BRETTON WOODS VÀ SỰ SỤP ĐỔ CỦA NÓ
Bretton Woods - một chính sách tiền tệ đã được thiết lập ở hội nghị các nước đồng minh trong Thế Chiến thứ II năm 1944 tại Bretton...
1. Nguồn cơn ra đời của chính sách BWS
Bretton Woods - một chính sách tiền tệ đã được thiết lập ở hội nghị các nước đồng minh trong Thế Chiến thứ II năm 1944 tại Bretton Woods, New Hampshire. Dưới chính sách này, các quốc gia cam kết các ngân hàng trung ương sẽ duy trì cố định tỷ giá giữa tiền tệ của hộ và đồng đô la. Nếu giá trị tiền tệ của một quốc gia trở nên suy yếu so với đồng đô la, ngân hàng sẽ mua lại đồng tiền của quốc gia đó trên thị trường ngoại hối.
Vậy tại sao đồng đô la lại là thước đo chung? Trước khi chính sách này ra đời thì hầu hết các quốc gia đều tuân theo bản vị vàng. Và vì Hoa Kỳ nắm giữ ¾ nguồn cung vàng của thế giới, không có loại tiền tệ nào có đủ lượng vàng để thay thế nó. Với chính sách Bretton Woods đã cho phép thế giới chuyển dần từ bản vị vàng sang bản vị đô la Mỹ.
Sự ra đời của chính sách này đã được xem như là cách để ngăn chặn sự bất ổn của nền kinh tế mà góp phần cho việc bùng nổ chiến tranh và thúc đẩy sự phát triển và ổn định của nền kinh tế toàn cầu.
2. BWS và tác động của nó đến nền kinh tế
- Ý nghĩa và tác động: Tạo ra sự ổn định dành cho tỷ giá hối đoái, giảm thiểu tối đa lạm phát điều này giúp cải thiện tình hình nền kinh tế nói chung và thương mại quốc tế nói riêng. Được xem là một thiết lập tiền tệ mới cho thế giới sau này mặc dù tồn tại không được lâu.
- Nội dung của BWS:
Vào năm 1944, đại diện của 44 quốc gia thảo luận các vấn đề về thanh toán quốc tế sau thế chiến thứ 2, sau đó đã nhất trí thành lập Ngân hàng Tái thiết và Phát triển (gọi tắt là Ngân hàng thế giới - WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
Họ quy định đô la Mỹ là đơn vị tiền tệ duy nhất có đầy đủ khả năng chuyển đổi trực tiếp ra vàng, qua đó các nước dùng vàng hoặc đồng dollar làm phương tiện thanh toán quốc tế, với định giá được đưa ra là 35$ = 1 ounce vàng. Có thể nói hệ thống Bretton Woods là hệ thống bản vị hối đoái vàng dựa trên đô la Mỹ.
3. Sự sụp đổ của chính sách tiền tệ này. Tại sao?
Đầu tiên để nói về nguồn cơn của sự sụp đổ đó chính là chính sách tiền tệ mở rộng của Hoa Kỳ đã làm tăng nguồn cung đô la, kết hợp với sự cạnh tranh gia tăng từ các quốc gia thành viên khác, điều này vô tình đảo ngược nhanh chóng cán cân thanh toán.
Vì muốn duy trì sự cân bằng, Hoa Kỳ đã giảm dự trữ vàng, điều này đã làm cho cán cân thương mại của Hoa Kỳ bị thâm hụt, trong khi đó giá trị của USD liên tục giảm xuống do sự phát triển kinh tế của các nước Châu Âu đang càng lúc nhanh hơn Hoa Kỳ.
Hạn chế của hệ thống tiền tệ BWS đã giới hạn hoạt động chi tiêu của Hoa Kỳ nói riêng và thế giới nói chung do lượng vàng dự trữ là có hạn trong khi nguồn cầu tiền lại quá lớn. Hoa Kỳ sa đà vào chiến tranh bằng cách in tiền để tài trợ cho các cuộc chiến đã khiến đồng USD mất giá mạnh và làm gia tăng lạm phát, chính điều này là mối đe dọa lớn với hệ thống BWS.
Năm 1971, Hoa Kỳ đã rút khỏi hệ thống BWS và thực hiện thả nổi tự do đồng USD nhằm thoát khỏi những khó khăn của nền kinh tế đã làm hệ thống tỷ giá hối đoái cố định sụp đổ. Ngay sau đó, một hiệp định mang tên Smithson ra đời nhằm cứu vãn tình hình, tuy nhiên đó là những nỗ lực cuối cùng.
Năm 1973, các quốc gia khác dần theo “chân” Hoa Kỳ, lần lượt quyết định cho tỷ giá hối đoái thả nổi. Cuối cùng vào năm 1976, một hệ thống khác mang tên Jamaica ra đời và vẫn còn hiệu lực tới thời điểm hiện tại đã chấm dứt sự tồn tại của hệ thống Bretton Woods.
Sự sụp đổ của Bretton Woods đã bộc lộ nhiều hạn chế về định chế tài chính song chính điều này lại là cần thiết cho sự thay đổi mang tính bền vững cho tới tận ngày nay. Tuy sụp đổ nhưng những đóng góp của BWS vẫn rất lớn trong đó chính là sự tồn tại và hoạt động cho đến nay của IMF và WB.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất