6 tựa sách hay về Trung Quốc đương đại khuyến đọc bởi tạp chí SupChina
Trung Quốc đã đi một chặng đường dài kể từ những ngày đen tối của cách mạng văn hóa, trút bỏ lớp da cũ và đón nhận cuộc sống mới. Từ...
Trung Quốc đã đi một chặng đường dài kể từ những ngày đen tối của cách mạng văn hóa, trút bỏ lớp da cũ và đón nhận cuộc sống mới. Từ một miền đất lạc hậu cô lập, nay đã dẫn đầu về nhiều chỉ số kinh tế xã hội, trở thành một tay chơi có thể thay đổi trật tự thế giới. Sự năng động của Trung Quốc đương đại luôn là một sự bí ẩn hấp dẫn với người nước ngoài, cũng là một đối tượng của nhiều suy đoán và nghiên cứu. Gác Xép giới thiệu 6 tựa nonfiction được sàng lọc lại từ danh sách khuyên đọc của ban biên tập tờ SupChina với tiêu chí ko quá hàn lâm và không tập trung giới hạn vào một sự kiện hoặc một thời kì quá hẹp của TQ. Mỗi cuốn sách là một phóng sự từ những kí giả lão luyện, vén lên một góc trong bức tranh sống động về xã hội Trung Quốc đương đại. Mời các bạn đọc với một cái đầu lạnh và trái tim mở!
1. China's Second Continent: How a Million Migrants Are Building a New Empire in Africa by Howard W. French
Sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc ở châu Phi đã trở thành một chủ đề nóng trong nhiều năm qua, với các góc nhìn vĩ mô như ngoại giao bẫy nợ, chủ nghĩa thực dân mới, hay khai thác tài nguyên bóc lột. Thế nên cuộc sống của những con người bình thường trên châu lục này thường bị làm ngơ. Howard French, với kinh nghiệm dẫn dắt phân hiệu Thượng Hải của Thời báo New York, đã lần theo hành trình của 1 triệu người Trung Quốc đến tìm kiếm cơ hội ở khắp mọi ngõ ngách của châu lục đen với góc nhìn tinh tế và đầy cảm thông. Họ là những bác sĩ, kỹ sư, nông dân, doanh nhân, nhà vận động hành lang, và gái mại dâm - những người mà câu chuyện cá nhân muôn hình vạn trạng đầy mê hoặc của họ phần nào soi sáng thêm tham vọng của Trung Quốc cũng như những góc khuất của nó. Đối với họ, châu Phi không chỉ là cơ hội kiếm sống và kinh doanh mà còn là bầu không khí tự do không thể có được ở quê nhà. French khẳng định bên cạnh những cam kết ODA và làn sóng đầu tư giữa các nhà nước, một triệu người dân di cư này góp phần lớn trong việc định hình đế chế mới tại "lục địa thứ hai của Trung Hoa".
2. Age of Ambition: Chasing Fortune, Truth, and Faith in the New China by Evan Osnos
Ứng cử viên nặng ký Pulitzer Prize dòng sách Phi hư cấu, nằm trong danh sách đọc của Tổng thống Obama. Age of Ambition chứa đựng tham vọng cắt nghĩa và thấu hiểu câu chuyện phía sau sự trỗi dậy của Trung Quốc đương đại qua những phóng sự Evan Osnos thực hiện cho The New Yorker khi hoạt động tại đây. Là một ký giả người Mỹ làm việc nhiều năm tại Bắc Kinh, Evan Osnos hứa hẹn mang đến những góc nhìn chân thực về Trung Quốc trên mọi khía cạnh mà phương Tây quan tâm: sự kết hợp và vận hành lạ lùng của bộ máy nhà nước trung ương tập quyền khuynh hướng XHCN cùng hệ thống kinh tế thị trường tự do, tình thế tiến thoái lưỡng nan mà dân chúng phải đối mặt: giữa đánh đổi quyền tự do cá nhân ngày càng bị xâm phạm và sự thịnh vượng giàu có đạt được nhờ những chính sách kinh tế hiệu quả những không kém phần độc đoán, làn sóng bài phương Tây cực đoan của hàng triệu thanh niên Trung Quốc thế hệ mới dù ngày càng có nhiều người trong số họ thông thạo tiếng Anh, học tập ở nước ngoài và đón nhận văn hoá đại chúng phương Tây… Tất nhiên bức tranh Trung Quốc sẽ không thể hoàn thiện nếu không có những tiếng nói từ người trong cuộc: từ những nhân vật phản kháng như nghệ sĩ Ngải Vị Vị, doanh nhân tay trắng làm nên như nhà khởi nghiệp Cung Hải Yến tới những nhân vật đến từ mọi mặt của đời sống xã hội: giáo viên, người quét đường, tù nhân… tất cả làm nên một tổng thể đa chiều về bức tranh Trung Quốc trên cả phương diện quốc gia lẫn con người, với những tham vọng, hoài bão muôn màu muôn vẻ, dù là tìm kiếm tự do hay khao khát đổi đời và làm nên kỳ tích.
3. Factory Girls: From Village to City in a Changing China by Leslie T. Chang
Mỗi năm vào dịp tết âm lịch, 3 tỉ lượt hành trình của người Trung Quốc chen chúc ở các sân bay, ga tàu và bến xe mong về nhà ăn tết - bắt đầu cuộc đại di trú "xuân vận" lớn nhất hành tinh. Ở Trung Quốc, “lịch sử một gia đình bắt đầu khi có một người rời bỏ ngôi nhà ra đi.” Thanh niên mà chủ yếu là phụ nữ rời khỏi làng quê mạo hiểm lên thành phố bởi không có việc gì để làm ở quê nhà. Họ là mảnh ghép điền vào các dây chuyền sản xuất trong hàng trăm nghìn nhà máy điều kiện tồi tàn trả lương rẻ mạt - mặt trái của nền công nghiệp gia công tỷ đô hào hoáng ở hình thái cực đoan nhất. Họ đổi bạn bè nhanh như đổi công việc. Họ cần mẫn làm việc ban ngày và đi học thêm vào ban đêm để cải thiện bản thân mong một ngày đổi đời. Factory Girls là phóng sự điều tra sống động về đời sống, tâm sự và mơ ước của một bộ phận gái công xưởng - những anh hùng vô danh của phép mầu kinh tế Trung Quốc. Cầm cuốn sách lên để thấy hình bóng tuổi trẻ của mình trong đó, dù kết quả cuối cùng có như thế nào thì sự di trú cũng thay đổi cuộc đời.
4. China Pop: How Soap Operas, Tabloids and Bestsellers Are Transforming a Cultureby Jianying Zha
China Pop là thước phim tài liệu về quá trình lên men chậm chạp nhưng sâu rộng về mặt trí tuệ, nghệ thuật và thương mại - của văn hóa đại chúng đô thị Trung Quốc trong hai thập kỉ 80 và 90. Cuốn sách chứa đầy những suy tư và gợi mở về một thế hệ các nhà hoạt động nghệ thuật cũng như người tiêu dùng văn hóa: các tiểu thuyết gia, nhà làm phim và nghệ sĩ trẻ ở Trung Quốc, sự phát triển của ngành công nghiệp lá cải và phim khiêu dâm hay sự du nhập của McDonald's. Người ta không thể thành công trong ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc mà không xảo quyệt như một con cáo để tránh những bẫy ngầm và lợi dụng những sơ hở trong hệ thống.
Trong chương Hai, Zha mô tả cách bộ máy tuyên truyền quốc gia phải gấp rút thay đổi trong thời kì này. Họ cần một dòng phim mới, một phương tiện truyền hình mới để đối phó với nhập khẩu văn hóa cởi mở tương tác với nước ngoài và đồng thời để xoa dịu bất an xã hội. Và thế là một dòng phim truyền hình dài tập ra đời, mở đầu với sự thành công quốc dân của bộ "Khát vọng" của Lỗ Hiểu Oai. Ở chương Ba, bà tập trung vào những thay đổi quang cảnh tổng thể và thiết kế của Bắc Kinh với những tòa nhà cao tầng và các công trình kiến trúc chạm trời, sau nỗ lực thất bại trong việc giữ lại nét kiến trúc nhà cổ TQ trong thời kỳ tái thiết bừa bãi của thập niên 80. Ở chương Bốn là kí sự phỏng vấn Trần Khải Ca và Trương Nghệ Mưu: cách họ nhìn về người vừa là đồng môn vừa là đối thủ của mình, cũng như cách nhà nước dốc ngân khố đỡ đầu đồng thời kiểm duyệt nền điện ảnh nội địa còn sơ khai. Trong chương Năm, người đọc sẽ cách mà tiền bạc manh nha len lỏi vào và lũng đoạn giới kí giả hay những hạt giống đầu tiên của tư bản Hongkong chen chân giành một miếng bánh sản xuất văn hóa béo bở nhưng cũng khó nhằn ở lục địa trong chương Bảy. Ở chương Sáu, độc giả sẽ bắt gặp "Phế Đô" của Giả Bình Ao, cuốn tiểu thuyết làm dậy sóng xã hội Trung Quốc, làm con người hoài niệm chốn kinh kỳ xưa rơi vào lãng quên khi nền kinh tế thị trường ùa vào. Được coi là "Hồng Lâu Mộng" và "Kim Bình Mai" của hiện địa, tác phẩm là lời cảnh tỉnh giới trí thức về cái giá của hiện đại hóa và thành danh, nữ quyền, sự thiếu thốn giáo dục giới tính của thực tế xã hội.
Xuyên suốt China Pop, Zha cố gắng định nghĩa, dù mơ hồ, rằng "làm một người Trung Quốc thành thị ở Trung Quốc thời hậu Thiên An Môn là như thế nào?". Bà quả quyết rằng những tác động của văn hóa mới làm cho sự phân tán quyền lực rộng thêm trong lòng xã hội Trung Quốc đặc biệt là đối với thế hệ trẻ khi mà mối quan tâm đến nhạc pop, thời trang, ngôi sao giải trí ngày càng thay thế sự quan tâm đến chính trị và các vấn đề quốc gia.
5. The Party: The Secret World of China's Communist Rulers by Richard McGregor
Trung Quốc mất chưa đầy 70 năm để thoát khỏi sự cô lập và trở thành một trong những siêu cường kinh tế hàng đầu thế giới với GDP tăng trưởng gấp đôi sau mỗi 8 năm. Động lực phía sau thành tựu phi thường ấy, không gì khác ngoài Đảng Cộng Sản Trung Quốc, một thực thể gần 80 triệu thành viên với quyền lực ở mức độ và quy mô chưa từng có tiền lệ.
Cuốn sách của Richard McGregor mang tham vọng lý giải sức sống và thành tựu mà ĐCSTQ đạt được cả về kinh tế lẫn chính trị. Trái với suy đoán của nhiều học giả phương Tây sau chiến tranh lạnh về sự sụp đổ từ từ nhưng tất yếu của hệ thống chính trị Trung Quốc, rằng việc mở cửa nền kinh tế và áp dụng mô hình thị trường tự do nơi con người đưa ra các quyết định độc lập sẽ làm suy yếu sự kiểm soát của Đảng, Richard McGregor chỉ ra rằng viễn cảnh ấy khó có thể diễn ra khi ĐCS vẫn duy trì được quyền lực nhờ khả năng thích ứng tuyệt vời và thể hiện được tính chính danh qua những thành tựu kinh tế không thể phủ nhận. Phép màu kinh tế suốt 3 thập niên đã góp phần nâng cao mọi mặt của đời sống xã hội, đưa hàng triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo. Quyền lực của ĐCSTQ bắt rễ sâu rộng khi không tập trung ở một cá nhân nào mà là cả một hệ thống dựa trên 3 trụ cột quan trọng: thông tin (hệ thống giám sát và đánh giá công dân, công cụ tìm kiếm nội địa), quân đội (Quân đội Giải phóng Nhân dân trực tiếp báo cáo lên Đảng mà không thông qua Chính phủ), mạng lưới rộng khắp các cơ quan tổ chức liên quan tới Đảng và các vị trí chủ chốt trong chính phủ trên toàn quốc: từ những siêu đô thị giàu có gần TW tới những làng mạc nhỏ bé xa xôi ở Tân Cương và Tây Tạng, từ việc bổ nhiệm các chức sắc tôn giáo tới CEO các Công ty hàng đầu trong Fortune 500. Lấy đường lối “để người giàu làm giàu trước” của Đặng Tiểu Bình làm nền móng, ĐCSTQ trong thế kỷ 21 đã thành công với mô hình cộng sinh với khu vực tư nhân, hỗ trợ và củng cố một số doanh nghiệp hàng đầu (phần lớn trong đó là các doanh nghiệp viễn thông, CNTT) đổi lại là sự phục tùng và trung thành tuyệt đối với đường lối của Đảng.
Theo dõi những diễn biến bên trong nội bộ ĐCSTQ kể từ sau sự kiện Thiên An Môn tới nay, Richard McGregor qua The Party đã cho thấy những quan sát nhạy bén và có tính dự báo về hiện tại, quá khứ và tương lai của ĐCSTQ cũng như vận mệnh phía trước dành cho quốc gia này.
Trung Quốc mất chưa đầy 70 năm để thoát khỏi sự cô lập và trở thành một trong những siêu cường kinh tế hàng đầu thế giới với GDP tăng trưởng gấp đôi sau mỗi 8 năm. Động lực phía sau thành tựu phi thường ấy, không gì khác ngoài Đảng Cộng Sản Trung Quốc, một thực thể gần 80 triệu thành viên với quyền lực ở mức độ và quy mô chưa từng có tiền lệ.
Cuốn sách của Richard McGregor mang tham vọng lý giải sức sống và thành tựu mà ĐCSTQ đạt được cả về kinh tế lẫn chính trị. Trái với suy đoán của nhiều học giả phương Tây sau chiến tranh lạnh về sự sụp đổ từ từ nhưng tất yếu của hệ thống chính trị Trung Quốc, rằng việc mở cửa nền kinh tế và áp dụng mô hình thị trường tự do nơi con người đưa ra các quyết định độc lập sẽ làm suy yếu sự kiểm soát của Đảng, Richard McGregor chỉ ra rằng viễn cảnh ấy khó có thể diễn ra khi ĐCS vẫn duy trì được quyền lực nhờ khả năng thích ứng tuyệt vời và thể hiện được tính chính danh qua những thành tựu kinh tế không thể phủ nhận. Phép màu kinh tế suốt 3 thập niên đã góp phần nâng cao mọi mặt của đời sống xã hội, đưa hàng triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo. Quyền lực của ĐCSTQ bắt rễ sâu rộng khi không tập trung ở một cá nhân nào mà là cả một hệ thống dựa trên 3 trụ cột quan trọng: thông tin (hệ thống giám sát và đánh giá công dân, công cụ tìm kiếm nội địa), quân đội (Quân đội Giải phóng Nhân dân trực tiếp báo cáo lên Đảng mà không thông qua Chính phủ), mạng lưới rộng khắp các cơ quan tổ chức liên quan tới Đảng và các vị trí chủ chốt trong chính phủ trên toàn quốc: từ những siêu đô thị giàu có gần TW tới những làng mạc nhỏ bé xa xôi ở Tân Cương và Tây Tạng, từ việc bổ nhiệm các chức sắc tôn giáo tới CEO các Công ty hàng đầu trong Fortune 500. Lấy đường lối “để người giàu làm giàu trước” của Đặng Tiểu Bình làm nền móng, ĐCSTQ trong thế kỷ 21 đã thành công với mô hình cộng sinh với khu vực tư nhân, hỗ trợ và củng cố một số doanh nghiệp hàng đầu (phần lớn trong đó là các doanh nghiệp viễn thông, CNTT) đổi lại là sự phục tùng và trung thành tuyệt đối với đường lối của Đảng.
Theo dõi những diễn biến bên trong nội bộ ĐCSTQ kể từ sau sự kiện Thiên An Môn tới nay, Richard McGregor qua The Party đã cho thấy những quan sát nhạy bén và có tính dự báo về hiện tại, quá khứ và tương lai của ĐCSTQ cũng như vận mệnh phía trước dành cho quốc gia này.
6. Out of Mao's Shadow: The Struggle for the Soul of a New China by Philip P. Pan
Out of Mao's Shadow là một lời tri ân đến những người Trung Quốc sống sót qua nạn đói, cách mạng văn hóa, niềm tin vỡ vụn và sự đảo ngược của các hệ thống giá trị thời Đại nhảy vọt. Philip Pan, trong 8 năm phục vụ cho tờ Washington Post ở Bắc Kinh, đã phỏng vấn luật sư, nhà hoạt động, bác sĩ dịch SARS, quan chức và người dân... Tác phẩm tôn vinh những nhân vật đời thực đầy màu sắc và anh hùng trong bước chuyển mình từ thờ ơ chính trị đến cuộc chiến dài và đau lòng cho tự do và công lý.
© Bài viết được tổng hợp và thực hiện bởi Gác Xép Bookstore
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất