Mỗi cửa hàng IKEA đều có một khu vực được đặt tên nội bộ là khu vực 💸“Mở Ví”💸.
Một cựu nhân viên IKEA tên là Rob đã mô tả như sau:
👉“Khu vực này có rất nhiều mặt hàng rất rẻ; những thứ thiết thực, hữu ích, thứ mà bạn không nhận ra là mình cần.”👈
Các khu vực “Open the Wallet” có các thùng rác nhựa, khay đựng đồ, khay đá và các đồ gia dụng rẻ tiền khác, có giá dưới 5 đô la. Vị trí của khu vực này nằm ở nhiều nơi trong cửa hàng nhưng thường nằm ở giữa hành trình của khách hàng. Nhìn bề ngoài thì khu vực “Mở ví” chả có vẻ gì khác với các khu vực bán các loại phụ của các cửa hàng khác.
Nhưng chúng ta đang nói đến IKEA - chuỗi bán nội thất lớn nhất thế giới, vậy tại sao khu vực này lại thúc đẩy doanh số bán hàng tốt đến vậy?
Nó không chỉ vì các mặt hàng rẻ. Nó cũng dựa trên một nguyên tắc khoa học hành vi được gọi là Hiệu ứng mỏ neo.
⁉️⁉️⁉️ Hiệu ứng mỏ neo là gì?
Hiệu ứng Mỏ neo chỉ ra rằng thông tin đầu tiên chúng ta nhìn thấy sẽ ảnh hưởng đến các quyết định sau này của chúng ta. Chúng ta neo vào thông tin này mà không nhận thức một cách có ý thức về tác dụng của nó. Nghe có vẻ rất đơn giản và … phi lý, nhưng hiệu ứng này đã được nghiên cứu chặt chẽ trong các tình huống như giá nhà, phán quyết pháp lý và quyết định mua bán.
🔒🔒 Làm thế nào mà Anchoring giúp IKEA bán được nhiều mặt hàng hơn?
🔓Khách hàng chú ý đến giá của chiếc ghế sofa mà họ đến để mua và so sánh với giá thùng rác $ 5 trong phần “Mở ví” trông giống như một giao dịch tuyệt vời. Tác giả Lauren Collins đã mô tả:“Trong khu vực 'Open the Wallet' có vô số hàng hóa giá rẻ - chậu hoa, dép, ống cuộn xơ vải - và điều này khuyến khích khách hàng tiếp tục mua hàng”
🔓Quan điểm của IKEA là một là khách hàng không mua gì cả, hai là mua thật nhiều. Nếu IKEA có thể khiến bạn bỏ một vài món hàng rẻ tiền vào giỏ, thì nhiều khả năng bạn sẽ mua một sản phẩm lớn hơn, ví dụ ghế sofa chẳng hạn.
✅ Điểm mấu chốt
Có rất nhiều nguyên tắc khoa học hành vi và tâm lý học để xây dựng “trải nghiệm IKEA”. IKEA đã sử dụng tâm lý học một cách rất xuất sắc để giúp thương hiệu của họ trở nên hấp dẫn hơn. Điều thú vị là, bất chấp sự hiện diện của các điểm ma sát và một số khó chịu cụ thể trong trải nghiệm IKEA, ngay cả những người ghét trải nghiệm cửa hàng cũng có xu hướng quay lại IKEA.
Như Giáo sư Alan Penn, Đại Học University College London, đã nói:“Có rất nhiều người đến IKEA và không thích cảm giác ở đó lắm, nhưng họ vẫn tiếp tục quay lại.” Vì vậy, mặc dù trải nghiệm khách hàng tại IKEA không phải lúc nào cũng thú vị nhất đối với khách hàng, nhưng nó rõ ràng mang lại hiệu quả đối với IKEA - và các con số thể hiện rõ điều này.
Như đã nói trước đó, IKEA là nhà bán lẻ đồ nội thất lớn nhất thế giới và nhà bán lẻ thực phẩm lớn thứ mười trên thế giới.Vào năm 2018, họ chỉ đạt được gần một tỷ lượt ghé thăm cửa hàng, có hơn 2,5 tỷ lượt truy cập vào trang web và tạo ra doanh thu trị giá hơn 45 tỷ đô la.
Rõ ràng, việc sử dụng tâm lý học và khoa học hành vi đang phát huy tác dụng rất tốt với IKEA.
Vậy bạn đã từng "Mở ví" bởi Hiệu ứng mỏ neo này chưa? ^^#BEM#Bemar#Marketinghanhvi
<3m38s đọc hết bài này>