9toTalk #72: TỪ MV CỦA SƠN TÙNG M-TP ĐẾN CÂU CHUYỆN CHĂM SÓC VẤN ĐỀ TÂM LÝ CỦA GIỚI TRẺ
Liệu các văn hoá phẩm truyền thông có khả năng thúc đẩy các trường hợp đau thương hay không?
Hôm qua, Sơn Tùng M-TP đã trình làng ca khúc mới mang tên “THERE'S NO ONE AT ALL” kể về cuộc đời của một chàng trai với những bất ổn về tâm lý và những hành vi quậy phá, quấy rối xã hội. MV có kết thúc mở với hình ảnh chàng trai tự thả mình xuống từ tầng cao, dù không đưa ra hình ảnh cụ thể về số phận của nhân vật, nhiều khán giả cho rằng kết thúc này ngụ ý lựa chọn tự kết thúc đời mình để giải thoát bản thân.
Nội dung MV đã nhận nhiều phản hồi tiêu cực từ người xem vì cho rằng Sơn Tùng đã cổ xúy việc tự hủy hoại bản thân, t.ự t.ử, đặc biệt khi anh còn là nam nghệ sĩ có số lượng fan nhỏ tuổi đông đảo nhất nhì showbiz Việt Nam.
Từ phía các cơ quan ban ngành, ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH và TTĐT), Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, Cục đã yêu cầu Google, YouTube can thiệp gỡ MV There's No One At All của Sơn Tùng M-TP.
Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) cũng đã chính thức có công văn về việc xử lý tổ chức, cá nhân lưu hành bản ghi âm, ghi hình There's No One At All trên môi trường mạng.
Trên thực tế thì quyết định này của các cơ quan không phải là không có cơ sở. Có một khái niệm có tên hiệu ứng Werther (copycat sui.cide) là hiện tượng để mô tả việc diễn ra các vụ t.ự t.ử hàng loạt sau khi một tác phẩm được phổ biến trong công chúng. Hiệu ứng này được lấy tên từ cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Nỗi đau của chàng Werther”, khi nhân vật chính là chàng trai trẻ Werther đã tự s.át sau khi bị crush từ chối tình cảm của mình.
Câu chuyện của Sơn Tùng M-TP cũng đặt ra câu hỏi về việc chúng ta nên nhìn nhận như thế nào về các vấn đề tâm lý? Vì cũng như cách dư luận phản ứng với MV “THERE'S NO ONE AT ALL”, chúng ta có thể ngăn việc lan truyền những thông điệp tiêu cực nhưng liệu ngăn chặn thôi đã đủ chưa? Chúng ta đã có những biện pháp, cách giải quyết chi tiết, kịp thời cho các vấn đề về tâm lý?
Bởi một nghịch lý là dù theo ước tính ở Việt Nam có ít nhất ba triệu thanh, thiếu niên có các vấn đề về sức khỏe tâm lý, tâm thần thì chỉ có khoảng 20% trong số đó nhận được hỗ trợ y tế và điều trị cần thiết.
Vì vậy với số 9toTalk lần này, câu hỏi Spiderum muốn tham khảo ý kiến từ các bạn là: Liệu các văn hoá phẩm truyền thông có khả năng thúc đẩy các trường hợp đau thương hay không? Những bạn đã từng gặp vấn đề về tâm lý, hoặc đang có những vấn đề về tâm lý, các bạn đã tìm những sự trợ giúp từ đâu?
Nguồn tham khảo:
Xem thêm các số 9toTalk khác:
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất