5 VỊ TƯỚNG TÀI BA NHẤT LỊCH SỬ VIỆT NAM (P1)
Hôm trước, Dũng nhận được câu hỏi về 5 vị tướng tài ba nhất lịch sử Việt Nam. Thực lòng mà nói, đây là 1 câu hỏi khó, rất khó cho Dũng....
Hôm trước, Dũng nhận được câu hỏi về 5 vị tướng tài ba nhất lịch sử Việt Nam. Thực lòng mà nói, đây là 1 câu hỏi khó, rất khó cho Dũng. Hơn nữa, việc đánh giá, so sánh bất cứ điều gì... luôn là tiền đề cho nhiều tranh luận, bởi với tình cảm yêu mến, chắc chắn ai cũng sẽ có 1 danh sách cho riêng mình. Thế nên, trong phạm vi hạn hẹp của loạt bài này, chỉ xin dựa trên những hiểu biết và tình cảm cá nhân chân thành của Dũng dành cho những con người lịch sử. Mong mọi đón nhận và đóng góp thêm cùng chúng tôi.
ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP
Khi chứng kiến hàng ngàn người xếp hàng ở trước số nhà 30 Hoàng Diệu, nhà sử học Dương Trung Quốc đã nói “Dân không thờ sai ai bao giờ”. Lòng dân sẽ quyết định cho các bậc tiền nhân có sống mãi trong lịch sử dân tộc hay không.
Nhắc đến đại tướng Võ Nguyên Giáp là nhắc đến Điện Biên Phủ. Nhưng tôi không muốn bắt đầu bằng chủ đề quen thuộc ấy. Tôi sẽ bắt đầu bằng 2 chiến dịch khác để các bạn thấy tầm vóc quân sự thiên tài của đại tướng.
1/. Mậu Thân 1968:
Tổng bí thư Lê Duẩn và Trưởng ban tổ chức Trung ương Lê Đức Thọ là hai người quyền lực nhất tại miền Bắc Việt Nam thời điểm ấy. Nhưng Lê Đức Thọ không thích Võ Nguyên Giáp. Khi chiến dịch bắt đầu, 30 người thân cận với tướng Giáp bị mật vụ bắt giữ. Riêng tướng Giáp bị đưa đi "chữa bệnh" ở Hungary. Còn chủ tịch Hồ Chí Minh được đưa đi "nghỉ ngơi" ở Bắc Kinh. Phương án mà Tổng bí thư Lê Duẩn và Trưởng ban tổ chức Trung ương Lê Đức Thọ đưa ra là TẤN CÔNG NỘI ĐÔ. Đánh thẳng vào SaiGon, Đà Nẵng, Huế, các đô thị trên khắp miền Nam trong đêm 30 Tết. Và tin rằng sẽ có sự ….vùng lên của hàng ngàn người dân. Kết quả: thất bại thảm hại, bao nhiêu tổ chức bị lộ, trong đó có cả lưới điệp báo A22 của thiếu tướng tình báo Vũ Ngọc Nhạ và đại tá Lê Hữu Thúy (nhân vật trong tác phẩm “Ông cố vấn”), sức mạnh được nuôi dưỡng bao năm tiêu tan và phải mất 3 năm mới phục hồi nổi. Chưa kể còn giết oan bao nhiêu dân thường ở miền Nam. Cái thắng lợi duy nhất của chiến dịch này là bức ảnh tướng Loan xử tử chiến sĩ cộng sản Ba Lốp ngay trên đường phố SaiGon. Một bức ảnh cho thấy tính chất phi nghĩa của cuộc chiến. Và khiến dư luận nước Mỹ và thế giới dậy sóng. Hàng triệu người biểu tình phản đối chiến tranh tại Việt Nam, dù thua trong chiến trường, nhưng bức ảnh đã đưa chiến thắng trên truyền thông trả về cho VNDCCH. Thắng hay thua, không quan trọng. Điều đau đớn nhất là, chúng ta chỉ là quân cờ trong bàn cờ chia lại thế giới của Mỹ và Liên Xô mà giờ vẫn hận thù nhau.
Đọc thêm:
2/. Mùa xuân 1975
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được phục hồi chức vị. Và đó là cái may mắn cho Lê Duẩn – Lê Đức Thọ, khi bộ óc của đại tướng đã giúp họ trở thành lãnh tụ của chiến thắng thống nhất nước nhà. Nếu năm xưa việc gạt tướng Giáp ra khỏi vòng chiến để đưa ra cái chiến lược Tấn công nội đô, thì nay với việc trả lại cho đại tướng vị thế của mình, họ đã không dám xen vào nữa. Và tướng Giáp đã đưa ra chiến lược: ĐỂ GIẢI PHÓNG SAIGON, TẤN CÔNG BUÔN MA THUỘT ĐẦU TIÊN. Nắm được Buôn Ma Thuột là có được Tây Nguyên. Có được Tây Nguyên là nắm được yết hầu của miền Nam Việt Nam. Từ Tây Nguyên, đánh ập xuống Huế và Đà Nẵng rất dễ. Và từ Tây Nguyên hoàn toàn có thể từ trên đưa quân xuống SaiGon, bao vây rất nhanh. Và khi đã có Tây Nguyên. Tướng Giáp hạ lệnh cho tướng Lê Trọng Tấn phải giải phóng Huế và Đà Nẵng chỉ trong 3 ngày. Tướng Tấn không chịu, “3 ngày sao nổi. Xin cho 5 ngày”, tướng Giáp đáp “3 ngày là 3 ngày, không có 5 ngày”. Tướng Tấn đành chịu “3 ngày”. Và 3 ngày giải phóng Huế - Đà Nẵng. Một sự kết hợp hoàn hảo giữa tướng chiến lược số 1 trong chiến tranh Việt Nam và tướng đánh trận thuộc diện máu mặt hàng đầu trong lịch sử dân tộc. Khi có được Tây Nguyên, có được Huế - Đà Nẵng, tướng Giáp ra bức điện lịch sử, làm nức lòng cả chiến trường, một bức điện thể hiện 2 điểm: tài năng nhìn xa trông rộng khi phát hiện VNCH giờ như những con cờ domino đổ sụp, cần đẩy nhanh thời gian. Và điểm thứ 2: một lời động viên, xốc dậy tinh thần của thủ lĩnh vào thời điểm quan trọng bậc nhất có ý nghĩa rất lớn,như một liều doping truyền sức mạnh lên quân sĩ. Bức điện nội dung “Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng phút, từng giờ; xốc tới mặt trận; giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng!".
30/04/1975, nước Việt Nam liền một mối bằng thiên tài quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đọc thêm:
Bây giờ, chúng ta quay lại với chiến thắng Điện Biên Phủ. Các bạn cần phải hiểu: Chiến thắng Điện Biên Phủ có ý nghĩa quan trọng gấp rất rất nhiều lần. Nếu là tôi thì tôi cho con em nghỉ học, nhân viên nghỉ làm vào ngày đó đấy. Trước năm 1954, chủ nghĩa thực dân xâm chiếm các thuộc địa trên khắp thế giới. Nước Anh từng có một câu bất hủ “Mặt trời không bao giờ lặn sau lưng đế quốc Anh”. Đó là tình trạng “cá lớn nuốt cá bé”, những nước tiên tiến và có vũ khí hiện đại đánh dẹp các nước nhỏ bé, lạc hậu. Khai thác tài nguyên, bóc lột người dân và chuyển về cho mẫu quốc. Nhật đánh Trung Quốc, Pháp lấy Đông Nam Á, còn Bồ Đào Nha, Hà Lan, Tây Ban Nha lấy Nam Mỹ. Tình trạng này sẽ kéo dài, các anh lớn sẽ phân chia thuộc địa. Cho đến khi Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp tạo nên chiến thắng Điện Biên Phủ. Với chiến thắng gây rúng động này, tướng Giáp trở thành vị tướng được ái mộ trên toàn cầu. Và tạo nên một cú hích tinh thần cực lớn lên các thuộc địa khắp thế giới. Tinh thần giải phóng dân tộc dâng cao, và lần đầu tiên các nước thuộc địa hiểu rằng, họ có thể chiến thắng các kẻ thù lớn hơn. Và các nước lớn bắt đầu hiểu, họ không thể kiểm soát được các thuộc địa theo cách bóc lột nữa. Một năm sau, đến lượt quốc gia Angeri vùng lên giành độc lập. Khi rời khỏi chiến hào để xông lên tấn công đồn Pháp, các chiến sĩ Angeri tay cầm súng, hô lên 3 chữ “Điện Biên Phủ”.
Đọc thêm:
Bây giờ ta đi vào chủ đề chính: tài năng quân sự của Võ Nguyên Giáp ở chiến dịch này. Hẳn trong chúng ta thỉnh thoảng có đọc tài liệu nói rằng nhờ cố vấn Tàu mà tướng Giáp thắng trận đúng không? Vi Quốc Thanh – cố vấn Tàu. Và tôi bật cười ha hả vì cái mớ lý luận ấu trĩ đó.
Tàu bị "nghiện" chiến thuật biển người. Lúc chiến tranh biên giới xảy ra nó cũng chơi kiểu đó. Nó đi vào tiềm thức của Tàu vì cho rằng dân mình đông nên cứ lấy quân số áp thiểu số. Tàu nó đi theo binh Pháp Tôn Tử, và hãy nghe Tôn Tử nói gì: “Phương pháp dùng binh, có binh lực gấp 10 lần địch thì bao vây, gấp 5 lần địch thì tiến công, gấp hai lần địch thì chia cắt, binh lực ngang nhau thì phải biết đánh, binh lực ít hơn thì phải biết lánh, binh lực yếu hơn thì phải biết tránh cho xa”.
Đó là sai lầm!
Võ Nguyên Giáp nhìn ra cái sai lầm đó và ý kiến thay đổi với cố vấn Tàu.
Thực tế Vi Quốc Thanh muốn đánh trong vòng 3-5 ngày. Và ta sẽ mất cỡ khoảng 8 vạn quân trải thảm. Đại tướng không chấp nhận, đề nghị kéo pháo xuống, chuyển từ “Đánh nhanh thắng nhanh” sang “Đáng chắc tiến chắc”. Một quyết định quân sự thiên tài, và còn vì một lòng yêu thương quân sĩ.
Bạn biết tại sao bây giờ bán đảo Triều Tiên vẫn chia hai không? Tại sao Triều Tiên không nhận được sự thông cảm của quốc tế? Tại sao giờ chỉ đi hù nhau? Vào năm 1950, Liên Xô đồng ý cho Triều Tiên tấn công Hàn Quốc cũng vì tin vào lời hứa "đánh nhanh thắng nhanh" của Mao Trạch Đông và Kim Nhật Thành. Nếu có tướng Giáp, thì lịch sử sẽ đổi khác. Giá trị của tướng tài là vậy.
Khi bất lực trong sự thua cuộc, người ta thường hay đổ lỗi cho hoàn cảnh. Và kỳ lạ thay, kẻ thua cuộc là nước Pháp vẫn nể phục đại tướng. Chỉ có một bộ phận người Việt Nam dù ghét TQ "xúc đất đổ đi" nhưng vì "kẻ thù của kẻ thù là bạn" nên vẫn cố gắng "Nhờ cố vấn Tàu, Võ Nguyên Giáp mới thắng trận".
KẾT:
Ngày tang của đại tướng, tôi viết câu này. Xin dành thay cho lời kết:
Nếu Điện Biên Phủ được ví như những Chi Lăng, Đống Đa, Bạch Đằng thì Võ Nguyên Giáp cũng như những Lê Lợi, Quang Trung, Trần Hưng Đạo. Chúng ta đôi khi không hiểu những gì vừa đi qua của dân tộc Việt Nam những ngày này. Những phù phiếm của báo chí, của mạng xã hội hôm nay dù cưỡng cầu vẫn không thay đổi được điều đó. Khi nước Pháp đứng im tưởng niệm cho đại tướng. Rằng đôi khi ta phải giật mình nhìn lại, hóa ra một chứng nhân lịch sử của dân tộc đã rời đi. Những gì còn lại chỉ là tro bụi của lịch sử, cùng một trong những cái tên vọng mãi ngàn năm.
Bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn và thể hiện quan điểm của cá nhân Dũng Phan!
Lịch sử
/lich-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất