9totalk #50: Có nên bỏ trường chuyên?
Những ngày gần đây, trên mạng xã hội đã truyền tay nhau bảng điểm học bạ của những thí sinh dự thi lớp 6 vào trường THPT chuyên Amsterdam...
Những ngày gần đây, trên mạng xã hội đã truyền tay nhau bảng điểm học bạ của những thí sinh dự thi lớp 6 vào trường THPT chuyên Amsterdam - Hà Nội năm học 2019-2020. Theo danh sách mà nhà trường công bố, có tổng cộng 933 học sinh đủ điều kiện dự xét tuyển vào lớp 6 của hệ THCS. Đặc biệt, gần như đại đa số thí sinh đủ điều kiện dự thi đều có bảng điểm trong học bạ toàn điểm 10. Hiếm hoi lắm mới có học sinh được 9 điểm.
Những sự tranh cãi xung quanh vấn đề này có thể không còn mới với nhiều người, đặc biệt là với độc giả của Spiderum, những người đã chứng kiến Spidrama căng thẳng một thời với những bài viết nổi bật như Trường chuyên lớp chọn: Lò đào tạo những con cừu gọi dạ bảo vâng, bài phản biện Trường chuyên, lớp chọn: Bầy cừu? Xin lỗi bạn vừa nói gì cơ?, và theo sau đó là hàng loạt bài từ phản biện của phản biện đến tâm sự của học sinh trường thường - trường chuyên.
Tuy nhiên, gần đây đề tài này một lần nữa lại nóng lên trên khắp mạng xã hội sau khi xuất hiện thêm những ý kiến mới từ góc nhìn của những chuyên gia, giáo sư - tiến sĩ.
Trong đó, tiến sỹ Nguyễn Đức Thành, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thể hiện quan điểm của ông trong bài viết: VÌ SAO NÊN ĐÓNG CỬA TRƯỜNG AMS HOẶC BÁN NÓ CHO TƯ NHÂN. VÀ NÊN LÀM NHƯ VẬY VỚI MỌI TRƯỜNG CHUYÊN như sau:
1. Mô hình trường Ams là mô hình lấy của người nghèo chia cho người giàu. Bố mẹ các bạn nghèo và được giả định là học kém - giả định thôi - đóng thuế để cho bố mẹ các bạn giàu có hơn, được cho là học giỏi hơn - chắc chắn đó là một giả định - và nói chung là suy đồi hơn, cho con vào học để sau này ngồi lên đầu các bạn nghèo và học kém hơn kia. Tức là mô hình này chủ động tái tạo và mở rộng bất công xã hội.2. Mô hình này sẽ OK nếu nó là một trường tư, như trường Olympia, nơi cha mẹ giàu trang trải đầy đủ mọi chi phí để con họ trở thành người mà họ muốn. Như mô hình Ams hiện nay, chi phí này lấy từ ngân sách nhà nước, tức là lấy từ tiền của các bố mẹ khác. Vậy là không công bằng.3. Việc bố mẹ phải đút lót chạy bảng điểm đẹp không phải như mơ mà như dở hơi (thật là đáng thương cho đứa trẻ có bảng điểm toàn 10), hoặc chạy tiền để có đủ thứ giải thưởng cho có vẻ có năng khiếu hay đơn giản là đút tiền thẳng cho lãnh đạo trường Ams - sự suy đồi mà chúng tôi là cựu học sinh cảm thấy ô nhục - chứng tỏ rằng việc lo cho con được học ở Ams sẽ giúp họ tiết kiệm được một khoản chi phí đào tạo LỚN HƠN phần họ đã bỏ ra chạy chọt. Việc này sẽ biến mất nếu thực hiện điều 2 nêu trên.4. Mục đích của trường chuyên lớp chọn như trường Ams đã hết vai trò lịch sử của nó. Giả thuyết của tôi là trước đây trong lúc chiến tranh nghèo khổ, lại muốn chứng tỏ rằng người miền Bắc có trí tuệ (so với miền Nam và cả thế giới), nên đã phải mở các trường chuyên làm showcase. Tuy nhiên, điều ấy chỉ đúng trong một xã hội thời chiến nghèo khổ, lệch lạc, nhưng lại muốn bằng chị bằng em và duy trì nguồn tài trợ từ nước ngoài cho chiến tranh.
Khác với tiến sỹ Nguyễn Đức Thành, khi nhắc đến hệ thống trường chuyên lớp chọn Giáo sư Hà Huy Khoái, cựu Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam đã thể hiện quan điểm:
Không chỉ với “người tài” mà với mỗi người bình thường, nếu xét một cách “lý tưởng”, thì cũng cần có phương pháp giảng dạy riêng thích hợp cho họ. Nhưng hiển nhiên là không thể cung cấp cho mỗi người một chương trình riêng, một hệ thống giáo viên riêng, như các vị thái tử ngày xưa với các quan thái phó! Vì thế, tất yếu phải làm giáo dục “đại trà”! Tuy nhiên, trong khi chưa thể có đủ trường, đủ lớp, đủ thầy giỏi cho một số đông, thì việc tập trung vào đào tạo một số ít nhằm “bồi dưỡng nhân tài” là một điều không thể tránh khỏi.Ở Việt Nam hiện nay, con em những gia đình khá giả có thể theo học những loại hình trường “quốc tế”, trường “chất lượng cao” với học phí cũng cao ngất ngưởng (vượt quá tầm mà một người bình thường có thể hình dung, chưa nói là lo liệu được). Việc tạo điều kiện học tập tốt tương tự cho những học sinh tài năng xuất thân từ những gia đình nghèo hơn chỉ có thể nhờ vào Nhà nước. Trên thực tế, đã có rất nhiều em học sinh nghèo, nhờ được học ở các trường chuyên mà trở thành những người xuất chúng trong nhiều lĩnh vực. Như vậy, việc đầu tư vào hệ thống THPT chuyên đã góp phần đảm bảo công bằng xã hội.Lấy ví dụ ở nước Pháp. Không ai nói rằng ở Pháp tồn tại một hệ thống trường chuyên, nhưng ai cũng biết ở Pháp có một số trường Lycée nổi tiếng như: Louis le Grand, Henri IV, mà chỉ riêng việc là học sinh cũ của các trường đó đã là niềm tự hào suốt đời của nhiều người. Không chỉ ở Paris, mà hầu như mỗi tỉnh của nước Pháp đều có một trường Lycée có thể xem là trường chuyên (Pierre de Fermat ở Toulouse là một ví dụ). Ở Mỹ, nếu nhìn vào danh sách những học sinh Mỹ đã từng được giải trong các kỳ IMO, ta thấy họ chỉ thuộc một số rất ít trường.Như vậy, có thể nói rằng, hình thức tương tự THPT chuyên tồn tại ở hầu hết các nước, kể cả những nước có nền khoa học phát triển cao.
Dù vậy, câu hỏi đặt ra là nên hay không nên đóng cửa trường chuyên? Trường chuyên liệu có đang thực sự đào tạo ra những nhân tài hay đang khiến cho tình trạng bất công càng thêm trầm trọng?
Nguồn tham khảo:
_______________________________________________________
Xem thêm các số 9totalk khác tại:

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

Đông Bích
Ông Tiến sỹ gì mà lý luận chán thế.
"Trường chuyên mà mô hình lấy người nghèo chia cho người giàu"
Bố mẹ nghèo có con học kém, đóng thuế.
Để cho
Bố mẹ giàu, có con học giỏi (???) cho con vào học.
-------
Lý luận rất là ngụy biện, ngụy biện trong ngụy biện.
Thứ nhất, người nghèo đóng thuế thì người giàu cũng đóng thuế, thậm chí người giàu đóng thuế nhiều hơn.
Thứ hai, bố mẹ nghèo là con học dở, và bố mẹ giàu là con học giỏi. Cuộc chơi ở trường chuyên là sự ganh đua công bằng.
Cho nên là cái giả định ông Tiến sỹ đưa ra ngay từ đầu đã phát chán nên chẳng buồn đọc tiếp.
------
Còn với câu hỏi có nên bỏ trường chuyên hay không. Thì với vị trí là một người thi trượt trường chuyên, học lớp chọn suốt 12 năm học thì tôi thấy vẫn phải duy trì trường chuyên.
Một môi trường với nhiều người học giỏi sẽ giúp cho bạn khá hơn, nổ lực hơn, đạt được thành tích tốt hơn. Đó là điều chắc chắn.
- Báo cáo

Phạm Ngọc Thạch
Rõ ràng là cả bố mẹ những người học giỏi và những người học không giỏi bằng đều phải đóng thuế như nhau, tất cả học sinh đều có cơ hội thi vào trường như nhau, vậy thì sao có thế gọi là "lấy của người giàu chia cho người nghèo".
Em thì đang học chuyên khoa học tự nhiên, thực sự ở trường chẳng có kiểu toàn nhà giàu học với nhau, có những bạn ở quê lên, có những bạn nhà không phải là quá nghèo nhưng cũng chẳng phải giàu có gì cả.
- Báo cáo
NDKhoa01
Ý của ông ấy là cả người giàu và người nghèo đều đóng thuế nhưng cơ hội tiếp cận của người giàu cao hơn vì bản thân họ được sinh ra trong gia đình tinh anh hoặc có điều kiện ăn học hơn. Vấn đề trong lập luận của ổng là nếu ném hoàn toàn cho tư nhân thì người nghèo còn khó tiếp cận hơn nữa do chi phí tăng cao -> bỏ trường chuyên không làm giảm bớt bất công xã hội mà đào sâu thêm nó.
- Báo cáo

Surphi10

Lập luận kỳ lạ thiệt :))
1, Rồi học sinh có năng khiếu mà không được chú ý phát triển thì có phải là bất công không?
2, Có chắc là trường chuyên toàn con nhà giàu không? (Không chắc đối với trường hợp ở Ams, nhưng chắc chắn không phải là trường hợp ở mọi trường chuyên. Và nếu đó là trường hợp cá biệt ở Ams, thì chỉ nên xử lý mỗi trường hợp của Ams thôi.)
Trường chuyên và các chương trình học bổng khác dành cho học sinh giỏi không phải là biện pháp giúp thực hiện "dịch chuyển xã hội" (nhằm giảm bớt bất công xã hội) cực kỳ tốt hay sao?
3, Chưa kể, những đứa học giỏi, được tạo điều kiện, sau này thành công và giàu thì bọn nó có đóng thuế nhiều không? Tiền thuế này được sử dụng để xây dựng trường công, bệnh viện công, dịch vụ công, phục vụ những người nghèo nhiều hay người giàu nhiều?
Nếu muốn bớt bất công xã hội thì hãy tìm cách nâng kẻ yếu, đừng tìm cách hạ kẻ khác.
- Báo cáo

Lương Nhật Long
Theo quan điểm cá nhân một người từng học ở ams 3 tuy là lý 2 chưa phải lý 1 thì chả nên bỏ hay làm gì cả vì 
A. Có những cá nhân học chuyên chỉ vì đam mê, yêu thích và dành rất nhiều tâm huyết cho các môn học như Lý đơn giản vì đam mê cái đẹp về tính toán, giải thích hiện tượng, thích cạnh tranh.
B. Vì cũng có những cá nhân vào đó với hy vọng được tiếp xúc với những bạn gái "
xinh " mà được nhiều người tương truyền ( chủ thớt cấp 2 lỡ hẹn với 1 bạn gái nên đặt quyết tâm phải vào đó :))
C. Cơ sở vật chất tuyệt vời: sân bóng rổ, bóng đá, tennis, bơi ( trước ams cũ có 3 sân bóng rổ và chủ thớt thì ra sân bóng rổ khá nhiều, tiết nào chán gì đó thì bùng và hiển nhiên là biết các bro chơi bóng rổ còn nhiều hơn bạn lớp
)

D. Thầy cô giáo tận tình, cực kì đỉnh, kể rất nhiều câu chuyện hay ngoài lề và đương nhiên là với cá nhân mình hay lắng nghe đều thấy rất trân trọng và kính nể.
Chủ thớt chưa nghĩ ra các ý kiến sau nhưng mà có rất nhiều những lợi ích về việc học ở trường chuyên

- Báo cáo

Ptrix_.
Tiến sĩ kinh tế nói chuyện giáo dục là dở rồi. Riết rồi chẳng biết đường lối của VN là XHCN hay TBCN nữa :v cái gì cx lòi ra 1 đống tiền. Rồi 10 năm nữa thì giáo dục sẽ không dành cho người nghèo khi mà hết các trường ĐH tự chủ thì các trường chuyên cũng bị bán quách cho tư nhân. Rồi VN sẽ tồn lại quá nửa dân số vừa nghèo mạt hạng vừa ngu dốt, hơn nửa số còn lại thì khá hơn chút vì có tý kiến thức làm đủ ăn đủ ở, hơn nửa chỗ còn lại sẽ là chính trị gia, giáo sư, tiến sĩ, lớp tinh hoa của xã hội và phải đi ngửa tay xin tiền của đám còn lại giàu có nhất xã hội. Rồi 70 năm sau nữa chúng ta lại làm cách mạng vô sản đòi lại công bằng rồi vòng lặp lại tiếp tục tái diễn.
- Báo cáo

Hachiman
Nếu thống kê được gia cảnh và tình hình kinh tế (có liên quan mật thiết đến thành tích học tập) của các thành phần học trường chuyên là sẽ biết chuyên gia nào có lý hơn.
- Báo cáo