Marketing trong ngành Thời trang đang vô cùng sôi động. Bạn đã biết gì về ngành này? 
1. Nike, Hermes và Louis Vuitton là ba ông lớn khi nhắc đến phân khúc luxury. Trong khi Zara, H&M và Uniqlo là ba thương hiệu chiếm lĩnh phân khúc bình dân.
Latina women dressed in stylish designer striped clothes surprised Free Photo

2. Ngành công nghiệp may mặc trên thế giới hiện nay có giá trị lên tới hơn 3000 tỉ USD, trong đó riêng ngành thời trang nữ được định giá 621 tỉ đô la.
3. Capri Holdings - chủ sở hữu của Michael Kors, Versace và Jimmy Choo đã phải đóng cửa hơn 150 cửa hàng trong khi Burberry cũng đã đóng cửa 24 cửa hàng chỉ vì đại dịch Covid-19.
4. Các tuần lễ thời trang với hàng triệu USD chi phí bị trì hoãn vô thời hạn cũng vì Covid-19
5. Trung Quốc hiện là nước đứng đầu thế giới về sản xuất đồ may mặc. Hơn 54% quần áo, giày dép trên thị trường hiện nay được sản xuất bởi nước này.
6. Nếu như thời trang nhanh (fast fashion) được chú ý rất nhiều trong thập kỉ trước, thì nay thời trang bền vững, đồ may mặc xa xỉ lại lên ngôi khi người trẻ ngày càng ý thức được các vấn đề về môi trường (thời trang là một trong những ngành gây ô nhiễm môi trường nhất).
Female friends out shopping together Free Photo

7. Trong những năm gần đây, ngành dệt may Việt Nam liên tục phát triển với tốc độ cao, bình quân 17% một năm, đặc biệt cho mảng xuất khẩu.
8. Mua bán online đang trở thành xu hướng của các nhà bán lẻ đồ may mặc trên thế giới khi E-commerce đang lên ngôi. Tại Việt Nam, cứ 4 người thì có 3 người từng mua sắm đồ may mặc trên các website, các trang thương mại điện tử và mạng xã hội.
Blonde woman with perfect wavy hairstyle in pink party dress posing. hight heels. Free Photo

9. Trong năm 2019, người Việt đã chi tổng cộng 558 triệu USD để mua quần áo, giày dép trên mạng, nhiều hơn 25% so với năm 2018.
10. 47.5% người mua hàng may mặc shopping dựa trên gợi ý từ các trang mạng xã hội, 40,5% khách hàng mua chỉ mua sắm quần áo, giày dép của một số brand nhất định.
Nguồn tham khảo: 
- Digital 2019 Spotlight