9 Lý do chúng ta cần học cách ‘nhận thức bản thân’
Nhận thức bản thân là gốc rễ của mọi việc chúng ta làm, đạt được, và trải nghiệm. Nó là sản phẩm của một quá trình bắt đầu bởi một...
Nhận thức bản thân là gốc rễ của mọi việc chúng ta làm, đạt được, và trải nghiệm. Nó là sản phẩm của một quá trình bắt đầu bởi một suy nghĩ, một cảm xúc, hoặc một ý định nào đó trong vùng nhận thức của chúng ta.
Nhận thức bản thân là quá trình nhận thức nội tâm, cả trí não lẫn cảm xúc bên trong, điều sẽ ảnh hưởng tới thế giới bên ngoài của chúng ta: từ hành vi cho tới kết quả. Đây là trí tuệ thông minh, giúp đưa chúng ta hướng đi, sự tập trung, năng lực, và chất lượng cho những kỹ năng và tài năng tiềm tàng của mỗi người, để chúng ta có thể áp dụng ngày ngày trong cuộc sống của mình.
Sau đây là chín lý do giúp ta hiểu về Nhận thức bản thân, trước khi học khóa học “Nghệ thuật lãnh đạo bản thân” – SML – do Học viện lãnh đạo Oxford thiết kế (Oxford Academy Leadership)
1. Bạn có tự tin và xác định được rõ ràng về các ưu tiên của mình không?
Thế giới chúng ta đang sống ngày nay dường như có quá nhiều thứ, nhưng lại không bao giờ đủ: quá nhiều thứ để mua, để xem, để đọc, để trải nghiệm, để nghe hay để làm; quá nhiều việc, cơ hội và dường như ngày càng có nhiều hơn những vấn đề, đe dọa, và lo lắng.
Và vì thế, hậu quả của việc có quá nhiều thứ là hầu hết mọi người ngày càng cảm giác thiếu đi tài nguồn tài nguyên của chính bản thân mình, như thời gian, tiền bạc, khoảng không cho trí não, khoảng không cho nội tâm, kết nối, lòng tin, niềm vui, đam mê, v…v. Khi bạn ghép hai điều này lại với nhau, bạn sẽ tạo ra một trạng thái căng thẳng, rối loạn, phiền não không dứt.
Trong hoàn cảnh đó, việc xác định rõ ràng những ưu tiên là một việc thiết yếu.
2. Tất cả khả năng của chúng ta đều nằm ở ‘bên trong’
Tất cả năng lực chúng ta sử dụng trong ngày thường để tạo dựng các mối quan hệ, giải quyết vấn đề, và phát triển bản thân: từ quan sát, học hỏi, xử lý thông tin, lên kế hoạch, thiết kế, phân tích, tổ chức, sắp xếp, ra quyết định…, cho tới việc truyền đạt những cảm xúc tích cực, tạo dựng cảm xúc, yêu thương, tạo dựng niềm tin… – đều xảy ra ‘bên trong’ không gian nhận thức của chúng ta.
Càng hiểu rõ những chiều không gian bên trong này, chúng ta càng nhìn thấy rõ hơn năng lực của mình, và nhờ thế hiểu rõ hơn chức năng của chúng và làm sao ta có thể sử dụng chúng một cách hiệu quả.
3. Trải nghiệm đầu tiên về cuộc sống diễn ra trong nhận thức của chúng ta
Thử hỏi ai đó xem họ sống ở đâu, rồi họ sẽ trả lời bạn về một địa điểm nào đó. Nhưng có thực sự như vậy không? Có và không.
Hãy đặt một người lạc quan và hạnh phúc vào những hoàn cảnh đau buồn gì, và bạn sẽ thấy một người lạc quan vui vẻ làm cho hoàn cảnh đỡ đau buồn hơn. Đặt một người đầy ghen ghét, hận thù và đau khổ lên thiên đường, và bạn sẽ nhìn thấy một người đầy ghen ghét, hận thù, và đau khổ làm vung vãi sự tiêu cực lên thiên đường.
Ngôi nhà thực sự của chúng ta không phải ở ‘bên ngoài’ đâu đó, mà là cảm xúc của chúng ta giữ trong trái tim mình, và những suy nghĩ, tưởng tượng, ký ức, lo âu, và mơ ước chúng ta lựa chọn để làm vui trái tim và trí não của mình lên.
4. Ta có thực sự ‘cần’ ai đó để giúp ta cảm thấy bình an, đầy đủ, và tự tin …
Hay ta có thể tự làm được điều đó một mình?
Chúng ta càng làm chủ thế giới bên trong, và biết cách nuôi dưỡng sự an toàn, bình an, cân bằng, sức mạnh, và tình yêu bên trong bao nhiêu, thì chúng ta càng ít phải phụ thuộc vào người khác.
Sự phụ thuộc, kể cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, là một vị trí không được thoải mái lắm nếu ta đang bị nó chi phối. Chúng ta không thể ngày nào cũng bắt ép người khác đáp ứng nhu cầu của mình – vì thế chúng ta sinh ra lo lắng.
Nhận biết bản thân mở cánh cửa cho chúng ta vào thế giới bên trong, với các nguồn tài nguyên giúp chúng ta trở nên độc lập hơn từ bên trong, và nuôi dưỡng sự an toàn, bình an, cân bằng, sức mạnh, và tình yêu trong ngôi vườn nhận thức của mình.
5. Bạn nhìn nhận thế giới theo cách bạn nhìn nhận chính bản thân mình
Bạn đã từng nhận thấy thế giới xung quanh biến đổi lớn tùy theo tâm trạng của mình?
Trong một ngày tốt lành, mọi người đều có vẻ dễ thương và cuộc sống tràn trề hy vọng; những khi tâm trạng bị rơi xuống vực thẳm, mọi người và mọi thứ, ở mọi nơi, đều thật xấu xí.
Điều chúng ta nhìn nhận là thực tế, thật ra chỉ là một hình ảnh về thực tế trong trí não của chúng ta. Hình ảnh này được tạo ra bởi niềm tin, cảm xúc, và kinh nghiệm của chính chúng ta. Điều này có nghĩa là khi chúng ta đánh giá một điều gì đó, chúng ta thật ra đang nói về chính bản thân mình, hơn là về một thực tế mà ta cứ nghĩ mình đang diễn tả.
Những người có hình ảnh tích cực về bản thân thấy mình đang sống trong một thế giới tích cực, trong khi những có hình ảnh tiêu cực về bản thân luôn đau khổ về một thế giới toàn điều tiêu cực – và một người có thể thay đổi trạng thái này sang trạng thái khác nhiều lần trong ngày.
Thực tế, cuộc sống vẫn như nó vốn là, chúng ta vẫn là một thực thể, chỉ có cách chúng ta nhìn nhận thế giới và bản thân mình là thay đổi mà thôi.
6. Bạn chỉ có thể hiểu người khác ở mức bạn hiểu bản thân mình
Nếu bạn thấy việc thấu hiểu người khác rất dễ dàng, dù cho đó là bạn bè, đồng nghiệp, hay người thân của mình, thì bạn là một trong những người ít ỏi may mắn trên trái đất. Hầu hết mọi người không được như thế.
Chúng ta không thấu hiểu được người khác bởi vì chúng ta cố gắng hiểu họ bằng cách nhìn vào họ: quan sát hành vi, phân tích cử chỉ, cố gắng đọc những biểu lộ trên gương mặt, đoán nghĩa trong ánh nhìn, cố gắng “đọc” ý nghĩ của họ…
Nhưng điều này không hiệu quả.
Chỉ khi chúng ta nhìn sâu vào ‘bên trong’ bản thân mình, chúng ta mới bắt đầu hiểu được người khác. Mâu thuẫn không bạn?
Không, chúng ta ít nhiều đều được cấu tạo dựa trên một khuôn mẫu, dù cho hoàn cảnh cá nhân và văn hóa có khác nhau đi nữa.
Chúng ta đều có những ước muốn, hy vọng, nỗi sợ hãi, nỗi đau buồn giống nhau. Chúng ta đều phát triển, vui sướng, bị tổn thương, hay đóng cửa chính mình bởi những điều kiện hoàn cảnh không ít thì nhiều trùng khớp với nhau.
Càng hiểu rõ những điều này bên trong mình, bạn càng có khả năng hiểu thấu người khác.
7. Nếu bạn muốn quan tâm đến người khác, bạn phải quan tâm tới chính mình
Xét từ ý bên trên, bạn sẽ thấy điều này rất dễ hiểu: chúng ta chỉ có thể cho ai đó điều gì mà chúng ta có –
Ta cần có sự thoải mái, tập trung, và hạnh phúc nếu chúng ta muốn cho đi sự thoải mái, tập trung, và hạnh phúc tới ai đó.
Quan tâm tới người khác mà không có sự quan tâm tới bản thân đi trước đó là một cách ngụy trang để giấu đi sự thiếu thốn của chính chúng ta, hoặc để lấp đầy nhu cầu về yêu thương, ẩn náu, và tôn trọng.
8. Chúng ta chứa trong mình tiềm năng to lớn cho những điều tốt đẹp
Bất cứ ai tự nhìn nhận bản thân mình một cách chân thành có lẽ đều nhìn ra một vài điểm không tốt đẹp lắm về bản thân.
Chúng ta biết khá rõ những điểm yếu kém, khiếm khuyết trong tính cách của mình.
Nhưng nếu bạn theo đuổi hành trình khám phá bản thân qua trái tim, bạn sẽ tìm ra những điều rất ấm áp, tốt đẹp, rất khôn ngoan và có mục đích tốt.
Thời điểm chúng ta nhận ra điều này, chúng ta trở nên đầy động lực để nuôi lớn hạt giống tốt đẹp có sẵn trong ta, và khám phá ra ước nguyện sâu sắc của bản thân để cống hiến những giá trị tốt đẹp này cho đời.
9. Chúng ta chứa trong tim mình sức mạnh mà thế giới cần đến
Có hai điều kiện khiến một cuộc sống trở nên hạnh phúc và có ý nghĩa:
- Thứ nhất là hiểu bản thân: Điều này có nghĩa là nhận diễn rõ về vấn đề bạn là ai, đáp ứng nhu cầu cá nhân, và nuôi lớn những khả năng tiềm ẩn – điều này thường được gọi là ‘sự ái kỷ’;
- Thứ hai là phục vụ cho lợi ích của người khác, và phát triển bản thân theo hướng phục vụ và cho đi – điều này thường được gọi là ‘sự hy sinh’;
Hầu hết mọi người sống và giằng xé để hợp nhất hai điều trái ngược ở bên trên.
Có một cách đơn giản để giải quyết sự mâu thuẫn này, đó là việc nhận ra rằng, sâu thẳm trong mỗi chúng ta, có một nguồn sức mạnh tốt đẹp, đó là sự thông minh có sẵn luôn mong chờ được bộc lộ và tạo ra sự đóng góp tính cực và ý nghĩa cho đời.
Thời điểm bạn nhận ra điều này, bạn tìm thấy sự bình an. Bạn bắt đầu sống hòa thuận hơn với những giá trị vốn có của mình, và nguyện nuôi dưỡng những tài năng mình vốn có để góp phần giúp đỡ những cộng đồng mà bạn đang chung sống.
Truyền cảm hứng
/truyen-cam-hung
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất