“Mẹ ơi, con vứt mấy cái thùng giấy này nhe, để trật nhà mà cũng đâu có làm gì đâu.”
“Bỏ xuống! Bỏ xuống! Để đó mai mốt có lúc cũng cần để đựng cái này cái kia.”
…..
Câu chuyện trên có vẻ quen thuộc đúng không? Có lẽ trong số chúng ta, có không ít người đã từng hoặc đã sống trong một căn nhà với đầy ấp đồ đạc, mà chúng ta cho rằng sẽ có lúc được dùng đến. Việc tích trữ đồ đạc ở khối lượng lớn và tang dần như vậy không có gì quá nghiêm trọng, tuy nhiên hãy tưởng tượng khi đồ đạc trong nhà bạn nhiều đến mức bạn không muốn dọn chúng đi nữa, thì bạn có cảm thấy thoải mái mời bạn bè đến nhà ăn miếng bánh, uống miếng trà không? Khoan hãy phát xét xem việc nhà cửa bề bộn, đồ đạc nhiều đến mức không có lối đi là tốt hay xấu (vì có những gia đình buôn bán phải tồn hàng để bán, nên việc này là bình thường), bài viết này chỉ đi vào phân tích xem, lí do đằng sau tâm lí không thể vứt bỏ đồ đạc này là gì. Về góc nhìn tâm lí học, hiện tượng tâm lí này được gọi là Ám Ảnh Tích Trữ (Compulsive Hoarding).
from Shutterstock
from Shutterstock

Ám Ảnh Tích Trữ là gì?

Một người mắc bệnh rối loạn tích trữ thường không vứt đi những đồ vật đã cũ hoặc không còn được sử dụng trong một khoảng thời gian dài. Lí do là là bởi họ sợ đến một lúc mình sẽ cần đến, hoặc những vật đó gắn liền với những kỷ niệm trong quá khứ và sẽ có chuyện xấu xảy ra với người khác nếu họ vứt đi bất kì thứ gì.
Những đồ vật tích trữ thường khá đa dạng, từ giấy báo, tạp chí đã đọc trong quá khứ, đến hóa đơn, thư rác hay quần áo không còn sử dụng. Đặc biệt, ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á, các gia đình còn có xu hướng tính trữ các hộp chứa, thùng carton, thùng xốp và các vật dụng gia đình. Ở thời buổi hiện đại, dữ liệu điện tử hoặc mail điện tử cũng có thẻ coi là các dạng tích trữ của một người mắc Ám Ảnh Tích Trữ.

Sự khác nhau giữa tích trữ và sưu tầm?

Một dạng tích trữ mà chúng ta thường thấy, đó là sưu tầm một số đồ vật như sách, tem hay đồ cổ. Tuy nhiên, việc sưu tầm này không được xem là một dạng của người mắc ám ảnh tích trữ. Sự khác nhau lớn nhất của “tích trữ” và “sưu tầm” đó là cách mà những người sở hữu sắp xếp các đồ vật này.
Các đồ vật được sưu tầm luôn được sắp xếp ngăn nấp và gọn gàng, có nhiều người sưu tầm còn có xu hướng dành riêng cho những món đồ họ sưu tầm một góc riêng, hoặc cũng có thể là một phòng riêng. Ngược lại, đồ đạc được tích trữ không được sắp xếp gọn gàng hoặc thậm chí là càng ngày càng chiếm nhiều không gian hơn.
Ví dụ như, những người sưu tầm các bài bình luận trên báo chí thường sẽ cắt phần bình luận ra và dán vào các quyển sổ sưu tầm hoặc ca-ta-tô để có thể mở ra xem bất cứ khi nào họ muốn. Đối với những người tích trữ báo, từng chồng báo sẽ dần dần xuất hiện trong nhà họ cùng với đó là hàng tá bụi bặm báo trên đó, và đương nhiên chúng sẽ chẳng bao giờ được mở ra đọc một lần nào nữa.
from The Daily Carlifornian
from The Daily Carlifornian
Đọc thêm:

Các triệu chứng của người mắc Ám Ảnh Tích Trữ?

Những người mắc Ám Ảnh Tích Trữ sẽ có một trong những đặc điểm sau:
- Giữ hoặc thu thập các đồ vật có ít hoặc không có giá trị về mặt tiền bạc, ví dụ như thư rác, túi ni lông (trường hợp phổ biến), hoặc những đồ vật mà họ nghĩ sẽ có thể tái sử dụng sau này.
- Khó có thể phân loại các đồ vật tích trữ.
- Khó đưa ra quyết định trong việc giữ hay vứt các đồ vật đó đi.
- Có xu hướng gắn bó mạnh mẽ với các đồ vật, và thường không để người khác động vào hoặc vứt đi.
- Gặp nhiều khó khan trong các hoạt động hàng ngày như nấu ăn, dọn dẹp hay thanh toán hóa đơn. (vì không thể đưa ra quyết định)
- Mối quan hệ với bạn bè và các thành viên trong gia đình bị giảm sút.

Vậy đâu là nguyên nhân của bệnh Ám Ảnh Tích Trữ?

Nguyên nhân thật sự đằng sau việc tích trữ này đến nay vẫn chưa có lời giải thích, tuy nhiên căn bệnh Ám Ảnh Tích Trữ có thể là một phần trong các dạng rối loạn khác như Ám Ảnh Cưỡng Chế, Trầm Cảm, hay Rối Loạn Ám Ảnh Cưỡng Chế.
Trong đa số các trường hợp, điều kiện sống và việc bỏ bê bản thân cũng có thể xem là nguyên nhân gây ra bệnh Ám Ảnh Tích Trữ. Những người mắc bệnh thường là những người sống một mình, chưa kết hôn, hoặc sống và lớn lên trong một gia đình đã có thói quen tích trữ và không quan trọng việc sắp xếp, phân loại đồ đạc, hoặc cũng có thể lớn lên trong điều kiện thiếu thốn nên việc vứt đi một thứ gì đó với họ rất khó khăn.

Tại sao không nên xem nhẹ căn bệnh này?

Những ảnh hưởng mà căn bệnh này ra thường nằm ở khía cạnh tâm lí. Tích trữ quá nhiều đồ có thể ảnh hưởng đến chất lượng công việc, vệ sinh cá nhân và mối quan hệ với người khác. Những người tích trữ thường không thể hoặc lưỡng lự trong việc mời người khác đến nhà hay thậm chí cho người đến sữa chữa vì họ không muốn ai nhìn thấy “gia tài” của họ cả, và đương nhiên việc này sẽ dẫn đến sự cô lập và cô đơn. Ngoài ra, việc vứt đồ đạc linh tinh có thể dẫn đến các tổn hại sức khỏe như:
- Việc không thể dọn dẹp đồ đạc dẫn đến điều kiện vệ sinh càng ngày càng tệ hơn, và là điều kiện lý tưởng phát triển cho các loại vi khuẩn.
- Có thể là nguyên nhân dẫn đến hỏa hoạn hoặc cản trở lối thoát hiểm.
- Gây ra chấn thương do vấp phải, hoặc rơi trúng người khác khi không để ý.
Đọc thêm:

Vậy nên làm gì khi có người mắc Ám Ảnh Tích Trữ?

Có một sự thật rằng, những người mắc bệnh không thể nhận ra việc họ tích trữ quá nhiều đồ vật là một vấn đề, điều này dẫn đến mọi can thiệp hoặc phát hiện bệnh đều không có tác dụng.
Đầu tiên, cần bảo đảm là không có người thân hoặc ai đó vứt đi những người đồ vật của người bị Ám Ảnh Tích Trữ, vì việc này những không giúp họ mà còn dẫn đến các rối loạn nghiêm trọng hơn. Hãy dành thời gian để trò chuyện, tìm hiểu nguyên nhân việc tích trữ của người thân, từ đó đưa ra các quan điểm thể hiện các hậu quả của việc tích trữ quá nhiều đồ đạc. Và nếu tình trạng của người đó thật sự nghiêm trọng, hãy tìm đến các bác sĩ trị liệu hoặc bác sĩ đa khoa để xin lời khuyên cũng như theo dõi.
Chào các bạn! Mình là Minh Tuấn, và mình thích tìm hiểu các khía cạnh liên quan đến Tâm Lí Học, từ đó giúp cho cuộc sống con người tốt hơn bằng cách kiểm soát tốt hơn những  nguyên nhân đằng sau các hành động của con người. Hi vọng bài viết có ích với các bạn.
- Minh Tuấn -