Đây là một bộ phim dựa trên những sự kiện xảy ra trong đời của John Forbes Nash Jr và được dựa trên một phần của cuốn tự truyện về cuộc đời của ông, “A Beautiful Mind” được viết bởi Sylvia Nasar. Là một nhà toán học thiên tài, ông đã sớm có cho mình những nghiên cứu đáng giá, nhận được sự công nhận của mọi người. Nhưng con đường khám phá bản thân của một thiên tài lại không được bằng phẳng như mọi người: “đau thương” - “ méo mó” là 2 tính từ thích hợp nhất để miêu tả hành trình đau khổ ấy .Từ đỉnh cao của sự nghiệp tới sự tụt dốc không phanh, ông đã nếm trải tất cả.

Hành trình tìm lại bản thân

Do đây không phải nội dung trọng tâm của bài nên mình sẽ cố gắng tóm gọn nhất có thể
Khởi đầu với cảnh chàng trai John Nash nhập học tại đại học Princeton theo diện học bổng toán học Carnegie danh giá, chỉ cần nghe cái tên Carnegie thôi chúng ta cũng hiểu chàng trai tên John này thông minh tới cỡ nào. Tại đây anh làm quen với một nhóm sinh viên toán học và khoa học đầy triển vọng, Aisley, Bender, Sol và Hansen. Ngoài ra còn có người bạn cùng phòng Charles Herman - người ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc đời của ông về sau.
Một khoảng thời gian sau, trong lúc bế tắc vì chưa tìm được ý tưởng đột phá để viết luận. Trong lúc Nash và những người bạn bàn về cách tiếp cận một cô gái, Hansen đã trích dẫn Adam Smith “mỗi người đàn ông đều vì bản thân” nhưng Nash lại nghĩ cách tiếp cận hợp tác sẽ có hiệu quả hơn. Chính điều này là tiền đề để Nash phát triển ý tưởng mới về khái niệm cân bằng Nash, chính nhờ phát hiện này ông đã được mời tham gia MIT, cùng với Sol và Bender.  
Vài năm sau, tài năng của Nash đã được công nhận bởi cả chính phủ Hoa Kì ông được mời tới Lầu Năm Góc để phá đường dây viễn thông đã mã hóa của địch. Nash suất sắc hoàn thành nhiệm vụ trước sự ngạc nhiên của mọi người. Sau đó, một người đàn ông bí ẩn tên William Parcher tự xưng là nhân viên của Bộ quốc phòng Hoa Kỳ tới giao cho anh một nhiệm vụ bí mật .Ông phải tìm hình mẫu trong các tờ báo và tạp chí để ngăn chặn một âm mưu của Liên Xô. Ông bắt đầu trở nên ám ảnh với việc tìm những hình mẫu ẩn đi và nghĩ rằng ông bị theo dõi khi đưa kết quả đến một hòm thư bí mật.
Vài năm sau, ông kết hôn với Alica Larder, tưởng chừng cuộc sống của ông sẽ tuyệt vời khi vừa có địa vị vừa có một gia đình hạnh phúc, còn được chính phủ trọng dụng nhưng mọi thứ vỡ lẽ khi hóa ra Charles Herman, William Parcher hay nhiệm vụ bí ẩn, tất cả đều do Nash. Kết quả ông bị tâm thần phân liệt hoang tưởng. Phần còn lại của bộ phim là quá trình ông chấp nhận, đấu tranh để không bị căn bệnh tâm thần chi phối. Đến cuối cùng John Forbes Nash Jr. được vinh danh bằng giải thưởng Nobel nhờ khám phá liên quan đến “Game Theory” - lý thuyết trò chơi trong kinh tế vào năm 1994. Một cái kết xứng đáng cho những gì Nash phải trải qua.

Khi bộ não làm chủ mong muốn của bản thân

Sau khi trải nghiệm A Beautiful Mind, mình tự hỏi tại sao căn bệnh tâm thần phân liệt chỉ tạo ra trong Nash 3 nhân vật trong đó có 2 nhân vật chủ chốt là Charles Herman và William Parcher và người còn lại là cháu gái của Charles Herman. Phải chăng những nhân vật này không chỉ vô tình được hình thành, mà đó chính là những mong muốn thầm kín trong suy nghĩ của Nash?

Charles Herman - nỗi sợ cô đơn

Hình ảnh Charles Herman hiện lên thật phóng khoáng, tự do và cởi mở với mọi người. Liệu đây có phải là mong ước có một người bạn như thế hay mong ước trở thành một người như thế của Nash. Đã rất nhiều chi tiết đạo diễn Ron Howard cài cắm để thể hiện rằng Herman không có thật ngay từ đầu phim, ví dụ như tại khung cảnh đầu tiên Herman xông vào phòng rồi giới thiệu với Nash rằng họ là bạn cùng phòng lúc này cả Herman và Nash đều xuất hiện chung một khung hình, nhưng đến khi Nash định đáp lại thì chỉ độc có anh đứng một góc trong khung hình, đó là dụng ý của đạo diễn rằng Herman vốn dĩ không có thật.
Hình ảnh Nash đứng một mình trong phòng
Hình ảnh Nash đứng một mình trong phòng
Hay mọi người có bao giờ tự hỏi rằng tại sao trong những cảnh Nash ở quán Bar với Sol, Bender... lại không hề có sự xuất hiện của Herman? Theo mình thì đó là lúc mà Nash không hề cô đơn, anh có bạn bè ở xung quanh, Herman chỉ xuất hiện khi Nash cần, khi anh bi quan luận án của mình, khi anh lạc lõng, không biết mình là ai...
Hình ảnh Nash ngồi cùng bạn bè
Hình ảnh Nash ngồi cùng bạn bè
Theo mình bộ não của Nash tạo ra Herman như một người bạn tâm giao, để anh thoải mái tâm sự những muộn phiền khi anh mất phương hướng. Vì anh đã tự cô lập bản thân mình, dẫn chứng ở ngay lúc tâm sự với Herman trên sân thượng anh đã nói “ Tôi không thích mọi người và mọi người cũng không thích tôi. 
Hình ảnh Nash tâm sự với Herman
Hình ảnh Nash tâm sự với Herman

William Parcher - sự lạc lõng trong tâm trí của một thiên tài

Hình ảnh Nash tâm sự với Herman
Hình ảnh Nash tâm sự với Herman
Nash từng tâm sự với Herman “ Tôi phải tìm hiểu xuyên suốt về lý thuyết cân bằng. Tìm ra được nguyên lí căn bản nhất. Đó là cách duy nhất tôi chứng tỏ bản thân”, là một thực thể có trí tuệ được mọi người công nhận, Nash cũng có sự kiêu ngạo của riêng mình cùng với ước muốn được chứng tỏ nhiều hơn. Vậy câu hỏi đặt ra là sau khi đã chứng tỏ bản thân với lý thuyết cân bằng Nash còn gì để làm nữa ? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời, kể cả đối với Nash, đó là lí do tại sao William Parcher và nhiệm vụ bí mật của chính phủ được tạo ra.
Đây là ý kiến riêng của người viết, rằng Nash cảm thấy ảnh hưởng và tài năng của mình chưa được mọi người trân trọng và Parcher sẽ giúp anh thể hiện giá trị của mình, vậy nên Nash rất hài lòng khi Parcher giao cho anh một nhiệm vụ chính phủ bí mật. Nash điên cuồng làm “nhiệm vụ bí mật” quên hết cả giờ lên lớp, công việc ở MIT hay cả buổi hẹn với Alice Larder. Sau cùng những ảo tưởng này không dẫn tới kết quả nào cả, chỉ khiến Nash tự hủy hoại bản thân mình.
Ta có thể thấy rõ sự lạc lõng này đã hủy hoại Nash như nào, sau khi chấp nhận việc mình bị tâm thần và tiến hành quá trình điều trị, Nash ngày càng vô hồn, vì sự lẫn lộn giữa hiện thực và ảo tưởng khiến ông không biết ông là ai, giá trị của ông là gì. Hay nói trắng ra là thiên tài ngày nào giờ hoàn toàn vô dụng kể từ những việc nhỏ nhất: trông con, thỏa mãn nhu cầu của vợ,...
Hình ảnh Nash trông con
Hình ảnh Nash trông con
Chính ông cũng nhận ra điều này nhưng ông không có cách nào để thoát khỏi thực tại đó để rồi đến cuối cùng ông lại bị Parcher lôi kéo vào guồng quay ảo tưởng này lần nữa. Lần này trắng đen, thật giả đã trộn lẫn vào tâm trí ông. Thật đáng buồn khi một nhà giải mã thiên tài lại không thể tìm ra đâu là sự thật ngay trong chính bộ não của mình. Sau một khoảng thời gian bình thường, ông lại bị bộ não thiên tài của mình kiểm soát ngược lại đến mức ông suýt để con mình chết trong bồn tắm. Parcher giống như một liều thuốc phiện, giúp Nash thỏa mãn ước muốn của mình, thay vì chọn cách chống lại Nash đã buông xuôi để một lần nữa chứng tỏ bản thân.
Căn phòng Nash làm việc sau rừng
Căn phòng Nash làm việc sau rừng
Nhìn chung, cả Herman và Parcher đều được tạo ra như một liều thuốc dopamine giúp Nash trốn tránh thực tại hoặc đơn giản hơn là thỏa mãn những ảo tưởng của anh. Bởi có lẽ trong trí não của một thiên tài vẫn đâu đó có những tự ti nhất định cần được giải tỏa nhưng anh quá lo sợ để có thể có thể tiếp xúc xung quanh. Bộ não thông minh của Nash giúp Nash có được thành tựu nhưng cũng góp phần phá hủy Nash từ bên trong. Cuối cùng, thay vì tìm cách xóa bỏ Nash chọn cách hòa nhập với những thực thể mình tạo ra, Nash vẫn chấp nhận rằng Herman hay Parcher sẽ vĩnh viễn nằm sâu trong não bộ mình để sống hết phần đời còn lại cùng gia đình và bạn bè. Cuối cùng vào năm 1994, ông được đề cử giải Nobel cho thành tựu của mình ở lĩnh vực kinh tế. Kết thúc cho hành trình tìm ra bản thân của mình.
John Forbes Nash Jr. phát biểu
John Forbes Nash Jr. phát biểu