập tốt và quật ngã đối phương) còn Võ Thuật ngoài những điều kia sẽ hướng đến biểu diễn, hòa hợp với thiên nhiên, tôn sư trọng đạo v.v...
- Báo cáo

Banhmitrung

Triết học không có nghĩa là chỉ có hòa hợp với ngoại vật (thiên nhiên xung quanh) hay biểu diễn đi quyền mới gọi là triết học. Nó bao hàm cả việc tìm hiểu và phát triển nội tại của chính con người nữa (boxing và MT đều tìm hiểu về cơ thể và tinh thần con người). Con người chưa bao giờ tách khỏi tự nhiên nên cái phần triết và thuật của bác chỉ mãi xoay quanh triết lý về thế giới bên ngoài thì tôi nghĩ hơi hẹp quá.
Cái bác gọi là Đạo là cách gọi của Á châu, đấu kiếm phương tây cũng có "đạo" của nó, bắt nguồn từ lễ nghi, lòng tự hào, sự tôn trọng của giai cấp quý tộc cung đình từ thế kỷ 14. Cách gọi khác nhau nhưng tựu chung lại nó vẫn là 1. Bác có thể tự tìm hiểu thêm về fencing classical. Không phải tự nhiên mà người ta gọi những tác phẩm của A.Dumas hay Donkihote là truyện kiếm hiệp phương Tây đâu.
Tôn sư trọng đạo, tôn trọng đối thủ thì môn nào cũng có hết.
- Báo cáo

b0r1n9
Theo mình thì như này: có 2 loại võ thuật:
loại 1: võ thuật như một phương tiện thuần túy để đạt được mục đích gì đó vd đoạt mạng, đoạt tiền, đoạt danh hiệu, đoạt vợ (ờ có thể lắm) v.v..
loại 2: võ thuật không chỉ là phương tiện mà còn là mục đích tự thân luôn. Nhẽ cũng khởi sự từ loại 1 nhưng đến một thời điểm nào đó khía cạnh triết lý, nghệ thuật của nó bắt đầu được đề cao hơn. Cần nói rằng theo cách hiểu này thì việc gì cũng có thể nâng lên thành đạo được, dễ thấy các bác Nhật sành khoản này lắm. Loại này có thể gọi là võ đạo.
Nhìn chung phương Đông với Đạo học style rất chuộng việc tìm kiếm triết lý trong mọi thứ, (và với họ mọi thứ đều chỉ là 1 mà thôi). Trái lại châu Âu với truyền thống tư duy kiểu phân tích, phân loại không bao giờ phát triển võ thuật theo hướng này mà chỉ đơn giản coi chúng như những kĩ thuật chiến đấu. VD thời kì Ba-Rốc và Rốc-Cô-Cô của họ (đặc trưng bởi thói cầu kì diêm dúa kiểu cách) cũng đẻ ra môn đấu kiếm (fencing) rất nhã và nghệ thuột đấy, tuy không bao giờ họ đưa chúng lên thành triết lý như phương Đông cả.
Tóm lại cả 2 loại, nếu có số người dùng đủ nhiều để kế thừa phát triển chúng trong thời gian dài thì đều có thể trở nên rất đỉnh, theo những tiêu chí riêng của chúng. Nhưng bản chất chúng vẫn khác nhau rất, không thể so sánh được.
- Báo cáo

Hoàng tử
Chính xác, võ và võ thuật khác nhau về bản chất. Nên đánh giá các môn phương Tây hoặc có hơi hướng phương Tây (như Muay, BJJ) là "võ thuật" thì không đúng, theo ý kiến cá nhân tôi.
Phương Tây kỹ thuật chiến đấu chỉ dừng ở mức chiến. Hoặc là gục hoặc bị đánh gục.
- Báo cáo

Hoàng tử
À quên, như mình học Taekwondo thì cái gốc của nó là thái cực, nghĩa là ngay khi định hình cái tên thì nó đã có sẵn triết lý bên trong rồi.
Taekwondo cổ, mục đích chiến đấu thì chưa có tên là Taekwondo.
- Báo cáo

Color&Vision
bài viết này quá kém luôn! Chắc chắn tư tưởng tác giả về võ thuật phương tây chắc chỉ bao gồm boxing, đấu kiếm Olympic và vật thể thao hay vật WWE. Ko chịu tìm hiểu võ phương tây những bài viết thì có thể cho rằng tác giả chỉ tìm hiểu võ châu Á mà đặc biệt là võ Trung, Nhật, Hàn, Việt (4 quốc gia có tương đồng về võ nếu ko muốn nói là bắt nguồn nhiều từ võ Trung). Võ thuật châu Âu kể ra như HEMA (bao gồm các loại võ vũ trang hoặc không vũ trang thời kì trung cổ-phục hưng và trước thế kỉ 19), Savate, Boxing, Catch Wrestling, Glima, Keysi... (https://blackbeltwiki.com/european-martial-arts-styles)
tiếp là việc để xét nó có phải võ thuật hay ko thì ko thể đem triết lí võ thuật Trung Quốc để áp dụng vào
-Có lịch sử lâu đời: Boxing niên đại 4000 năm (có thể xem boxing kiểu cũ ở đây https://spiderum.com/bai-dang/Tai-sao-Boxing-tay-tran-co-dien-Pugilism-lai-khac-biet-Boxing-the-thao-hien-dai-nhung-lai-qua-doi-giong-MMA-hien-nay-Va-lieu-nhu-the-nao-moi-la-vo-thuat-xrj), Muay Thai ít nhất xuất hiện từ thế kỉ 16 có rất nhiều giai thoại về nó tiện ko kể, đấu kiếm kiểu tác giả kể chỉ là 1 loại của Pháp bị thay đổi cho hợp đấu thể thao trong khi còn có phong cách trường kiếm Đức và Ý, saber Ba Lan...
-Kĩ thuật có tên gọi được mã hóa: mấy môn võ Trung có mấy "tuyệt chiêu" kiểu "thiết bố sam" hay "thiết đầu công" thì Boxing có 4 đòn đánh và tên riêng gồm Jab, Cross, Hook, Uppercut; lối đánh gồm Southpaw hoặc Orthodox, thế tấn/thủ riêng như Philly Shell, Peek-a-poo... Muay Thai cũng có nhưng ko tiện vì độc tiếng Thái...
-Phát triển tinh thần lẫn sức khỏe: Boxing hay Muay Thai tuy ko có "võ đạo", cách phát triển tinh thần như võ Trung nhưng nó chắc chắn nâng cao sức khỏe tốt hơn, phát triển 1 tinh thần cứng cáp, linh hoạt và thần kinh.
(Võ thuật là hệ thống được mã hóa và truyền thống chiến đấu được thực hành vì một số lý do như tự vệ; ứng dụng quân sự và thực thi pháp luật; cạnh tranh; phát triển thể chất, tinh thần; giải trí; và bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể của một quốc gia - trích wiki tiếng Anh)
Thứ nên đem vào bài viết này phải là MMA và Kickboxing, t công nhận cả 2 chưa phải là 1 môn võ thuật mà chỉ là 1 "phong cách chiến đấu". Lịch sử MMA chưa quá 3 thập kỉ khi gắn liền với giải đấu UFC và nhất là BJJ của nhà Gracie, kĩ thuật chủ yếu lấy từ 4 môn võ chính là Boxing, Muay Thai, BJJ và các loại vật (Sambo, Wrestling, Judo, Catch Wrestling...) nên ko có 1 lối đánh thống nhất và giá trị nó đem lại giống hệt cách Boxing có. Kickboxing cũng thế, giống cách Muay Thai vận hành lại phân ra nhiều phong cách khác nhau.
- Báo cáo
QuestionPlus334
chuẩn đấy, mà ông phải kể rõ HEMA ra, chứ tác giả này mù tịt võ thuật thế giới. Bổ sung thêm ở khoản giết người nữa cho đúng mấy đòn "hiểm" võ phải có. Boxing cũ có đấm cổ, mắt; đá háng; khoét mắt; vật; đánh vũ khí... Muay đào tạo quân đội loại Ledrit cũng thế
- Báo cáo

Nga Levi

Võ thuật là Martial arts trong Tiếng Anh. Nếu "Võ" khác "võ thuật", vậy "Võ" thì gọi là gì
? Theo tớ thì Boxing, Muay Thái, kiếm liễu... ko hẳn là thiếu tính nghệ thuật (quyền và võ đạo thì tớ ko hiểu lắm).
Bản thân nó là các môn thể thao, mà muốn phát triển tới đỉnh cao thì ko thể thiếu sự điêu luyện dc


- Báo cáo

Hoàng tử
Trình độ tiếng Anh ở mức "My name are Hoàng Tử" nên tớ không biết "Võ" trong tiếng Anh là gì =)). Hơn nữa có lẽ cùng vì sự nhập nhằng ấy, nên nhiều môn võ đến từ phương Tây chỉ chú trọng vào việc hạ gục đối phương. Hầu hết các môn tớ biết có nguồn gốc phương Tây tớ đều xếp vào "Võ" =))).
Nếu cậu có tìm hiểu qua sẽ biết Boxing cả đời chỉ tập 3 đòn đấm mục đích là hạ gục đối phương nhan và đơn giản nhất, kiếm liễu thì không có khả năng biểu diễn (như Kendo - kiếm chém) và 2 môn ấy tớ chưa thấy có triết học, đạo lý trong đó. Có nghĩa là 2 môn này chỉ hướng đến hạ gục đối phương, không có "thuật" trong đó.
Riêng Muay Thái thì hơi quái dị một tý vì nó có sự giao thoa văn hóa Á-Âu. Nó không có hệ thống quyền, không có triết lý (trong khả năng hiểu biết của tớ là thế) và nó chỉ hướng đến mục tiêu kết thúc đối phương thật nhanh. Nhưng môn ấy hệ thống kỹ thuật lại rất đẹp và phong phú. Nên tớ cũng hơi phân vân khi liệt vào danh sách không phải võ thuật một tý. Nhưng nó vẫn thiếu phần "Đạo" trong ấy.
Thể thao và võ thuật liên quan gì nhau đâu. MMA, Kickboxing cũng là các môn thể thao, nhưng nó lại không phải võ thuật.
- Báo cáo

Hoàng tử
Quyền thuật là các bài quyền, mang trong mình triết lý của cả môn võ. Được xây dựng trên hệ thống kỹ thuật của môn phái. Ví dụ như Taekwondo có hệ thống 24 bài quyền và 1 bài tứ trụ, Wushu có thi đấu Taolu (đối kháng là tán thủ), Karate có kata (đối kháng thì là kumite) chính là biểu diễn hệ thống quyền của họ v.v...
Võ đạo thì nó phức tạp hơn, nhưng hiểu đơn giản là những chuẩn mực trong sàn tập, quan hệ với thầy, với bạn tập và những phẩm chất đạo đức có thể gọi là "chuẩn mực" từ xưa cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
- Báo cáo
kninter
mình cũng chẳng biết nhưng mà gõ "arts martiaux" thì gg cho ra toàn hình nhật và trung quốc

- Báo cáo
No Dream
Em thấy có 2 kiểu phát triển của tự vệ bản, tấn công kẻ thù. 1 là từ chiến tranh, phải nó là đây là nơi võ sinh ra, tối giản và cường hóa, sau này được thể thao hóa. 2 là từ thể thao hay là rèn luyện cơ thể rồi kế hợp với tự vệ, rồi được phát triển lên thành võ thuật.
- Báo cáo
No Dream
tiếp đó là vì quan điểm của 2 trường phái Đông, Tây nên sự phát triển 2 bên khác nhau. Và thậm trí trong chính 2 phái đó cx chia thành nhiều trường phái, phụ thuộc vào mục đích nó được tạo ra và quá trình phát triển.
- Báo cáo
No Dream
võ thuật là võ + nghệ thuật :v còn việc triết lý em thấy đó là thứ được thêm vào chứ không hẳn là thứ tạo ra. Đó là sự kết hợp của tư tưởng văn hóa với võ thuật. Như TQ có đạo sĩ với sư (bắt buộc phải có võ) nghĩ ra võ rồi thêm vào, hay như Nhật thì họ có đạo rồi phát triển mọi thứ thành đạo.
- Báo cáo

Hoàng tử
Cậu sai rồi. Tất cả võ/võ thuật cho đến giờ đều bắt nguồn từ việc chiến đấu. Bắt đầu sơ khai thì chiến đấu với thú dữ, sau đó thì chiến đấu bảo vệ lãnh thổ v.v... rồi sau khi hiện đại mới có nhiều môn có thêm tính thể thao và triết lý. Nhưng mục đích ra đời tiên quyết luôn là "Võ". Chỉ là có môn hướng đến "thuật" còn có môn thì không có phần đó.
- Báo cáo
No Dream
võ là để chiến đấu, đúng nhưng không phải tất cả bắt đầu từ chiến đấu. Khi con người hiểu rõ được chữ võ, tách rời chữ võ ra khỏi tự vệ và tấn công đơn thuần, thì lúc đó họ bắt đầu sáng tạo ra võ thuật. Không phải từ thực chiến người ta tạo ra các bài quyền đâu
- Báo cáo

Hoàng tử
Trình tự là: Sinh ra vì mục đích chiến đấu => Hoàn thiện hệ thống kỹ thuật => Sáng tạo ra các bài quyền và chuẩn mực của võ sinh.
Cái gốc luôn là chiến đấu. Đến phần tiếp theo (quyền, lý thuyết v.v..) là do nhu cầu hiện đại, và sự phát triển của môn võ. Nhưng cái gốc luôn là từ chiến đấu.
- Báo cáo
No Dream
em xin phép đc trả lời ra ngoài được không ạ
- Báo cáo