Tân ngữ là gì? Trong bài viết hôm nay sẽ chia sẻ tới bạn các kiến thức ngữ pháp về tân ngữ một cách chính xác nhất. 

1. Tân ngữ là gì và cách nhận biết tân ngữ? 

Định nghĩa: Tân ngữ (Object) là một thành phần thuộc vị ngữ trong câu, thường đứng sau động từ, giới từ hoặc giới từ. Có vai trò hoàn thành ý nghĩa của câu hoặc biểu đạt mối liên kết giữa các tân ngữ với nhau thông qua liên từ. 
Vị trí: Trong một câu có thể có một hoặc nhiều tân ngữ khác nhau, thường nằm ở giữa câu hoặc cuối câu để diễn tả hành động. 
Eg: My mother gives me some flowers (Mẹ tôi đưa tôi một vài bông hoa) 
→ Ở ví dụ trên cả me và some flowers đều là tân ngữ. 
Cách nhận biết tân ngữ: 
Trong tiếng Anh, tân ngữ có nhiệm vụ chỉ đối tượng bị tác động bởi chủ ngữ, thường sẽ là một từ hoặc cụm từ đứng sau một một động từ chỉ hành động.

3. 5 hình thức của tân ngữ trong câu

3.1. Tân ngữ ở dạng danh từ (Noun) 

Trong một câu danh từ có thể dùng làm tân ngữ trực tiếp hoặc gián tiếp
Eg: Huong helps her mom do the housework (Hương giúp mẹ cô ấy làm việc nhà) 
My friend went to the cinema last night (Bạn tôi đã đi xem phim tối qua) 

3.2. Tân ngữ ở dạng đại từ nhân xưng (Personal Pronoun)

Đại từ nhân xưng bao gồm đại từ chủ ngữ (subject pronouns) với vai trò là chủ ngữ và đại từ tân ngữ (object pronouns) được dùng làm tân ngữ.
Bảng chuyển đổi từ đại từ làm chủ ngữ sang đại từ làm tân ngữ:
Eg: 
Phuong like us (Phương thích chúng ta) 
→ “us” đóng vai trò là tân ngữ đứng trước hành động “like” 

3.3. Tân ngữ ở dạng động từ

Tân ngữ đóng vai trò động từ nguyên thể “to verb” 
Eg: I want to watch movie (Tôi muốn xem phim) 
I agree to go out with Chi (Tôi đồng ý đi ra ngoài với Chi) 

3.4. Tân ngữ ở dạng tính từ

Tân ngữ có thể đóng vai trò là một tính từ đại diện cho danh từ chỉ tập hợp 
Eg: 
We must help the poor (Chúng ta phải giúp đỡ người nghèo)
→ Trong câu này, tân ngữ “the poor” là tính từ đại diện cho danh từ chỉ tập hợp những người nghèo. 

3.5. Tân ngữ ở dạng mệnh đề (Clause)

Tân ngữ có thể là cả một mệnh đề phía sau.
Eg:  Ngoc knows how he can pass the test (Ngọc biết cách để anh ấy có thể vượt qua được kỳ thi) 
I know she can win (Tôi biết cô ấy có thể giành chiến thắng)

4. Cách sử dụng tân ngữ trong câu bị động

Các bước để chuyển đổi câu có tân ngữ sang câu bị động
1. Xác định tân ngữ muốn chuyển 2. Chuyển tân ngữ đó lên đầu thành chủ ngữ 3. Động từ chuyển từ thể chủ động sang bị động  4. Chuyển chủ ngữ ở câu chủ động xuống cuối và thêm “by” đằng trước. 
Eg: He opens the door. (Anh ấy mở cửa)
1. Xác định tân ngữ muốn chuyển: “the door”  2. Chuyển tân ngữ lên đầu thành chủ ngữ: “The door”  3. Động từ chuyển từ bị động sang bị động: The door is opened… 4. Chuyển chủ ngữ ở câu chủ động xuống cuối câu và thêm “by”: → The door is opened by him.  Chúng ta được câu bị động hoàn chỉnh là: “The door is opened by him.”  Vậy qua bài viết này bạn hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về kiến thức ngữ pháp Tiếng Anh để có thêm kinh nghiệm ôn luyện thật tốt nhé.