Ý tưởng đã vứt kho từ lâu, được đào lên từ những toxic topic trong một group võ đông nhất nhì Việt Nam với những cá nhân "tưởng mình năng nổ hóa lại là ấu trĩ". Cùng với đó là chút hứng thú viết lách lại sau khi thấy càng có nhiều người viết võ xuất hiện.
Đầu tiên, vấn đề tôi muốn nhắc tới ở đây là những tranh cãi kiểu như “võ hiện đại hay võ cổ truyền hay hơn”, “môn võ nào thực chiến tốt hơn”,… hay đại loại vậy.
Những người bị cuốn theo những cuộc tranh cãi này, phần lớn đang vướng với những lỗi suy luận cơ bản:
                1. Không hiểu rõ bản chất của từng loại võ
                2.  Không hiểu rõ mục tiêu/Đặt câu hỏi sai
                3. Lỗi so sánh/Tuyệt đối hóa lựa chọn
Đầu tiên, về lỗi không hiểu rõ bản chất từng loại võ/không hiểu rõ mục tiêu.
Hãy nhớ rằng, mọi môn, đều phục vụ cho mục tiêu của cá nhân/tổ chức sáng tạo ra. Mục tiêu này bao gồm các yếu tố cơ bản:
            - môi trường sử dụng (chiến trường, sàn đài, thể dục)
            - đối tượng sử dụng (đối thủ võ đài, quân địch, tội phạm)
            - thể chất người sử dụng (cao to, gầy yếu, sức khỏe tốt, kiệt sức)
            - tâm lý người sử dụng (chủ động, bị động, tâm lý ổn định/bất ổn)
Lý thuyết này không chỉ áp dụng với việc phát triển một môn võ, mà còn với các hoạt động sản xuất/sáng tạo của con người.
Cần hiểu rõ mục tiêu --> yêu cầu kiến thức/kĩ thuật -> cách thức thực hiện -> thử nghiệm thực tế -> chọn lọc phương án -> áp dụng đào tạo.
(vòng lặp này có thể diễn ra thường xuyên nhiều lần cho tới khi những cá nhân/tổ chức cảm thấy sản phẩm đã đạt yêu cầu).
Như vậy, để nói về việc học môn võ, cần tìm hiểu môn võ sinh ra với mục đích gì, từ đó tìm hiểu chương trình huấn luyện của nó. Cuối cùng, là bản thân người tập phải có khả năng lựa chọn kĩ năng phù hợp với mục đích sử dụng của mình.
Nói dài, cũng không bằng thực tế, ở đây, tôi sẽ lấy ví dụ giữa 4 môn võ: Võ cổ truyền – Muay TháiKarate Okinawa – Boxing. Đầu tiên là Karate và Boxing.
Nói về tư thế tấn, đỡ của Karate Okinawa (ở đây gọi tắt là Karate) và Boxing, ta thấy các tư thế đỡ của môn võ đến từ Nhật Bản “vô cùng rườm rà”, “cần nhiều chuyển động”, “thời gian thực hiện lâu” so với các chuyển động vỗ, gạt, be, đỡ của Boxing.
Ví dụ, các đòn đỡ của Karate thường được mô tả như thế này:
hay rộng hơn là như thế này:
Trong khi đó, hãy xem cách các võ sĩ Boxing được hướng dẫn xử lý một đòn đấm:
Tất nhiên, nếu là một võ sĩ Boxing, bạn sẽ cười ẻ với các tư thế đỡ của Karate. Bởi bạn nghĩ rằng, những thế đỡ mất rối bời kia sẽ thành mồi ngon cho đám Boxer với khả năng di chuyển như các vũ công, cùng đôi tay chớp giật ra tới 3-4 đấm/giây. Nhưng bạn có nghĩ,
Karate sinh ra không chỉ để đối phó cho những cú đấm
Chuẩn cmnl, lúc này ta google chút về lịch sử hình thành của Karate, tôi lấy tạm từ bản tiếng anh “Lịch sử hình thành Karate”
“The political centralization of Okinawa by King Shō Hashi in 1429 and the policy of banning weapons by King Shō Shin in 1477, later enforced in Okinawa after the invasion by the Shimazu clan in 1609, are also factors that furthered the development of unarmed combat techniques in Okinawa.[2]”
(tạm dịch: Sự tập trung quyền lực của Okinawa bởi vua Sho Hashi năm 1429 và chính sách cấm vũ khí bởi vua Sho Shin năm 1477, sau đó được áp đặt ở Okinawa sau cuộc xâm lực của gia tộc Shimazu, cũng là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của hình thức chiến đấu tay không ở Okinawa)
Hay từ bản tiếng Việt:
“Karate được phát triển trên cơ sở tổng hợp các phương thức chiến đấu của người Ryukyu với các môn võ thuật ở phía Nam Trung Quốc nhằm chống lại ách đô hộ hà khắcgiới cai trị Nhật Bản áp đặt lên dân bản xứ bấy giờ.” 
Rõ ràng, không đội quân nào đi áp bức người dân bằng việc đeo đôi găng 12oz lên, mặc quần đùi, áo ba lỗ, đi Nike Boxing Hyperko 2.0 cả, họ trang bị thế này cơ,

VÀ HỌ KHÔNG ĐẤM NHAU
Lúc này, các kĩ thuật vỗ, gạt, phẩy tay, be, đỡ của Boxing, đối với đám lính này chẳng khác gì một con bù nhìn rơm cả. Nhưng, các kĩ thuật gạt, đỡ… của Karate, lại có tác dụng đấy.
Lưu ý 1: Đừng lấy cái suy nghĩ “Tao chém bừa xem mày đỡ Karate thế nào”, bởi một tay lính thời đó, sẽ chém như thế này, chứ không phải như trẻ trâu VN xách mã chém nhau ngoài đường.
Ta có thể thấy, với những nhát chém “đầy quy ước”: rút kiếm, chém có hướng, thu kiếm rõ ràng… thì cách đỡ rườm rà, quy cách với góc độ chi tiết của Karate, là có cơ sở.
Lưu ý 2: Nếu bạn tiếp tục nghĩ “Chém thế kia thì chỉ có lấy tay phải nhặt tay trái rồi chạy”, cũng đừng quên, Karate có thứ này.
(“Bọn tao hay tự tử nhưng chưa điên tới mức dùng tay không đánh kiếm” – một người Nhật said)
Không chỉ đối phó với katana, các dòng phái Karate cổ - những dòng phái gắn liền với hình thức chiến đấu Kobudo - đều có các bài quyền mô tả cách thức đánh vũ khí với vũ khí. Ví dụ:
Hay như thế này: 
Nếu tinh ý một chút, khi bạn bỏ các thứ vũ khí ấy ra, giữ nguyên tư thế tay, ta sẽ có được các thế đỡ cao – trung – thấp trong Karate.
Chính xác, các đòn thế của Karate truyền thống, bên cạnh việc sử dụng để đối phó với các đòn đánh tay không, còn là cách ghi nhớ để sử dụng kèm với các công cụ được biến tấu (tonfa, gậy, sai, côn nhị khúc… những thứ thời đó không được coi là vũ khí, mà được người dân biến đổi từ nông cụ thành công cụ chiến đấu).
Như vậy, bản thân Karate truyền thống được sinh ra cho mục đích khác so với Boxing. Chúng có một nhiệm vụ rộng hơn (là đánh tay không), với một đối tượng khác (binh lính dùng vũ khí), vậy nên, các kĩ thuật của Karate – đương nhiên không hợp với sàn Boxing, và ngược lại.
(phần 2: đòn đá cao Muay Thái và thế đỡ trong võ cổ truyền)