Lười biếng & Kiệt sức khác nhau điểm nào - 6 dấu hiệu nhận biết bạn bị "Burn-out"
Mình mới nghe được một Ed khá hay nói về những dấu hiệu bạn bị kiệt sức chứ không phải bạn lười biếng của Psych2Go (mình sẽ gắn link...
Mình mới nghe được một Ed khá hay nói về "6 Dấu hiệu bạn bị kiệt sức" của Psych2Go (mình sẽ gắn link cuối bài viết nha). Vì thấy nó rất có ích nên mình đã làm bản dịch dựa theo lời viết của mình để cho mọi người dễ cảm nhận hơn. Bởi mình cũng tự nhận thấy bản thân đôi khi cũng ở mấp mé của sự kiệt sức, cũng may vũ trụ đón nhận tín hiệu của bản thân để mình xem được bài Ed này.
Những chữ in nghiêng là suy nghĩ chủ quan của mình về vấn đề nha. Mong mọi người đón nhận bài viết này.
Tại sao gần đây có vẻ như bạn dành phần lớn thời gian nằm dài trên giường và không có muốn làm gì nhiều? Bạn có phải là người dễ bị mệt mỏi và mất hết cảm hứng làm việc?
Bạn có nghĩ đó là sự lười biếng không. Thật ra có rất nhiều sự trùng lặp giữa hai hành vi “lười biếng” và “kiệt sức”. Vậy nên cũng khá khó khăn nếu muốn phân biệt chúng.
Sự kiệt sức - burn out - là một trạng thái tiêu cực của cảm xúc, thể chất và tinh thần do căng thẳng quá mức và không có khả năng điều khiển chúng.
Vào năm 2010, một cuộc khảo sát cho thấy xấp xỉ 75% người trưởng thành tại Hoa Kỳ đã trải qua những triệu chứng của sự kiệt sức, hơn 40% số đó có những triệu chứng vô cùng nghiêm trọng. Bây giờ và hơn bao giờ hết, việc giáo dục và hiểu rõ hơn về bản chất của tình trạng kiệt sức trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Vì vậy, đây là 6 dấu hiệu nhận biết những gì bạn đang trải qua bây giờ. Thực chất bản thân bạn đang kiệt sức chứ không phải lười biếng.
Dấu hiệu thứ nhất, bạn cảm thấy mất kết nối với mọi thứ xung quanh.
Mọi thứ trong một ngày của bạn nó có lặp đi lặp lại như một cỗ máy không? Bạn dường như trở nên vô cảm với chính bản thân mình phải không? Những cảm xúc đó cứ dai dẳng theo bạn đúng không?
Nếu bạn đang chịu đựng sự burn-out của chính mình thì bạn khó có thể nhận ra hoặc hiểu ra một điều rằng bạn đang dần “mất nhân cách”. Ta có thể bắt gặp những người bị “mất nhân cách” khi họ đang vật lộn với chấn thương tâm lý, nó là một loại tê liệt cảm xúc kỳ lạ hoặc là trống rỗng. Như thể họ đang nhìn cái cuộc sống của chính họ bằng ánh mắt của người khác. (tê liệt mọi cảm xúc lúc nào cũng trong trạng thái trống rỗng mất kết nối mọi thứ thì bạn có thể hiểu là vô cảm)
Họ không cảm nhận được bất cứ điều gì từ bản thân, không gì có thể ràng buộc được họ. Họ liên tục phải vật lộn với cảm giác bất lực và không thể giành lại quyền kiểm soát cuộc sống của mình.
Dấu hiệu thứ hai, bạn đã từng rất nhiệt huyết, tràn trề động lực.
Lười biếng là một đặc điểm của tính cách. Và đặc điểm ấy có xu hướng ổn định theo thời gian. Một người lười biếng không bao giờ cảm thấy muốn nỗ lực hoặc áp dụng bản thân vào mọi việc. Nhưng nếu bạn từng là người năng nổ và đạt thành tích cao, thường xuất sắc trong một số lĩnh vực nhất định và gần đây mới trở nên kiệt sức, thờ ơ và không có động lực thì nhiều khả năng bạn đang bị kiệt sức chứ không phải lười biếng như mọi người nghĩ.
Vậy nên có nhiều người khi nhìn vào bạn và trì triết rằng bạn đang lười biếng, bạn đang bỏ bê tất cả mọi thứ bởi bản thân bạn ích kỷ, hay bạn thế này thế kia…bla…bla. Thì mình nghĩ rằng khoảng thời gian này là lúc để bạn thanh lọc đi một số mối quan hệ, vì có những người chỉ trực chờ cơ hội bạn sa sút tinh thần để dìm bạn xuống và làm ảnh hưởng đến bạn. Vậy nên hãy đánh giá con người đó thật kỹ và thanh lọc họ ra khỏi list friend của mình.
Dấu hiệu thứ ba, bạn từng có đam mê.
Trước đây bạn có những ước mơ, có những đam mê cháy bỏng lắm đấy nhưng giờ đây bạn lại đang chật vật trên con đường tìm kiếm hứng thú và tận hưởng lại cái đam mê đó. Đó là một điều khác biệt rõ rệt giữa những người bị kiệt sức và những người lười biếng. Cho dù đam mê đó là tài năng, là một môn thể thao hay chỉ là thành tích chuyên môn nói chung, tình trạng kiệt sức có thể khiến bạn khó làm được những điều bạn từng yêu thích hoặc cảm thấy đam mê. Bạn thậm chí có thể trở nên ghét bỏ nó hoặc bực bội vì điều đó khiến bạn làm việc quá sức và đẩy bản thân đến bờ vực thẳm.
Dấu hiệu thứ tư, bạn dần nên có tính cách thất thường và dễ cáu bẳn.
Bạn có đột nhiên thấy mình dễ cáu kỉnh không? Dạo này bạn có thường xuyên cảm thấy mất kiểm soát về mặt cảm xúc và không biết tại sao không? Tâm trạng ủ rũ và khó chịu là những dấu hiệu phổ biến nhưng thường bị bỏ qua của tình trạng kiệt sức. Vì vậy, nếu bạn bắt đầu gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc của mình, đặc biệt là khi bạn là người biết điều chỉnh cảm xúc, thì bạn đang bị burn-out đó. Mặt khác, những người lười biếng lại hoàn toàn trái ngược với điều này, bởi vì họ thường rất thoải mái, điềm tĩnh và không bị ảnh hưởng bởi mọi việc.
Dấu hiệu thứ năm, bạn bỏ bê sự chăm sóc đối với bản thân mình.
Dấu hiệu cảnh bảo sự nghiêm trọng của tình trạng kiệt sức về mặt cảm xúc và thể chất là họ bắt đầu bỏ bê chăm sóc bản thân mình và ngắt kết nối với những người xung quanh. Những thay đổi đáng lo ngại là bản thân thay đổi thói quen ăn uống và ngủ nghỉ của mình. Bạn ngừng nỗ lực chải chuốt bản thân và dành phần lớn thời gian để “không làm gì cả”, bởi bạn rất dễ bị kiệt sức kể cả làm những công việc đơn giản nhất. Sự khác biệt giữa kiệt sức và lười biếng nằm ở chỗ bạn không phải lúc nào cũng như vậy.
Và dấu hiệu cuối cùng, những thay đổi tiêu cực này diễn ra dần dần. Cuối cùng, nhưng có lẽ là quan trọng nhất, điều bạn nên biết về tình trạng kiệt sức là nó phát triển theo từng giai đoạn. Vì vậy, tất cả những điểm đã đề cập trước đó, mất hứng thú và động lực, đặc biệt là với những thứ chúng ta từng yêu thích, cảm thấy xa cách với bản thân và mất kết nối với mọi thứ xung quanh, rút lui khỏi xã hội và bỏ bê việc chăm sóc bản thân, sẽ không xảy ra chỉ sau một đêm.
Những nghiên cứu cho ta thấy rằng có 5 giai đoạn của tình trạng kiệt sức, mỗi giai đoạn có mức độ nghiêm trọng tăng dần. Giai đoạn trăng mật, sự khởi đầu của căng thẳng, căng thẳng mãn tính, kiệt sức và kiệt sức theo thói quen. Nhiều người bắt đầu bắt gặp những triệu chứng này ngay từ giai đoạn thứ hai, khi vẫn còn căng thẳng ở mức độ vừa phải, nhưng sự lạc quan, hứng thú, động lực và hiệu suất có thể đã bắt đầu giảm sút. Và khi tình trạng của bạn đi đến giai đoạn thứ năm và cuối cùng, sự kiệt sức đã trở nên ăn sâu vào cuộc sống của bạn đến mức mệt mỏi dai dẳng về tinh thần và thể chất trở nên dữ dội hơn và khó để điều trị hơn, khiến bạn dễ bị rơi vào trầm cảm và lo âu.
Việc phát hiện sớm các dấu hiệu kiệt sức sẽ giúp bạn dễ dàng nhận được sự giúp đỡ và phục hồi hơn sau đó. Đó là lý do tại sao việc nâng cao nhận thức về tình trạng kiệt sức là rất quan trọng thay vì chỉ coi đó là sự lười biếng như hầu hết mọi người thường làm. Vì vậy, nếu bạn hoặc bất kỳ ai bạn biết có thể đang bị kiệt sức về tinh thần hoặc cảm xúc, hãy chia sẻ và trò chuyện với họ về điều đó nhé.
Link bài Ed tại đây nha 👇👇👇
Phát triển bản thân
/phat-trien-ban-than
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất