Bà La Môn giáo
Chúng ta có nghệ thuật, để không phải chết vì sự thật trần trụi - Nietzsche Và chúng ta có MXH, để không bao giờ biết được sự thật, nên cũng không phải chết - MVPK-3

Phật Bà!???
Với bức ảnh bên trên, nếu được hỏi, có thể là 100% số được hỏi trả lời Phật nghìn tay nghìn mắt, Phật bà quan âm hay đại loại gì đó liên quan đến Phật giáo.
100% này SAI!
Nguồn gốc của Bà La Môn giáo bắt nguồn từ Vệ Đà Ấn Độ, khoảng năm 1000 TCN. Nó mang quan niệm về sự xuất hiện của loài người và bản chất tồn tại của loài người.
Thừa kế Vệ Đà, Bà La Môn giáo, cho rằng tất cả loài người được tạo ra bởi một vị thần khổng lồ mà họ gọi là Brahma đến từ Chaos. Từ những bộ phận khác nhau trên cơ thể Brahma sinh ra những người thuộc 04 đẳng cấp khác nhau. Bốn đẳng cấp này là: Brahmin, Kshatriyas, Vaishyas, Shudras. Trong đó, các đạo sĩ Bà La Môn là cao quí nhất, được sinh ra từ mồm Brahma.
Do đó, chỉ họ mới có uy quyền giải thích mọi vấn đề, mọi sự vật hiện tượng trong xã hội, trên thế giới, vì họ là đại diện của Brahma, được phát ngôn thay Đấng tối cao Brahma và truyền đạt ý chỉ của thần thành đến với dân chúng.
Ở xã hội Ấn Độ cổ đại, các Bà La Môn là đại sĩ, tu sĩ, giới tu hành lang
thang, hành xác, v, v, họ cúng tế và tổ chức các sự kiện tôn giáo. Bất kỳ ai thời ấy đều phải tôn kính các đạo sĩ Bà La Môn, xúc phạm Bà La Môn là xúc phạm thần thánh.
Một trong số các nhiệm vụ chính của đạo sĩ Bà La Môn là tổ chức các sự kiện tôn giáo và hành lễ. Họ nói, đọc kinh trong các buổi lễ bằng ngôn ngữ cổ - tiếng Phạn và đa số dân chúng Ấn không hiểu được.
Phật giáo ra đời muộn hơn Bà la Môn, vào thời điểm xã hội suy đồi, dân chúng cùng khổ. Phật Tổ Như Lai – Thích Ca Mâu Ni mang quan niệm cứu vớt mong muốn chúng sinh bình đẳng đã thẳng thắn bác bỏ thần thánh và ngôi vị độc quyền của Bà La Môn. Với Phật, không có Đấng tối cao, không có sự độc quyền ăn trên ngồi chốc của giới đạo sĩ Bà La Môn. Điều này không thể tránh khỏi xung khắc nặng nề với Bà La Môn giáo.
Đẳng cấp thứ 2 - Kshatriyas được giới Bà La Môn gán cho giới thượng lưu, nhà giàu, các vương tôn công tử quí tộc và các chiến binh. Họ truyền đạt ý chỉ của Đấng Brahma rằng, đẳng cấp này được trao quyền cái trị thần dân, ban hành luật lệ, phán xử và trừng phạt họ.
Đẳng cấp thứ 3 - Vaishyas là nông dân, thương nhân, họ có nghĩa vụ làm lụng, nộp thuế và phục tùng 2 đẳng cấp cao hơn, đặc biệt, họ phải cung phụng mọi nhu cầu của giới Bà La Môn và tham dự các buổi hành lễ tôn giáo mà Bà La Môn tổ chức.
Đẳng cấp thứ 4 - Shudras là dân nghèo, người không có đất đai, các gia nô, người hầu, v, v bị coi là thấp hèn, ở đáy cùng xã hội.
Có một số quan điểm cho rằng Bà La Môn là Đa thần giáo cũng như Vệ Đà, nhưng cũng có quan điểm cho rằng, các vị thần chỉ là sự thể hiện của một Đấng tối cao độc nhất. Ba vị thần tối cao, hoặc 3 bản thể của Đấng tối cao Bà La Môn giáo là Vishnu (thần Sáng tạo thế giới), Brahma (thần Canh giữ thế giới) và Shiva (thần huỷ diệt thế giới).
Đó là vào Thiên niên kỷ thứ 1 TCN, Vệ Đà với vô số các vị thần hư cấu đã mất tín nhiệm, Bà La Môn nhân cơ hội hiện thực hoá các vị thần thành chính mình và như một sự cấu kết với giới thượng lưu cầm quyền, họ cũng không quên Thần thánh hoá đẳng cấp bề trên cai trị và trao cho giới này một số vị thần.
Kshatriyas là giới cai trị. Vị thần tối cao của Kshatriyas là Inrda - thần bầu trời, thần chiến binh dũng cảm mạnh mẽ, Inrda được Bà La Môn mô tả cầm những mũi tên và một ngọn giáo trên tay, đi trên cỗ xe bằng vàng còn Mitra và Varuna là 2 vị thần khác bảo trợ quyền lực cho giới cai trị.
Về con người, Bà La Môn cho rằng, con người là phần xác trong chuỗi các tái sinh liên tục của linh hồn – tương tự như khái niệm Kiếp hay Luân hồi của Đạo Phật. Những gì trong đời sống 1 người cũng sẽ được tái sinh theo một cách nào đó ở kiếp khác.
Quan niệm này khá tương đồng Luật Nhân quả nghiệp báo!? Có phải không! Còn hơn thế, các đạo sĩ Bà La Môn rao giảng rằng, để kiếp sau thành công hơn, thì kiếp này phải… đi Tu! Phải từ bỏ mọi vui thú phàm trần.
Quan niệm này còn được Bà La Môn giáo phát triển đến mức vô cùng cực đoan, bẩn thỉu mất vệ sinh, hàng đầu trong đó là một đạo sĩ Bà La
Môn với phương pháp Tu: 13 hạnh đầu đà.
Tôi nhắc lại, A na Ca Diếp, kẻ phát minh ra phương pháp Tu 13 hạnh đầu đà, ngày nay vẫn được xưng tụng một cách nhầm lẫn là La Hán – chức danh chỉ dưới Phật tổ - là một đạo sĩ Bà La Môn!
Tại sao có sự nhầm lẫn nặng nề này!? Cũng như sự nhầm lẫn thô thiển đến khó tin: Tu là Phật, Phật là Tu… Đó là cả một câu chuyện rất dài, liên quan chặt chẽ đến sự sụp đổ Phật giáo ở Ấn Độ!

Tú tu thành Phật tồi bỏ lại đất nước này cho ai?
Không thừa, có khối kẻ cũng đang muốn đất nước này sụp đổ, một số khác đục nước bắt cá, bởi chỉ cần một vài mảnh vỡ chế độ cũng đủ cho chúng đời đời no ấm – như với Liên Xô thế kỷ trước! Chúng dàn dựng, đạo diễn trò chơi đánh Phật giáo, xuyên tạc vĩ nhân, tôn vinh kẻ phản bội, bán nước và đủ các trò bẩn đã hàng chục năm nay.
Bên cạnh Tu, một hoạt động khác nổi bật của Bà La Môn giáo là hành lễ. Các ngôi đền Bà La Môn được trang hoàng lộng lẫy, các bức tượng bằng vàng khối, gắn vô số ngọc ngà châu báu cùng các lễ vật. Rất nhiều tượng các vị thần và không thể thiếu 3 vị thần hàng đầu: Brahma, Vishnu và Shiva. Các đạo sĩ, tín đồ, sư sãi và dân chúng hướng về các bức tượng với những lời cầu nguyện và xin xỏ các thần ban cho điều ước muốn.
Vào thời hưng thịnh, các ngôi đền Bà La Môn mọc lên khắp mọi nơi, nhiều vố số khó tính đếm nổi số lượng, còn mỗi dịp hành lễ thường kéo dài lê thê hàng tuần, cả tháng.
Có rất ít tư liệu đề cập đến hoạt động hành lễ, Bà La Môn chủ ý giữ chúng trong bức màn huyền bí, nhưng có thể thấy là tụng kinh, hầu
đồng, đánh thức, tắm rửa, cho ăn các bức tượng, nhảy múa, vũ đạo, v, v.
Phật vô hình vô ảnh, bức hình nhầm lẫn ở đầu bài viết này tuyệt đối không liên quan Phật. Nó là một điệu múa, vũ đạo hầu đồng vị thần huỷ diệt Shiva!

Hầu đồng thần huỷ diệt Shiva
Một số phe phái Bà la Môn và một số hành lễ còn tiến hành nghi thức rất dã man, vô nhân tính: hiến tế người, lấy máu tưới tưới đầu tượng. Các đạo sĩ Bà La Môn cũng nói rằng, góa phụ còn sống là một thứ ô uế, tội lỗi, vì vậy tốt nhất là họ nên đi theo chống khi chết! Còn khi chưa tổ chức hành lễ Sati thiêu sống goá phụ, họ cần vào đền Bà La Môn cầu xin tha thứ cho tội lỗi… làm chồng chết!? Tội đã sống để linh hồn chồng cô đơn lạnh lẽo!?
Nghi lễ Sati thiêu sống người phụ nữ có chồng chết được các đạo sĩ Bà La Môn tiến hành gồm một đống lửa lớn, goá phụ phải tự nguyện bước
vào đống lửa để được bị thiêu, linh hồn về với chồng. Nếu ai đó vì lửa cháy đau đớn mà chạy ra ngoài, lập tức bị đám đông cuồng tín dùng gậy đánh đuổi, hất trở lại đống lửa.
Một nghi lễ tàn bạo không kém được thực hiện trong ngôi đền Gishnevorsh ở bang Maharashtra: Đây là ngôi đền thờ thần huỷ diệt Shiva. Trẻ em 1-2 tuổi bị đạo sĩ ném từ trên cao xuống đất từ 15 mét. Trong khi cha chúng phải đỡ bên dưới bằng một tấm vải. Nếu đứa trẻ rơi xuống đất chết, đạo sĩ nói rằng, đứa trẻ đã theo thần Shiva, còn nếu người cha may mắn đỡ được, hắn lại nói rằng, thần Shiva sẽ đỡ đầu cho đứa trẻ trở nên khoẻ mạnh, thông minh và dũng cảm.
Cũng các đạo sĩ Bà La Môn tuyên truyền rằng, bò là con vật linh thiêng. Tận ngày nay, đạo Hindu Ấn Độ (cái tên khác của Bà La Môn) vẫn cấm ăn thịt bò, bò phá lúa cũng bị cấm xua đuổi. Tận ngày nay, nhiều ngôi đền vẫn bán nước tiểu bò như nước Thánh!
Phật giáo Ấn Độ mang quan niệm chúng sinh bình đẳng bị huỷ diệt, các tôn giáo khác biến mất còn Bà La môn hoá thân vào Hindu giáo, để lại đất nước Ấn Độ đói nghèo lạc hậu nhất thế giới, bất bình đẳng nhất thế giới cho đến tận ngày nay.
Tận ngày nay, vẫn không ít mụ mị, không ít kinh ngạc khi biết đến sự thật lịch sử, tôn giáo, văn hoá Ấn Độ trải dài mấy thiên niên kỷ. Còn nếu biết, không khỏi bị ám ảnh về sự kỳ quái, cổ hủ lạc hậu!

Đất nước nghèo đói lạc hậu cổ hủ vì Bà La Môn và một số lý do khác đã tiêu diệt Phật giáo.

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất