Bạch Dạ Hành - ám ảnh và logic
Đã 10h tối, định bụng đi ngủ để sáng mai còn dậy chạy, nhưng những trang sách của Bạch dạ hành vẫn làm mình thấy ám ảnh và suy nghĩ,...
Đã 10h tối, định bụng đi ngủ để sáng mai còn dậy chạy, nhưng những trang sách của Bạch dạ hành vẫn làm mình thấy ám ảnh và suy nghĩ, nên tranh thủ viết nhanh ra đây mấy dòng để gọi là nói lại cảm xúc của mình về cuốn sách này, chứ cũng không hẳn là review.
Năm ngoái khi đọc Phía sau nghi can X mình đã rất rất ấn tượng với Keigo về cách sắp xếp tình tiết câu chuyện cực kỳ logic và cuốn hút. Năm nay vô tình biết bà chị ở công ty cũng đọc Keigo và lại mới mua quyển này hồi tháng 7, nên vừa rồi có tranh thủ mượn về đọc. Và đúng là chưa bao giờ mình cảm thấy say mê 1 quyển tiểu thuyết như này đến mức mà hoàn thành gần 600 trang từ tối thứ 7 thôi, tức là trong vòng đầu đó có 5 ngày, trong bối cảnh mình vẫn đi làm và học thêm.
Bắt đầu truyện đã là tình huống ông Kirihara bị sát hại ở căn nhà hoang, và cảnh sát Sasagaki điều tra như bình thường. Nhưng dần dần vụ án đi vào ngõ cụt khi nghi phạm cũng bị chết sau đó một thời gian, và các bằng chứng ngoại phạm thì cực kỳ hợp lý tại thời điểm đó.
Khoảng 80% truyện tiếp theo, Keigo đưa mình đến với thế giới của 2 người: Yukiho (con gái nghi phạm) và Ryoji (con trai nạn nhân), 2 đứa trẻ lớn lên theo 2 hướng khác biệt hoàn toàn. 2 đồng chí này đều giỏi, nhưng đều rất rất thủ đoạn và tàn nhẫn. Mình lật từng trang sách để cố gắng tìm ra được lời giải thích cho những hành động/thành công của 2 con người này, nhưng dường như Keigo đã vẽ ra một lộ trình logic tuyệt vời, mà phải đến 10% cuối truyện mới lờ mờ đoán ra và cuối cùng những trang cuối mới ra được một lời giải thích hoàn hảo. Không có ý spoil nội dung truyện ra nên mình chỉ nhận xét qua như vậy về bố cục truyện (với mình truyện trinh thám mà nói ra thì mất hay :D). Vẫn phong cách Keigo, đó là k mô tả quá nhiều về cảnh vật, tâm lý nhân vật cũng không nhiều (cái này thấy khác với Murakami). Mọi thứ trong truyện của Keigo như một bài toán hay, k thừa, k thiếu gì cả. Xứng đáng với 5 ngày liên tiếp mình đắm chìm trong nó.
Trong 1 bài viết cũng ở Spiderum khi nói về Keigo, mình vẫn nhớ:
"Nếu như bạn ngồi cả tháng cũng không hiểu nổi các thế giới của Murakami thì ở Keigo, ông chỉ cần bạn đừng “drop” sách giữa chừng để thấy phép màu ở cuối mỗi tác phẩm."
Quá chuẩn đối với Bạch Dạ Hành.
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất