Câu hỏi cho một tình huống thú vị:

Nhân dịp tới mảnh đất Tây Nguyên, tôi ghé vào một quán cà phê tại Buôn Mê Thuột cung cấp một loại cà phê rất đắt tiền gọi là cà phê chồn. Tôi thắc mắc về mức giá cao ngất ngưởng, và nhân viên pha chế đã kể cho tôi nghe câu chuyện về quy trình đặc biệt cần thiết để làm ra loại cà phê này: Thức ăn ưa thích của những con chồn là quả cà phê nên chúng thường trèo lên các cây cà phê và chọn ăn những trái đỏ nhất, chín nhất. Nhưng dạ dày của chúng chỉ tiêu hóa được phần thịt bên ngoài của quả cà phê nên sau đó đã thải những hạt cà phê ra cùng với phưn của chúng.
Người ta thu thập những hạt cà phê đã được "chế biến tự nhiên" này và sử dụng chúng để tạo ra một loại cafe đặc biệt được cho là thơm và sánh mịn hơn so với cafe thông thường. Dù khá tò mò nhưng tôi không đủ hứng thú (hoặc dũng cảm) để mua loại cafe này (bán dạng túi với các hạt cafe vẫn còn nguyên trong cục phưn) — chứ đừng nói đến việc uống nó.
Anh có thể giải thích, từ khía cạnh tâm lý, tại sao mọi người sẵn sàng trả nhiều tiền cho loại cafe làm từ phưn này không?

Chuyên gia khoa học hành vi giải đáp:

Đầu tiên, tôi nghĩ bạn đã sai rồi. Bạn nên dũng cảm thử một cốc xem: một phần vì nó sẽ thỏa mãn trí tò mò của bạn, một phần vì nó sẽ tạo nên một câu chuyện hay hơn nhiều. Vì vậy, lần tới khi bạn đi ngang qua một quán cà phê có Cà phê chồn, hãy thử nó xem — thậm chí có thể chụp ảnh thứ đồ uống xa xỉ này và nhận được nhiều bình luận khi đăng lên facebook chẳng hạn.

Về chất lượng cà phê chồn:

Theo những bài báo mà tôi tìm kiếm nói rằng mùi vị của cà phê chồn cũng rất đặc trưng, rất ngon mà không một quy trình chế biến cà phê nào khác có thể tạo ra. Nguyên nhân là do các enzyme tiêu hóa trong dạ dày con chồn đã biến hóa diệu kỳ, khiến cho hạt cà phê mất bớt những đặc tính tự nhiên và thay vào đó là hương vị vô cùng tinh tế, nhẹ nhàng, quyến rũ người uống.(Tôi không hiểu rõ cách nó hoạt động như thế nào, nhưng câu chuyện cũng thu hút sự tò mò của tôi.)

Vậy tại sao người ta lại sẵn sàng trả nhiều tiền như vậy cho cà phê cầy hương?

Đó là vì sự mới lạ và câu chuyện tạo nên thương hiệu Cà phê Chồn.
Về khía cạnh tâm lý hành vi, nhìn chung mọi người sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho một thứ gì đó đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn để sản xuất ra; Ngay cả khi bản thân sản phẩm đó chưa chắc đã tốt hơn. Cà phê chồn giống như một ví dụ điển hình của nguyên tắc định giá dựa trên nỗ lực này.
Liệu có một con vật nào đó cũng có tuyến enzyme đặc biệt và khả năng "sản xuất tự nhiên" một loại đồ uống thơm ngon béo ngậy, bạn có dám thử không?
#Marketinghanhvi#BEM#Bemar