3 suy nghĩ cần có khi lo lắng và suy nghĩ quá nhiều !!!
Bàn về lo lắng và suy nghĩ quá nhiều, một chút giải pháp vớ vẩn :)
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã trải qua vài lần vô cùng hồi hộp, lo lắng dẫu cho việc ta lo đến nhìn có vẻ rất nhỏ bé và tầm thường. Như khi ra ngoài đường, ta lo lắng về việc không biết mình ăn mặc vậy có ổn không, khi mở lời nói chuyện với ai cũng tự hỏi không biết mình nói giọng điệu này đúng chưa. Nếu bạn trải qua nhiều sự lo lắng, nhạy cảm hơn kể cả với những vấn đề rất nhỏ thì có lẽ bạn đã bị rối loạn lo lắng.
Đây không phải là một bệnh tâm lý lạ khi theo thông, có hơn 17% người đã từng mắc phải trong đời và mỗi năm có 41 tỉ đô la được chi cho hoạt động chữa trị riêng bệnh này.
Để phân biệt giữa sự lo âu bình thường với lo âu do vấn đề về tâm lý chỉ cần trả lời một câu hỏi : "Tại sao ta lại lo lắng?". Nếu những vấn đề ta nêu đều rất đỗi dễ chấp thuận như vì đứng trước thuyết trình, hay đang gặp khó khăn, áp lực thì đó là một sự lo lắng bình thường và sẽ qua nhanh. Còn đối với khi bị rối loạn căng thẳng lo âu, ta thường nghĩ quá nhiều và đặt quá nhiều câu hỏi, lo lắng cho quá nhiều dấu hiệu kể cả nhỏ nhất.
Và sau đây là một số suy nghĩ để giúp bạn giảm đi dù là chút ít sự lo lắng của mình.
1/ "Chọn đại đi"
Một trong cách để giảm bớt lo lắng chính là suy nghĩ rằng bản thân hoàn toàn có thể kiểm soát, quyết định cuộc đời của chính mình. Điều này thoạt nghe rất hiển nhiên nhưng khi ta rơi vào những khó khăn, áp lực từ bên ngoài thì ta lại dễ rơi vào cảm giác mất kiểm soát cuộc sống và lo âu đến như dấu hiệu tất yếu.
Với những người nhạy cảm, ta thường suy nghĩ quá nhiều trước khi thực sự bắt đầu làm một việc gì đó, ta luôn hỏi rằng làm việc này được không hay mình nên như thế này. Những lo âu đó khiến ta phí thời gian mà không thể bắt tay vào hành động. Khoảng thời gian ra quyết định càng dài, bạn càng dễ đánh mất cơ hội và lo lắng nhiều hơn.
Dĩ nhiên trong những trường hợp đòi hỏi sự suy xét nghiêm túc, sâu sắc thì ta cần phải chậm lại để phân tích thật kĩ. Nhưng với những lo lắng vì không biết giọng mình nói chuyện có hay không, mình kể chuyện này thú vị hay nhạt nhẽo và kể quyết định hôm nay muốn ăn gì thì ta cứ chọn đại đi.
Có một nghịch lí rằng càng nhiều sự lựa chọn, ta càng khó ra quyết định vì với ta, chọn một cái là sẽ bỏ lại tất thảy cái còn lại. Thế nên tôi thường tránh việc bị lo lắng hay phí thời gian cho quyết định nhỏ trong ngày bằng cách tự hỏi : "Liệu mình chọn sai thì có ảnh hưởng đến hạnh phúc của mình trong 1 giờ, 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng sau không". Nếu câu trả lời là không thì khả năng cao chọn đại luôn có hiệu quả và giúp bạn tránh lo âu rất tốt. Việc phân vân giữa hai lựa chọn chỉ chênh lệch nhau rất ít thật sự phí thời gian và khiến bạn căng thẳng.
Đặc biệt rằng đừng bao giờ hướng đến một sự lựa chọn hoàn hảo.
2/ "Tha thứ và yêu thương chính mình"
Nếu như suy nghĩ ở trên dành cho những ai đang rối bời khi đưa ra quyết định thì suy nghĩ này vô cùng ý nghĩa với những bạn đang sống trong chính những áp lực, căng thẳng và lo âu.
Một sự thật đáng buồn rằng những lời nói miệt thị từ người khác hay áp lực từ cuộc sống không khiến ta buồn bực, cáu gắt. Có thể những lời nói đó sẽ bị lãng quên trong phút chốc thế nhưng chính ta lại cố gắng lập lại những lời nói đó, rồi tự vẽ nên tất cả những ẩn ý, ta phân tích cử chỉ, giọng điệu, lời văn để chỉ ra một kết luận rằng những điều họ nói thật khó nhge. Và cứ thế ta lặp lại nó, dù chẳng còn ai nhớ rằng mình đã chê con này mập, thằng này xấu nhưng não bộ chúng ta lại tái hiện suy nghĩ ấy và dẫn đến lo lắng, căng thẳng không đáng có.
Và cũng tiếc rằng, não bộ của chúng ta từ thời xa xưa đã như một cổ máy thông tin, tìm những điểm bất thường, nguy hiểm. Vì cơ chế luôn rà soát những điều có thể ảnh hưởng đến mình, việc này khiến ta dễ bị lo lắng và tập trung vào những điều tiêu cực. Còn lạ thay, với những niềm vui, những thói quen lành mạnh, những điều tích cực thì não bộ lại lờ đi như chưa từng thấy. Như mùi hương dù có thơm đến đâu cũng sẽ bị lờ đi khi ta ngửi nó quá lâu.
Thế nên ta luôn lo lắng, luôn nghĩ rằng "What's wrong with me?" mà không đặt ngược lại điều gì tôi đang có, đang tận hưởng bây giờ. Thế nên một trong những khía cạnh để có được sự bình an, hạnh phúc trong Phật giáo là sống cho hiện tại. Có thầy sư đã nói rằng sự khác nhau giữa một người phật tử mới tu tập và người đã tu tập lâu năm đó chính là khi thiền, người mới tu tập nghĩ về gió trăng, nghĩ về những điều xa xôi trong khi vị đại sư còn lại chỉ sống trọn vẹn trong từng khoảnh khắc.
Ta sống cho hiện tại chỉ giản đơn là không cần lo lắng với những gì diễn ra sắp sửa như một cuộc họp căng thẳng hay buổi nói chuyện với người mình thầm thường. Ta bàng quàng rằng người khác đang nghĩ gì về mình, chỉ giản đơn tập trung vào bản thân và những gì mình có thể làm.
Hơn thế nữa, ta hãy yêu thương bản thân nhiều hơn, hãy tha thứ cho những dằn vặt nặng trĩu trong lòng. Phương pháp "No pain- no gain" có lẽ đã trở nên lạc hậu. Mà ngược lại, ta phải yêu thương bản thân trước để thôi tự công kích chính mình về chuyện không đáng có. Tuy nhiên cũng đừng hiểu rằng yêu thương là nuông chiều với chính mình. Cơ thể chúng ta vì muốn tiết kiệm năng lượng nên thường né tránh các hoạt động cần nhiều carlo như làm việc, học tập và chơi thể thao. Khi đó, dù bản thân lười hay không có hứng, ta vẫn tiếp tục thúc đẩy để làm. Thế nhưng khi có những dấu hiệu về cơ thể, sức khỏe, ta cũng phải biết nghỉ ngơi và chăm sóc cho chính mình. Như thầy Thích Nhất Hạnh đã từng nói : "Hiểu có nghĩa là thương và thương là hiểu".
3/ "Hãy làm việc, học tập nhiều lên".
Nghe việc này thật vớ vẩn và hiển nhiên. Tôi biết rằng ai cũng hiểu cống hiến cho cuộc sống hay chỉ giản đơn là giúp đỡ ai đó sẽ mang lại niềm vui và hạnh phúc. Nhưng những việc đó xa xôi quá.
Tôi chỉ muốn nói rằng bạn hãy lấp đầy thời gian trong ngày bằng những sở thich, việc làm mà bạn nhận được niềm vui hay tự hào về nó. Càng có nhiều thời gian rảnh, ta càng có nhiều thời gian cho não bộ suy nghĩ lan man và với người hay lo lắng, nó chỉ vẽ nên nhiều sự thật đáng thất vọng hay một vài lí do để biến bạn thành một kẻ thất bại trong mắt chính mình.
Đây là cách chuyển đổi sự tập trung, thay vì để não bộ tập trung vào điều không may mắn, những điều chưa được hoàn thiện, bạn hãy để nó tập trung vào công việc, gia đình. Có thể đó là phương pháp hiệu quả để vượt qua lo lắng.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất