Bạn có sẵn sàng thực tập không lương??
Thực trạng các ngành nói chung và ngành luật nói riêng sẽ có những mảng màu tối, nơi mà con người đối xử với nhau như thời kỳ tư bản hưng thịnh
Bài viết như một sự giải toả trong những ngày căng thẳng, và tiếp thêm động lực nói không với "làm việc không lương, không trợ cấp"
Bài viết ngày 18/08/2020 - Tôi vừa xin nghỉ được 02 ngày công việc ấm no hiện tại với mức lương loanh quanh 10.000.000 vnđ cùng trợ cấp về nhà ở, phương tiện, tiền ăn...
Tôi có trao đổi với một số người bạn - những người cũng còn cố bám trụ với về Luật về vấn đề này: Thực sự thì việc thực tập không lương, không trợ cấp hoàn toàn bình thường, dễ thấy ở môi trường làm việc trong ngành Luật hiện nay.
Người lao động chắc chắn sẽ không muốn điều này, nhưng vì kinh nghiệm, vì sức khoẻ mà họ sẵn sàng đánh đổi để chấp nhận công việc như vậy.
Chưa nói về nhu cầu cơ bản của bản thân phải đáp ứng gồm các chi phí: Nhà ở, Ăn uống, Sinh hoạt,... . Vậy nếu một người độc lập về tài chính, không ngửa tay xin tiền gia đình và cũng không muốn tiếp tục làm như vậy thì phải giải quyết như thế nào? Một số chọn vay chỗ nọ bù chỗ kia, một số thì lại bán thêm 3-4h sức khoẻ mỗi này để đi làm việc mà họ cho là việc phụ như: chạy bàn, phát quảng cáo,... hoặc ai may mắn hơn thì có thể làm gia sư; như vậy thì có thể tập chung cho công việc theo đuổi đam mê của mình hay không ???
Câu hỏi đặt ra không chỉ với ngành Luật mà còn vô số ngành nghề khác: Muốn theo đuổi đam mê, theo đuổi sự nghiệp nhưng vị trí khởi điểm, thời điểm bắt đầu theo nghề mà không đáp ứng được mức sống tối thiểu của bản thân thì làm sao có động lực để tiếp tục cố gắng. Như các chuyên gia như LTD, TP, … vẫn thường nói: “Thời đại hiện giờ có quá nhiều cơ hội, quá nhiều lựa chọn,.. nên đừng nghĩ bạn không làm được cái này, không làm được cái kia để mà thất vọng; hãy lựa chọn và đâm đầu vào; nếu sai, thử lại; thử đến khi nào đúng thì thôi chứ không có nghĩa là lao đầu đến chết vào một lựa chọn không có tương lai.”
Còn về quan điểm của người sử dụng lao động; cá nhân tôi thấy những cơ sở yêu cầu thực tập không lương thường là những VPLS, Công ty Luật nhỏ mà người đứng đầu là các Cây đa cây đề trong ngành, đa số trong đó lại là những vị Thẩm phám, Kiểm sát viên đã về hưu chuyển ngạch về làm Luật sư không cần qua đào tạo. Họ có một câu động viên rất đáng để lắng nghe: “Ai rồi cũng phải trải qua những khó khăn ban đầu, bạn đến đây xác định học việc thì chỉ lo học thôi; tôi cho bạn môi trường, cho bạn việc để làm như vậy là xứng đáng rồi, còn muốn kiếm tiền hả? Làm sao đã đủ cứng được.”
- Thứ nhất, trước đây các vị trải qua thời kì khó khăn, cũng bị bóc lột phải làm không lương, phải quét nhà pha nước và giờ các vị bê nguyên quy trình của cuộc đời các vị áp dụng cho tương lai. Vậy là chúng ta đang tạo ra quá khứ chứ đâu phải là xây dựng nên một tương lại tốt đẹp hơn?
- Thứ hai, các vị thường tự hào ở chỗ các vị làm không hết việc, mối tháng công việc đem về hàng trăm triệu đồng. Vậy mà để đảm bảo mức lương tối thiểu vùng 4.420.000 vnđ theo quy định của Pháp luật cho một con người mà các vị cũng không làm được. Vậy người ra bán sức khoẻ để làm giàu cho mình các vị phải không? Bóc lột đến tận cùng đâu khác gì chủ nghĩa Siêu tư bản?
- Thứ ba, nếu bổ nghĩa “Thực tập là giai đoạn chuyển tiếp giữa môi trường học tập với xã hội thực tiễn” như vậy chính xác thì đó là lúc vừa học vừa làm. Giai đoạn căng thằng như vậy mà phải làm thêm việc phụ để đảm bảo tài chính cho cá nhân, phải mang thêm cả nỗi lo về cuộc sống??
Chúng ta đồng ý với nhau, rằng mọi thứ đều phải đánh đổi, đánh đổi để có một cơ hội tốt hơn với “Chi phí cơ hội mà ta bỏ ra”. Nhưng điều duy nhất khiến tôi băn khoăn để có một thước đo chính xác.
Rằng việc ta làm như vậy liệu có đáng không??
---------------------------------------------------------
Chia sẻ bài viết từ Fanpage: “Sinh Viên Trường Luật"
Một hiện tượng dễ nhận thấy trong những năm gần đây trong thị trường lao động về ngành Luật. Đó là việc một số đơn vị sử dụng lao động (Tổ chức hành nghề Luật sư, Văn phòng công chứng…) thường xuyên tuyển dụng lao động với các vị trí như “học việc” “thực tập” với những mức lương rất thấp thậm chí là không trả lương. Bài viết này sẽ không đi sâu, không mổ xẻ những vấn đề mang tính “bóc phốt”. Mà dựa trên những hiện tượng, sự kiện có thật đã nêu. Tôi sẽ kể ra 04 hệ lụy xấu với xã hội nếu các đơn vị sử dụng lao động tiếp tục ép giá Cử nhân Luật giống như những năm gần đây.
Trong phạm vi bài viết này, những khái niệm như “học việc”, “thực tập” được hiểu là những vị trí công việc đòi hỏi người lao động là những cử nhân Luật đã tốt nghiệp, dành toàn thời gian để đi làm, không bao gồm những trường hợp là thực tập sinh khi còn đang đi học.
1. Tổ chức hành nghề Luật sư tự biến mình thành tấm gương xấu
Bộ luật Lao động 2012 và Bộ luật Lao động 2019 sắp có hiệu lực quy định những hình thức lao động. Trong đó, pháp luật không có quy định về vị trí việc làm được một số tổ chức hành nghề Luật sư, VPCC… gọi là “học việc”.
Cũng theo quy định của Luật, quan hệ phát sinh trong việc thuê, mướn giữa người lao động và bên sử dụng lao động được gọi là “quan hệ lao động”. Ở đó người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ trả lương cho người lao động.
Ngoài ra, pháp luật lao động hiện hành có quy định về mức lương tối thiểu vùng. Mức lương tối thiểu vùng hiện nay được quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP. Cụ thể:
"Đ𝑖𝑒̂̀𝑢 3. 𝑀𝑢̛́𝑐 𝑙𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔 𝑡𝑜̂́𝑖 𝑡ℎ𝑖𝑒̂̉𝑢 𝑣𝑢̀𝑛𝑔
1. 𝑄𝑢𝑦 đ𝑖̣𝑛ℎ 𝑚𝑢̛́𝑐 𝑙𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔 𝑡𝑜̂́𝑖 𝑡ℎ𝑖𝑒̂̉𝑢 𝑣𝑢̀𝑛𝑔 𝑎́𝑝 𝑑𝑢̣𝑛𝑔 đ𝑜̂́𝑖 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑙𝑎𝑜 đ𝑜̣̂𝑛𝑔 𝑙𝑎̀𝑚 𝑣𝑖𝑒̣̂𝑐 𝑜̛̉ 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑛𝑔ℎ𝑖𝑒̣̂𝑝 𝑛ℎ𝑢̛ 𝑠𝑎𝑢:
𝑎) 𝑀𝑢̛́𝑐 4.420.000 đ𝑜̂̀𝑛𝑔/𝑡ℎ𝑎́𝑛𝑔, 𝑎́𝑝 𝑑𝑢̣𝑛𝑔 đ𝑜̂́𝑖 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑛𝑔ℎ𝑖𝑒̣̂𝑝 ℎ𝑜𝑎̣𝑡 đ𝑜̣̂𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑒̂𝑛 đ𝑖̣𝑎 𝑏𝑎̀𝑛 𝑡ℎ𝑢𝑜̣̂𝑐 𝑣𝑢̀𝑛𝑔 𝐼.
𝑏) 𝑀𝑢̛́𝑐 3.920.000 đ𝑜̂̀𝑛𝑔/𝑡ℎ𝑎́𝑛𝑔, 𝑎́𝑝 𝑑𝑢̣𝑛𝑔 đ𝑜̂́𝑖 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑛𝑔ℎ𝑖𝑒̣̂𝑝 ℎ𝑜𝑎̣𝑡 đ𝑜̣̂𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑒̂𝑛 đ𝑖̣𝑎 𝑏𝑎̀𝑛 𝑡ℎ𝑢𝑜̣̂𝑐 𝑣𝑢̀𝑛𝑔 𝐼𝐼.
𝑐) 𝑀𝑢̛́𝑐 3.430.000 đ𝑜̂̀𝑛𝑔/𝑡ℎ𝑎́𝑛𝑔, 𝑎́𝑝 𝑑𝑢̣𝑛𝑔 đ𝑜̂́𝑖 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑛𝑔ℎ𝑖𝑒̣̂𝑝 ℎ𝑜𝑎̣𝑡 đ𝑜̣̂𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑒̂𝑛 đ𝑖̣𝑎 𝑏𝑎̀𝑛 𝑡ℎ𝑢𝑜̣̂𝑐 𝑣𝑢̀𝑛𝑔 𝐼𝐼𝐼.
𝑑) 𝑀𝑢̛́𝑐 3.070.000 đ𝑜̂̀𝑛𝑔/𝑡ℎ𝑎́𝑛𝑔, 𝑎́𝑝 𝑑𝑢̣𝑛𝑔 đ𝑜̂́𝑖 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑛𝑔ℎ𝑖𝑒̣̂𝑝 ℎ𝑜𝑎̣𝑡 đ𝑜̣̂𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑒̂𝑛 đ𝑖̣𝑎 𝑏𝑎̀𝑛 𝑡ℎ𝑢𝑜̣̂𝑐 𝑣𝑢̀𝑛𝑔 𝐼𝑉."
2. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Mức lương tối thiểu vùng được hiểu là tùy theo khu vực làm việc của người lao động, thì người sử dụng lao động phải trả mức lương thấp nhất phải bằng mức lương tối thiểu vùng kể trên. Việc chi trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng là vi phạm pháp luật.
Đặc biệt đối với những tổ chức hành nghề Luật sư, Văn phòng công chứng… là những tổ chức làm việc trong lĩnh vực pháp luật. Dưới góc nhìn xã hội, thì đây phải là những tổ chức am hiểu pháp luật nhất và phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật nhất. Việc những tổ chức am hiểu pháp luật mà lại vi phạm pháp luật, vô hình chung họ đã tự biến mình thành những tấm gương xấu cho xã hội.
2. Ảnh hưởng đến chính sách vĩ mô về Lao động
Thị trường lao động là nơi gặp nhau giữa người mua và người bán. Ở đó, người mua là người sử dụng lao động, người bán là người lao động và hàng hóa ở đây chính là sức lao động. Gống như những thị trường khác, mức lương cân bằng chính là điểm giao thoa giữa đường cung và đường cầu.
Như vậy, trong thị trường nếu như nguồn cung lao động quá nhiều, trong khi nguồn cầu lao động ít thì mức lương cân bằng sẽ thấp. Điều đó thể hiện rõ trong ngành Luật những năm gần đây khi cả nước có hơn 50 đơn vị đào tạo ngành Luật, nguồn cung lao động ngành Luật rất dồi dào trong khi cầu lao động không tăng theo tỉ lệ tương ứng. Kéo theo đó là hệ lụy dễ thấy là mức lương của Cử nhân Luật khá thấp so với mặt bằng những ngành nghề khác.
Để đảm bảo an sinh xã hội và những chính sách vĩ mô khác, chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng nhằm đảm bảo một mức sống tối thiểu cho người lao động. Nếu như các tổ chức hành nghề Luật sư, VPCC… không tuân thủ những quy định này thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các chính sách an sinh xã hội của chính phủ, gây hệ lụy xấu đến chính sách vĩ mô của Quốc gia.
3. Làm xói mòn khát khao, động lực của nguồn nhân lực trẻ trong ngành Luật
Động lực đi làm của người lao động là rất nhiều. Tuy nhiên động lực lớn nhất của đa số người chính là số tiền họ có thể thu về sau khi bán đi sức lao động. Nếu một mức lương quá thấp hoặc thậm chí không được trả lương, với một thời gian đủ dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới động lực làm việc của từng cá nhân.
Hãy thử tưởng tượng, bạn học 04 năm ở trường đài học với chi phí giao động từ 200 – 300 triệu, thậm chí là thêm 01 năm ở Học viện Tư pháp với chi phí khoảng 30 triệu. Đổi lại bạn đi làm và được trả một mức lương không đủ để trang trải tiền nhà, tiền đi lại… Vậy động lực đi làm lớn nhất của bạn đã bị “đánh gục”. Động lực đi làm lúc này của bạn chỉ còn lại một số như đam mê, nhiệt huyết với nghề. Mà thực tế thì đam mê, nhiệt huyết cũng cần tiền, cần năng lượng để duy trì và phát triển.
4. Sẽ làm khan hiếm nguồn lực lao động của ngành Luật trong dài hạn
Chính vì việc không được trả lương hoặc trả lương thấp khiến động lực làm việc của Cử nhân Luật ngày càng thấp đi. Và theo quy luật tất yếu của thị trường, người lao động sẽ có xu hướng dịch chuyển sang những nhóm ngành nghề khác mà ở đó người lao động sẽ có mức thu nhập tốt hơn, giá trị mang lại cho bản thân và xã hội tốt hơn.
Trong dài hạn, sự dịch chuyển này sẽ làm khan hiếm nguồn lực trong lĩnh vực pháp lý. Các thí sinh sẽ cân nhắc chuyện nộp hồ sơ vào trường Luật, ngành Luật của các trường Đại học… Điều này vô tình sẽ gây hệ lụy không tốt, ảnh hưởng tới công cuộc cải cách Tư pháp của Đảng và Nhà nước.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.
Theo Trương Nguyễn Thạch
#Cải_cách_Tư_pháp #Trương_Nguyễn_Thạch #Lao_động_Ngành_Luật
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất