Andy’s weekly digest - #1
Chỉ là một chiếc review nho nhỏ về vài điều mình học được trong tuần.

Phụ trách ảnh: Phạm Google
Hôm thứ 7 (20/5) mình có tham dự một cái meeting online nho nhỏ về Stoicism, trong đó mọi người cùng đọc và bàn luận về cuốn “Philosophy as a way of life” của Pierre Hadot, một cuốn rất hay nếu bạn nào muốn tìm hiểu một cách tổng hợp về triết học cổ đại (tập trung chính về Stoicism và Epicureanism).
Trong buổi meeting, một trong những điểm chính là sự khác biệt giữa mindfulness của đạo Phật và cái sống trong hiện tại “Living here and now” của Stoicism, thứ được nhắc đến nhiều nhất trong Meditations của Marcus Aurelius. Đây là một ý rất hay, vì thực ra Stoicism nhấn mạnh hơn rất nhiều đến lý trí (reasoning faculty/being rational), trong khi mindfulness của đạo Phật có vẻ rộng hơn, vượt trên cái lý trí ấy để có một cái hiểu trọn vẹn (hiểu ở đây bao gồm cả lý trí + cảm nhận cơ thể). Nhưng lúc meeting kết thúc ngồi note lại về ý này, mình cứ nghĩ mãi về vai trò của lý trí trong Stoicism. Mình nghĩ cái lý trí của Stoicism cũng bao hàm nhiều hơn là định nghĩa thông thường, vì chính từ cái hiểu của lý trí (rational understanding) mà một Stoic mới có thể thấu rõ và toàn diện cái ảnh hưởng của những cảm xúc mạnh, những phản ứng của cơ thể lên tâm trạng của mình. Từ đó kết hợp với cái nhìn từ trên không trung (cosmopolitan view) để mà duy trì được cho mình một trạng thái cân bằng của tâm trí (the tranquillity of mind – cái đích cuối cùng của các Stoic).
Tuy nhiên, có một ý nữa khá haycũng liên quan, là Jim – host của buổi meeting, là một psychiatrist (nhà tâm lý học, thiên về trị liệu), vậy nên điểm lăn tăn lớn nhất của bác với Stoicism là việc Stoicism rất ít, hay gần như không đề cập đến cảm xúc, và bác nói có vẻ bác cảm nhận Stoicism muốn phủ nhận tất cả cảm xúc. Bác đưa dẫn chứng là việc Marcus muốn nhìn mọi thứ với một góc nhìn trần trụi, nhiều lúc đến tiêu cực.
“Like seeing roasted meat and other dishes in front of you and suddenly realizing: This is a dead fish. A dead bird. A dead pig. Or that this noble vintage is grape juice, and the purple robes are sheep wool dyed with shellfish blood. Or making love—something rubbing against your penis, a brief seizure and a little cloudy liquid.” Dịch: Giống như việc nhìn thấy thịt quay và những món ăn khác được phục vụ trước mặt và ta bất chợt nhận ra rằng: đây là xác một con cá. Hay một con chim. Hay một phần của con lợn. Hay loại rượu thượng hạng này thực ra cũng chỉ là nho mà thành, và cái áo choàng tía sang trọng này là từ lông cừu nhuộm với sò huyết. Hay việc ái ân - đơn thuần chỉ là một thứ bên ngoài chà sát lên bộ phận ấy của ta, một cơn sướng ngắn ngủi, và một chút chất lỏng đục màu.
Đây cũng là một điểm rất dễ gây hiểu lầm của Stoicism, và thực ra mấy lần đọc Meditations đầu mình cũng đã hơi bị dội ngược với cái quan điểm trần trụi ấy của Marcus. Tuy nhiên, sau này cứ đọc đi đọc lại nhiều, thì mình mới nghiệm ra rằng, rất có thể Marcus viết những dòng ấy chính là ngay sau khi ông để những cảm xúc mạnh (như ăn một bữa rất rất ngon, hay bị sự kỳ diệu của cuộc sống làm cho mê muội) ấy cuốn mình đi. Vì, có một điều hiển nhiên, khi một người đang quá say sưa với những cảm xúc mạnh ấy (dù chúng là tích cực), nếu đột ngột phải đối mặt với những quyết định cần đến sự dũng cảm và hy sinh, gần như sẽ không thể đi theo quyết định dựa theo những phẩm cách được.
Cụ thể hơn, thử tưởng tượng bạn đã có một ngày tuyệt vời giữa thiên nhiên, cùng người mình yêu thương, trải nghiệm những khoảnh khắc thăng hoa của hạnh phúc trọn vẹn. Đùng một cái cuối ngày nhà vua triệu tập bạn và yêu cầu bạn thực hiện một nhiệm vụ bạn cho là sai, là không phù hợp với phẩm cách của bạn, thì nếu trong một tâm trạng vẫn đang rất thăng hoa với những cảm xúc đẹp trong ngày, liệu bạn có dám từ chối lệnh nhà vua, biết rằng lựa chọn như thế có thể sẽ ngay lập tức mất mạng hay không?
Vẫn biết ví dụ ấy quá hy hữu, và cũng chẳng còn mấy nhà vua năm 2023, nhưng có lẽ mọi người cũng nhận rõ được một điểm: cuộc sống hoàn toàn có thể đòi hỏi ta đưa ra những quyết định quan trọng ở bất cứ thời điểm nào, nhiều khi là lúc ta không ngờ tới nhất. Vậy nên nếu để những cảm xúc, dù là tích cực, cuốn ta đi, thì sẽ rất khó để ta có thể thực sự suy xét về những quyết định ngay sau đó (có thể lại là những quyết định quan trọng nhất trong cả cuộc đời).
Và đó là lý do khiến cho cái nhìn quá trần trụi, thậm chí đến tiêu cực của Marcus, có thể lại vô cùng cần thiết, để đưa tâm trí trở lại với trạng thái cân bằng, sáng suốt và thanh thản của nó.

Câu nói nổi tiếng của Cicero - Một người bản thân không thừa nhận là Stoic, nhưng ông sống rất gần với định nghĩa về một Stoic
Về đọc, tuần này mình cày xong "Deep work", vẫn là cuốn sách duy nhất về productivity mà năm nào mình cũng đọc lại 1 lần đến tận 6 năm rồi mà vẫn chưa thấy hết hiệu quả. Cảm giác "Deep work" như một cái khiên để mình có thể chống lại với thế giới ngày càng được thiết kế theo cách diệt tận gốc sự tập trung của bản thân mình, thời đại mà chị Maria Popova của Brain Pickings dùng một cụm rất nên thơ để định nghĩa là: “in the culture of immediacy and instant gratification”.
Lần đọc lại Deep work này, thứ ấn tượng nhất với mình là câu quote của Tim Ferrris:
Develop the habit of letting small bad things happen. If you don’t, you’ll never find time for the life-changing big things. Dịch: Hãy tự xây dựng cho mình thói quen chấp nhận những thất bại hay điều tồi tệ nho nhỏ xảy ra trong cuộc đời. Vì nếu không, bạn sẽ chẳng bao giờ có thể dành thời gian và tâm trí cho những thứ thực sự lớn lao và quan trọng.
Thực sự là một cú tát khá mạnh thẳng mặt một đứa cầu toàn và perfectionist như mình.
Và cuối cùng, vì tìm hiểu về chị Maria Popova mà mình nghe được 1 số
podcast rất hay của On being. Và từ đấy mà biết đến cái định nghĩa về một ngày sống cho ra sống của Thoreau, muốn chia sẻ lại với các Nhện:
If the day and the night are such that you greet them with joy, and life emits a fragrance like flowers and sweet-scented herbs, is more elastic, more starry, more immortal- that is your success Dịch: nếu mỗi ngày bạn có thể đón chào sớm ban mai cũng như khoảnh khắc đêm buông với niềm vui sướng, cảm nhận được hương vị mà cuộc sống vẫn cứ âm thầm lan tỏa - như hương hoa, sắc thanh ngọt của dược thảo, và thuận theo dòng chảy của cuộc đời, linh hoạt, óng ánh, vĩnh hằng – thì đó là một ngày thực trọn vẹn và đáng sống.
A Dreamer
Và 1 chút nhạc chắc sẽ hợp cho một tối chủ nhật yên bình của các Nhện:

Thinking Out Loud
/thinking-out-loud
Bài viết nổi bật khác
Nếu đúng như vậy thì có một vị thiền sư bày tỏ phê phán về Khắc Kỷ như sau: Ý chí của con người không phải đơn thuần từ logic mà ra, mà từ cảm xúc hay xung động. Con người vô tri cũng có hành vi thiện, nếu nói rằng người hữu tri biết sử dụng tư duy logic mới là người thiện nhất là sai.
Điều đúng đắn của Khắc Kỷ là con người có thể khắc chể cảm xúc ham muốn để truy cầu mục đích lớn lao có giá trị nào đó. Còn nếu bảo rằng khắc chế cảm xúc mà ở đây là chính mình là thiện thì khá là bất hợp lý.
Ngoài ra, con người là tế bào của xã hội, việc tuân thủ nhà cầm quyền cũng được thiền sư này coi là thiện.
Thực ra, cái mindfullness trong Phật giáo chỉ là sự dung hội của chủ thể và khách thể, ở đây theo ông là Kinh Nghiệm Trực Tiếp. Có nghĩa bất cứ việc làm nào vừa thỏa mãn tự ngã vừa thỏa mãn tha nhân, miễn là đạt được trạng thái bình an trong tâm hồn. Có nghĩa một anh lính bị gọi ra chiến trường đánh giặc (Binh lính Nga phải tuân lệnh Putin), anh ta giết người vì sự tồn tại của quốc gia đó thì anh ta chẳng có lỗi gì cả. Ngay cả những vị sư theo trường phái tân Tăng của Nhật Bản cũng lấy vợ sinh con rồi xây chùa kinh doanh tôn giáo như thường.
Đức Phật có ám chỉ rằng trong kiếp quá khứ, ông ấy đã giết những tên cướp để cứu thuyền nhân vô tội. Hay là các đệ tử của ông cũng có phường mại dâm, đâm thuê chém mướn cải tà quy chính, ông ấy cũng chẳng bắt tội. Cũng như thiền sư Nhất Hạnh lại có phần khen ngợi bà Võ Tắc Thiên trong việc hiểu biết về đạo Phật, trong khi ông không phê phán về sự bạo tàn của bà như sử sách TQ đã nói đến.
Nếu mình không lầm, thì bạn đang nói về triết học Phật giáo dựa trên chú giải của vị thiền sư Nishida Kitaro. Cho phép mình đoán luôn, đây chính là vị thiền sư bạn nhắc đến trong bình luận với danh từ "Ông ấy".
https://www.goodreads.com/author/list/5573181.Kitar_Nishida
Còn nói về phật giáo nói chung thì nó bao la quá, mỗi phái đã là một loại triết học rồi. Nếu nói về việc luận giải dễ hiểu về các phái thì em chỉ biết có mỗi thiền sư Nhất Hạnh. Hiện tại thì em đang theo dõi Phái Lâm Tế:
Sách: https://langmai.org/tang-kinh-cac/tai-lieu/lam-te-ngu-luc/ https://thuvienhoasen.org/a17668/thien-lam-te-nhat-ban
Video luận giải: https://youtube.com/playlist?list=PLMG8i-w8rYWnSraDdTNpoahAMOR0KVPfH