One of my heroes
Được coi là cha đẻ của ngành khoa học máy tính, chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp của Alan Turing cho việc giải mã cỗ mã Enigma của Đức Quốc Xã góp phần không nhỏ cho chiến thắng của quân đồng minh, hay ông cũng là người đặt ra câu hỏi "Liệu máy móc có thể nghĩ" (Can machine think) mà thời bấy giờ coi là điên khung nhưng lại mở đầu cho kỷ nguyên của AI. Phép thử Turing ( Turing Test) là một trong những nghiên cứu nổi tiếng của ông về việc liệu máy móc có ý thức không ? nó biết suy nghĩ như hoặc khác con người ? Nếu nó suy nghĩ khác con người thì có được tính là suy nghĩ ?

Đôi chút tiểu sử của Alan Turing

Alan Turing tên đầy đủ là Alan Mathison Turing, sinh 23 tháng 6 năm 1912 . Ông là một nhà toán học, logic học và mật mã học người Anh. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Turing đã từng làm việc tại Bletchley Park, trung tâm giải mật mã của Anh, và một thời là người chỉ huy của Hut 8, một bộ phận của Anh có trách nhiệm giải mật mã của hải quân Đức. Ông đã sáng chế ra nhiều kỹ thuật phá mật mã của Đức, trong đó có phương pháp nối các máy giải mã lại với nhau thành một bộ bombe, một máy điện-cơ để tìm ra công thức cài đặt cho máy Enigma.
Sau chiến tranh, ông công tác tại Phòng thí nghiệm Vật lý Quốc gia (National Physical Laboratory), và đã tạo ra một trong những đồ án thiết kế đầu tiên của máy tính có khả năng lưu trữ chương trình (stored-program computer), nhưng nó không bao giờ được kiến tạo thành máy. Năm 1947 ông chuyển đến Đại học Victoria tại Manchester để làm việc, đa số trên phần mềm cho máy Manchester Mark I, lúc đó là một trong những máy tính hiện đại đầu tiên, và trở nên quan tâm tới sinh học toán học.
Năm 1952, Turing bị kết án với tội đã có những hành vi khiếm nhã nặng nề, sau khi ông tự thú đã có quan hệ đồng tính luyến ái với một người đàn ông ở Manchester. Ông chấp nhận dùng liệu pháp hoóc môn nữ (thiến hóa học) thay cho việc phải ngồi tù. Ông mất năm 1954, chỉ 2 tuần trước lần sinh nhật thứ 42, do ngộ độc xyanua. Một cuộc điều tra đã xác định nguyên nhân chết là tự tử, nhưng mẹ ông và một số người khác tin rằng cái chết của ông là một tai nạn. Ngày 10 tháng 9 năm 2009, sau một chiến dịch Internet, thủ tướng Anh Gordon Brown đã thay mặt chính phủ Anh chính thức xin lỗi về cách đối xử với Turing sau chiến tranh.

Phép Thủ Turing (Turing Test)

Phép thử Turing ban đầu được Alan gọi là The imitation game vào năm 1950, là một bài kiểm tra khả năng của một máy thể hiện hành vi thông minh tương đương hoặc không thể phân biệt được với hành vi của con người.
Phép thử như sau: sẽ có một người đánh giá là con người để đánh giá các cuộc trò chuyện bằng ngôn ngữ tự nhiên giữa con người và một cỗ máy được thiết kế để tạo ra các phản ứng giống con người. Người đánh giá được biết trước  rằng một trong hai đối tác trong cuộc trò chuyện là một cỗ máy và tất cả những người tham gia sẽ được tách biệt với nhau. Cuộc hội thoại sẽ được giới hạn trong một kênh chỉ có văn bản như bàn phím và màn hình máy tính, do đó kết quả sẽ không phụ thuộc vào khả năng hiển thị các từ dưới dạng giọng nói của máy.  Nếu người đánh giá không thể phân biệt được máy từ con người một cách đáng tin cậy, thì máy đó được cho là đã vượt qua bài kiểm tra. Kết quả kiểm tra không phụ thuộc vào khả năng của máy để đưa ra câu trả lời chính xác cho các câu hỏi, chỉ là câu trả lời của nó giống với những câu trả lời của con người đến mức nào.
Bài kiểm tra được Turing giới thiệu trong bài báo năm 1950 "Máy tính và trí thông minh" (Computing Machinery and Intelligence) của ông khi làm việc tại Đại học Manchester. Mở đầu bằng : "Tôi đề nghị xem xét câu hỏi, "Máy móc có thể suy nghĩ được không?" Vì  từ "suy nghĩ " rất khó định nghĩa , Turing chọn" thay thế câu hỏi bằng một câu hỏi khác, có liên quan chặt chẽ với nó và được thể hiện trong các từ tương đối rõ ràng. "  Turing mô tả dạng mới của vấn đề dưới dạng trò chơi ba người được gọi là "The Imitation game"  trong đó người thẩm vấn đặt câu hỏi về một người đàn ông và một phụ nữ trong phòng khác để xác định giới tính chính xác của hai người chơi. Câu hỏi mới của Turing là: "Có những máy tính kỹ thuật số có thể tưởng tượng được sẽ hoạt động tốt trong trò chơi bắt chước không?"  Turing tin rằng câu hỏi này thực sự có thể trả lời được. Trong phần còn lại của bài báo, ông đã lập luận chống lại tất cả những phản đối chính đối với mệnh đề "máy móc có thể suy nghĩ".
Nhưng phép thử này cũng có nhược điểm. Phép thử Turing dựa trên giả thiết rằng người ta có thể đánh giá tính "thông minh" của máy tính bằng cách so sánh hành vi của nó với hành vi của con người. Câu hỏi đặt ra là: kết quả của phép thử có thể phản ánh thực tế, trong khi chỉ xem xét tới hành vi và so sánh với hành vi con người? Vì lý do này và những lý do khác, các nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo đã đặt câu hỏi về tính hữu dụng của phép thử. Trong thực tế, kết quả của thử nghiệm có thể dễ dàng bị chi phối không phải bởi tính thông minh của máy tính, mà do kỹ năng, thái độ hoặc sự ngây thơ của người hỏi.


The test

Các phiên bản của phép thử Turing

Một chương trình do Nga thiết kế tên là Eugene, đã vượt qua bài kiểm tra Turing. Bài báo năm 1950 của Alan Turing đã đưa ra ý tưởng chung của bài kiểm tra và cũng đưa ra một số chi tiết cụ thể mà ông nghĩ rằng sẽ được thông qua "trong khoảng thời gian khoảng 50 năm" : mỗi giám khảo chỉ có năm phút để nói chuyện với mỗi máy, và các máy đã vượt qua nếu hơn 30% giám khảo cho rằng họ là con người. 
Rất là  ấn tượng khi Eugene có 33% giám khảo nói rằng "he" đã thuyết phục được mình , nhưng các robot vẫn còn một chặng đường dài để vượt qua tiêu chuẩn vàng của các bài kiểm tra Turing hiện đại, sử dụng các quy tắc được đặt ra vào năm 1990 bởi nhà phát minh  Hugh Loebner. Những quy tắc đó yêu cầu máy tính và con người có một cuộc trò chuyện 25 phút với mỗi người trong số bốn thẩm phán riêng biệt. Máy chỉ thắng nếu đánh lừa được ít nhất một nửa giám khảo nghĩ rằng đó là con người (mặc dù mỗi năm đều có "huy chương đồng" được trao cho máy thuyết phục được nhiều giám khảo nhất).
Hay trong năm 1966, Joseph Weizenbaum đã tạo ra một chương trình có vẻ như vượt qua bài kiểm tra Turing. Chương trình, được gọi là ELIZA, hoạt động bằng cách kiểm tra các nhận xét đã nhập của người dùng cho các từ khóa. Nếu một từ khóa được tìm thấy, quy tắc biến đổi nhận xét của người dùng sẽ được áp dụng và câu kết quả được trả về. Nếu một từ khóa không được tìm thấy, ELIZA sẽ trả lời bằng một riposte chung chung hoặc bằng cách lặp lại một trong những nhận xét trước đó.  Ngoài ra, Weizenbaum đã phát triển ELIZA để tái tạo hành vi của một nhà trị liệu tâm lý người Rogeria, cho phép ELIZA "tự do giả định tư thế hầu như không biết gì về thế giới thực." Với những kỹ thuật này, chương trình của Weizenbaum đã có thể đánh lừa một số người. tin rằng họ đang nói chuyện với một người thực, với một số đối tượng “rất khó thuyết phục rằng ELIZA không phải là con người.
Một Thử nghiệm Turing nữa được coi là thử thách nhất được mô tả cho đến nay là một thử nghiệm được thiết lập như một phần của vụ cá cược 20.000 đô la giữa nhà tương lai học Ray Kurzweil và người sáng lập Lotus, Mitch Kapor. Kapor đặt cược rằng không có robot nào vượt qua bài kiểm tra trước năm 2029 và các quy tắc yêu robot và ba người khác phải có cuộc trò chuyện kéo dài hai giờ với mỗi người trong số ba giám khảo. Robot phải thuyết phục được hai trong số ba giám khảo rằng đó là con người và được xếp hạng trung bình là "giống người hơn" so với ít nhất hai trong số các đối thủ cạnh tranh thực sự là con người.

Nỗi sợ về việc trí thông minh của machine sẽ take over the world

Hàng loạt các giả định đã được nêu ra như là : máy móc sẽ thông minh hơn và sẽ huỷ diệt cong người như trong phim Terminator, máy móc sẽ bắt chúng ta làm nô lệ, máy móc sẽ bla bla và bla. Thực sự chúng ta không nên lo lắng điều đó, vì nó ở một tương lai khá xa và điều đó có thể không xa ra luôn. Không vì những cỗ máy đã thắng những trò chơi của con người mang tính trí tuệ như Deep Blue đã thắng nhà vô địch Garry Kimovich Kasparov ở trò chess vào năm 1996 Hay Alpha Go đã thắng Lee Sedol  ở trò Go vào năm 2016 mà làm ta lo lắng về một thế giớ sẽ bị máy móc thống trị trong tương lai cả. Mình là một người tích cực và mình nghĩ máy móc sẽ giúp đỡ chúng ta trong những vẫn đề khó nhằn hiện nay mà chúng ta có. Biến đổi khí hậu , Thiên tai, áp lực dân số , dịch bệnh... sẽ được máy móc giải quyết trong tương lai không xa, giúp cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hợn. Nếu nhìn lại thì mình nghĩ Alan Turing cũng đã nghĩ về độ nguy hiểm khi machine có nhận thức nhưng ông đã không coi điều đó là một sự đe doạ cho loài người, mà nó là một cơ hội cho một kỷ nguyên mới về công nghệ , về một cuộc sống tốt đẹp hơn và con người có thể hạnh phúc hơn ông lúc bấy giờ.

Nguồn tham khảo: