Tại sao phải học nhỉ? Một đứa bé cầm cuốn sách dày cộp tới hỏi ông nội. “Ông ơi, tại sao phải học ạ?”
Ông nội mỉm cười rồi đáp. “Hồi bé, ta không được học nhiều như cháu, ta chỉ học hết phép cộng, trừ, nhân, chia rồi nghỉ để đi làm. Song chúng là điều ta đã áp dụng suốt bao năm qua…
Phép nhân dạy ta phải biết chọn lựa và nhân bản những hạt giống tốt đẹp, phép chia dạy ta phải biết chia nhỏ những vấn đề khó khăn để giải quyết, phép cộng dạy ta phải biết cộng tác để làm nên chuyện lớn, phép trừ nhắc nhở ta phải loại bỏ những thứ không cần thiết để tập trung vào điều quan trọng nhất.
Nhân chia trước, cộng trừ sau, cứ thể mà làm, cháu sẽ trở thành nhà lãnh đạo vĩ đại.”
Đứa cháu tròn xoe mắt, có vẻ như nó đã biết tại sao phải học. “Tuyệt quá ông ạ, cháu sẽ học thêm cả phép khai căn, bình phương, tích phân v.v… nữa!”
Đã là con người, chúng ta làm gì cũng cần một lý do. Thậm chí không làm gì cả, cũng có lý do. Một lý do nào đó, chính là thứ làm nên ý nghĩa cho sự tồn tại của chúng ta. Tìm ra lý do tại sao phải học cũng quan trọng, song nếu tôi rơi vào hoàn cảnh đó, tôi không nôn nóng tìm ra câu trả lời.
Đừng vội trả lời câu hỏi tại sao phải học!
Chỉ cần Google tại sao phải học, bạn sẽ thấy cả tá bài viết về lợi ích của việc học. Chúng hữu ích đấy, song tôi tin rằng hầu hết mọi người sau khi đọc xong, vẫn… chưa ngồi vào bàn học ngay. Vì một khi trái tim bạn đã không thích thứ gì đó, thì cái đầu có nói gì nó vẫn sẽ khó mà nhúc nhích.

Nếu như bạn đã không thích học từ tận trái tim, thì có viết ra 100 lý do tại sao phải học cũng không giúp ích nhiều. Hãy thử mà xem, viết ra 100 lý do tại sao phải học, và sau đó bắt đầu ngồi vào bàn học bài. Tôi tin là hầu hết sẽ chẳng ai muốn làm, hoặc có làm xong thì cũng cất bút và… đi chơi.

Đọc thêm:

Hãy trả lời câu hỏi tại sao không thích học trước
Chẳng ai lại đưa cho đứa bé một bài báo liệt kê 10 lợi ích của việc tập đi, tập nói cả, đứa bé cứ tập mà thôi. Tò mò vốn là một bản năng, học hỏi vốn là một nhu cầu bên trong của chúng ta. Tâm trí lúc nào cũng khát nước, và cần được làm mát bởi dòng sông tri thức.
Nếu nhìn nhận khách quan thì bạn sẽ thấy vấn đề chính không phải là tại sao phải học, mà là trong quá trình học tập, bạn đã gặp một khó khăn nào đó. Khó khăn ấy chưa được giải quyết triệt để, nó khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, chán nản, bế tắc trong việc học, đơn giản vậy thôi!
Do vậy, thay vì trả lời câu hỏi tại sao phải học, và có thể không biết bao giờ mới thoả mãn với những câu trả lời nhận được, hãy làm khác đi. Hãy cầm bút lên và viết xuống những lý do tại sao bạn không thích học. Hãy cứ thử, rồi so sánh… với đáp án của tôi. 
Tại sao phải học trong khi…

tại sao phải học trong khi ở trường toàn dạy những thứ sau này không dùng


























Đọc thêm:

Thế nào? Bạn có điểm nào giống tôi không? Và điều quan trọng hơn là sau khi viết ra lý do tại sao không thích học, bạn thấy thoải mái hơn một chút không? Nếu có, thì xin chúc mừng, bạn đã bắt đầu chạm tới chìa khoá của vấn đề, vốn là cảm xúc ẩn mình dưới câu hỏi tại sao phải học.
Tại sao phải học không còn là vấn đề…
Khi bạn đã xác định được những lý do tại sao mình không thích học, hãy chọn ra một lý do mạnh mẽ nhất, phân tích cho ra khó khăn bạn đang gặp phải. Rồi trong quá trình tìm cách giải quyết những khó khăn cụ thể ấy, bạn sẽ thấy tâm trí được cởi mở với những giải pháp thú vị.
1 – Ở trường dạy những thứ không hữu ích ư? Liệu bạn có chắc không? Hay là do bạn không biết liên kết chúng với thực tiễn mà thôi?
2 – Việc học tốn thời gian ư? Bạn có biết là thật ra có thể thuộc bài trong 5 phút với các kỹ thuật ghi nhớ siêu tốc không? Khi nắm được chúng, bạn đơn giản là học và cảm thấy thích thú.
3 – Học nhiều quên nhiều, không học không quên ư? Bộ não cũng giống cơ bắp, nếu không dùng thì sẽ ngày càng yếu và mắc chứng hay quên, bạn biết chứ?
4 – Cảm thấy mệt mỏi khi học ư? Có những phương pháp giúp bạn có thể học nhiều tiếng liền mà không mệt? Nếu áp dụng thành công, bạn đơn giản là học và cảm thấy sướng.
5 – Thầy cô giáo giảng bài chán ư? Đổ lỗi cho hoàn cảnh liệu có ích chi? Liệu đó có phải là cơ hội để bạn tự học và chiến thắng cảm xúc chán nản?
6 – Sách giáo khoa dày và khô khan ư? Bạn có biết có những cách biến thông tin trên sách trở nên thú vị bằng kỹ thuật ghi chú sáng tạo? Nếu sử dụng, bạn đơn giản là học và thấy vui vẻ.
7 – Bạn đã mất gốc và không thể đạt điểm cao? Liệu điểm số có quan trọng bằng việc bạn rèn luyện cho mình thói quen luôn nỗ lực vượt qua khó khăn? Luôn giữ tinh thần đó, bạn đơn giản là học và chiến thắng chính bản thân mình.
Tóm lại, hầu hết mọi người khi gặp bế tắc nào đó trong học tập, họ bị cảm xúc chi phối, họ nằm ườn một chỗ và suy nghĩ xem tại sao phải học. Làm vậy càng khiến họ bế tắc hơn mà thôi. Còn bạn thì khác, hãy giải quyết vấn đề cảm xúc của mình trước, rồi lý lẽ sẽ theo sau.
Đừng cố đi tìm câu trả lời tại sao phải học, mà hãy cảm nhận xem tại sao bạn không thích học, bạn đang có những khó khăn nào, và tìm cách tháo gỡ chúng. Khi chúng ta tháo gỡ cảm xúc bên trong mình trước, cái đầu sẽ minh mẫn hơn, nó bắt đầu tìm giải pháp, bạn bắt đầu hành động.
Hãy cứ hành động, hãy cứ mở cửa. Liên tiếp cánh cửa này tới cánh cửa khác, sẽ dẫn bạn tới một tương lai tương sáng hơn, nơi mà ở đó bạn không cần biết tại sao phải học, bạn chỉ đơn giản là muốn học và chinh phục mọi khó khăn mà mình gặp phải mà thôi!

Cám ơn bạn. Blog được bảo vệ bản quyền bởi DCMA. Vui lòng ghi nguồn và đặt link về bài gốc: https://fususu.com/tai-sao-phai-hoc/

-hầu hết chúng ta không thích học nhưng chúng ta cần học
Học để bản thân không tụt hậu so với thế giới bên ngoài.- Học để thấy muốn làm được 1 việc có giá trị phải cần nhiều kiến thức, kỹ năng, thời gian... mà không học từ sớm sẽ không thể làm được.
- Học để nhận ra, để hiểu rõ hơn cái thế giới ta đang sống, để biết tự phân biệt phải trái trắng đen, để không bị dắt mũi, không bị lừa, biết quý trọng từng giá trị ta nhận được.
- Học để biết sau này còn dạy lại cho người khác, cho con cái mình, cho thế hệ sau.

Tầm quan trọng của việc học
Học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của mỗi con người.
Bài làm
Học là học để làm người
Biết điều hơn thiệt, biết lời thị phi
Qua câu nói, chúng ta đã hiểu được tầm quan trọng của việc học và sự gắn bó mật thiết giữa việc học tập với cuộc sống của con người. Hay trong câu thành ngữ "Bộ lông làm đẹp con công, học vấn làm đẹp con người", chúng ta càng phải nhận thức sâu sắc hơn về vai trò và tầm quan trọng của việc học. Coi trọng việc học chính là coi trọng cuộc sống của chúng ta.
Suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm, nhân loại đã tích lũy được một kho tri thức khổng lồ về tự nhiên và xã hội. Những tri thức ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền miệng và chữ viết (sách). Muốn tiếp thu tinh hoa trí tuệ, con người chỉ có một con đường duy nhất là học suốt đời.
Nói đến học là nói đến trí lực, một năng lực suy nghĩ, một trực quan nhạy bén, một tư duy hợp lí. Điều ấy hết sức cần thiết cho tất cả mọi người. Chính vì ngay từ lúc nhỏ, bất kì ai cũng phải được học hành.
Trong mười hai năm ở trường phổ thông, học sinh được cung cấp những kiến thức sơ đẳng của một số bộ môn cơ bản như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Ngoại ngữ... Tuy thế, học sinh phải chăm chỉ học hành thì mới hiểu và vững kiến thức một cách có hệ thống. Nếu lơ là, chểnh mảng, thiếu nghiêm túc trong việc học hành thì rốt cuộc là tốn thời gian, tiền bạc mà kết thu được chẳng đáng là bao.
Thực tế cho thấy là có học có hơn. Mục đích của việc học là nhằm phục vụ mọi công việc đạt hiệu quả cao. Nếu ta đơn thuần làm việc theo thói quen kinh nghiệm có sẵn thì công việc sẽ tiến triển chậm và chất lượng không tốt. Cách làm như trên chỉ thích hợp với các công việc giản đơn, không cẩn nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp liên quan đến khoa học kĩ thuật thì cung cách làm việc ấy là lạc hậu, lỗi thời. Muốn đạt hiệu quả trong mọi lĩnh vực, chúng ta bắt buộc phải học, phải được đào tạo chính theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng, bằng mọi hình thức khác nhau.
Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay tri thức (chất xám) của con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp.
Lí thuyết khoa học có tác dụng soi sáng, dẫn đường cho kĩ năng thực hành, nên người sẽ rút ngắn được thời gian mò mẫm, tìm hiểu thực tiễn, do đó sẽ tránh được những sai lầm đáng tiếc.
Học không chỉ là quá trình rèn luyện tri thức mà còn là quá trình rèn luyện tình cảm và đạo đức. Con người ngoài cái trí còn cần có cái tâm. Học là để thấu hiểu những lẽ huyền bí của cuộc đời, của vũ trụ chứa đựng trong những kiến thức toán đơn giản hoặc trong những quy luật thịnh suy của một xã hội. Không hòa cái tâm của mình vào trong cuộc đời, vào vũ trụ để lắng tìm và cảm nhận thì làm sao có được những tín hiệu mách bảo cho trí tuệ con đường đến những lẽ huyền diệu và bí ẩn kia?. Như vậy là có biết bao kiến thức mới, kiến thức mới về cuộc đời, vẽ thế giới mà chúng ta tìm kiếm được không chỉ bằng trí mà còn bằng cả tâm hồn.
Xem thêm:
Soạn văn siêu ngắn 12

Học cần có cái trí và cũng có cần có cái tâm là vì thế. Học cũng là để thêm cái trí, lành thêm cái tâm và để đóng góp tài đức của mình cho sự nghiệp xây dựng đất nước mạnh giàu,
Điều quan trọng là đã học thì phải học đều các môn khoa học tự nhiên khoa học xã hội. Văn, Sử là những môn học cần thiết, nêu không nói là đặc biệt quan trọng để tạo nên nhân cách. Nếu chúng ta không coi trọng các môn này thì tâm hồn sẽ khô cứng, vô cảm trước con người và cuộc đời mà dẫn đến thái độ dửng dưng trước vẻ đẹp phong phú và sự giàu có của lịch sử văn hóa dân tộc. Sẽ không ai trách chúng ta khi chỉ thích học Tin học, Kinh tế Ngoại ngữ. Nhưng nếu chỉ giỏi chữ số mà quên chữ viết, giỏi kĩ thuật mà kém văn hóa thì là thiệt thòi lớn cho mỗi con người. Việc học hành quan trọng như vậy, do đó chúng ta không thể coi nhẹ vai trò của việc học hành. Đúng là: "Nếu không có học hành đến nơi đến chốn thi lớn lên, chúng ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích".
Hiện nay, một số bạn trẻ không nhận thức được tầm quan trọng của việc học đối với sự thành công hay thất bại của đời người. Nhận thức lệch lạc thường dẫn đến hành động sai lầm. Bỏ học đi chơi, giao du với những thành phần bất hảo để rồi bị rủ rê, sa ngã vào con đường cờ bạc, chơi bời, hút chích dần dần những người đó sẽ đánh mất nhân cách, mất khả năng làm việc và thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Một cuộc sống như thế không đáng gọi là cuộc sống của một con người chân chính. Đến lúc nào đó tỉnh ngộ, dẫu có ăn năn, hối hận thì cũng đã muộn màng.
Những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở và cuộc đời nếu đem áp dụng vào thực tiễn sẽ mang lại nhiều thành quả tinh thần vật chất cho cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội.
Như vậy, việc học có tầm quan trọng rất lớn đối với con người. Nó là tiền đề quyết định đến sự tồn tại, hòa nhập và phát triển của con người trong xã hội. Cần phải nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày cao của đất nước, xã hội trong những giai đoạn mới.
-tò mò vốn là 1 bản năng, học hỏi vốn là 1 nhu cầu bên trong mỗi chúng ta, tâm trí lúc nào cũng khát nước và cần làm mát bằng dòng suối tri thức
nếu nhìn nhận khách quan không phải vì sao chúng ta học mà là trong quá trình học tập bạn đã gặp phải 1 khó khăn nào đó, khó khăn đó chưa được giải quyết triệt để, trong quá trình đó bạn cảm thấy mệt mỏi chán nản
do vậy thay vì trả lời câu hỏi vì sao phải học mà là lí do bạn không thích học
HỌC BAO NHIÊU LÀ ĐỦ
Trong cuốn sách Những Kẻ Xuất Chúng, Malcolm nói rằng những người có tài năng nhưng không có 10,000 giờ luyện tập thì chúng ta sẽ không bao giờ nhìn thấy được tài năng đó. Tôi viết bài này vì tôi đã nặng trĩu ruột gan mỗi khi các bạn muốn học thật nhanh và thật giỏi. Mà không phải là một số bạn – đã phần các bạn đều muốn thế. Nó vẫn dai dẳng ngày này qua ngày khác. Vậy đúng theo nhu cầu của các bạn. Học nhanh và kết quả thật tốt thì học ở đâu, ai dạy bạn làm được điều đó?


10,000 giờ là bao lâu?

 

Nếu bạn luyện tập 1 giờ mỗi ngày, thì nó là 27 năm. Nếu bạn luyện tập 3 giờ mỗi ngày, nó sẽ xấp xỉ khoảng 10 năm. Vậy 1 năm để giỏi một thứ gì đó bạn cần luyện tập 30 giờ mỗi ngày. Điều rất đáng tiếc là một ngày chúng ta chỉ có hạn mức 24 tiếng.

 

Nếu bạn chỉ cần bỏ ra 1 nửa thời gian, khoảng 5000 giờ học và luyện tập chắc chắn bạn hơn 90% những bạn cùng lứa tuổi. Tôi nghĩ với 5000 giờ bạn chưa cần là phải là một người có tài năng, có tố chất mà chỉ cần là một người chăm chỉ và tâm huyết với những gì mình đã học.

 

Vậy lý do gì các bạn mong muốn đi học một khóa học Kỹ thuật Autocad, 3Ds Max, hay Diễn họa…vvv lại mong muốn học trong vài tuần hoặc 1-2 tháng trong khi mỗi ngày các bạn chỉ bỏ ra khoảng 3-4h để học về nó. Và chưa chắc ngày nào bạn cũng chăm chỉ bỏ ra đều đặn 3-4h để học.

Thực sự bạn là người xuất chúng?

Điều này Dũng vẫn thường nói với các học viên. Khóa học của tôi có học nhiều đến mấy thì tôi vẫn không thể đào tạo các bạn như những người làm ra những sản phẩm tuyệt vời mà mọi người hay chia sẻ. Vì những người đó đã phải bỏ ra một thời gian rất lớn để học tập và rèn luyện. Đã trải qua nhiều dự án, đã chủ động luyện tập và làm nhiều tác phẩm. Còn các bạn thì chỉ đi học một khóa học trong khoảng 2 tháng trời mỗi bộ môn nhỏ.Vậy nên các bạn bỏ 1 năm ra để đi học ở chỗ tôi cho từng đó bộ môn thì liệu là quá dài?

Nhiều bạn liên hệ tôi, và khi tôi nói thời gian học, các bạn nói lại rằng. Sao học lâu vậy anh? Thực sự tôi phải giải thích rất nhiều, tại sao tôi lại dạy nhiều đến thế, sao tôi không dạy 10-20 buổi cho xong. Sao tôi lại phải dạy 3-4 tiếng một buổi thay vì 1,5-2 tiếng như ở nhiều trung tâm khác.

 

Có lẽ bài viết này để gửi cho các bạn khi tôi nhận được câu hỏi ngược lại đó từ các bạn, để không phải nói đi nói lại quá nhiều.

 

Tôi vẫn nhớ như in một câu nói của một người bạn cùng lớp đại học khi tôi để xuất việc các bạn đến tôi sẽ dạy các bạn làm được. Đa phần lúc đó các bạn đã đi học của một người anh khóa trước. Và một bạn nói với tôi là “đi học cái này phải học vài lần mới làm được”. Tôi im lặng và không nói gì. Không hiểu tại sao phải học đi học lại vài lần. Chỉ khi giảng viên không biết cách truyền kiến thức cho các bạn hay là do các bạn quá lười, không chịu học. Ngày đầu tôi mới dạy học, chỉ có 2 bạn trong lớp tin và học ở tôi từ khóa thứ 2. Và sau này thì ai cũng muốn đến để học. Cái tôi chứng mình được cho các bạn là không phải học đi học lại mới thành công hay tự tay làm được những sản phẩm trong tầm kiểm soát. Mỗi người có một cách giảng khác nhau, mỗi người có một kiến thức khác nhau và chính mỗi người đào tạo có sự khởi đầu khác nhau.

 

Một khóa học chỉ trung bình khoảng 15 buổi học. Và 2h cho mỗi buổi. Tổng thời gian là 30h học. 30h học là chưa tính việc kiểm tra bài cũ, hỏi qua lại, nói chuyện, nghỉ giải lao và cả việc lớp vào lớp muộn. Có trung tâm mỗi ngày dạy 4-8 ca. Mỗi ca chỉ 1,5-2h cho một buổi. Và có ca học do lớp muộn, thầy đến muộn…vvv, có những buổi học chỉ còn có 30p-1 tiếng để cho ca sau vào học. Thực sự với thời lượng như vậy có đáng để các bạn đi xa chịu cảnh hít khói bụi, tắc đường hay không?

Bạn đã thấy kiến thức bạn nhận được sau lượng thời gian đó chưa? Vậy với 1000h-2000h thì bạn phải học bao nhiều khóa học 30h nữa? Và điều quan trọng hơn với 30-100h học bạn luôn muốn mình trở thành cao thủ trong cộng đồng. Muốn được khoe những sản phẩm đẹp cho mọi người xem và khen ngợi mình.



Bạn đang học như thế nào?

Người học chỉ biết trách, tại sao tôi học xong mà tôi lại không làm được bài đẹp, thậm chí còn không tự mình làm được gì. Đã bao giờ các bạn nghĩ đến việc mình đã quyết tâm học thật hay bỏ tiền ra đi học bên ngoài mà vẫn học và làm bài chống đối như đi học đại học? Bao nhiêu bạn thực sự là học, thực sự là về nhà có nghiên cứu, thực sự chủ động hỏi thêm những điều muốn tìm hiểu với giảng viên.

 

Các bạn bỏ 500k-3 triệu đi học và muốn mình giỏi. Muốn khi học xong làm được sản phẩm có giá trị gấp 10 lần học phí nhưng lại muốn lướt facebook 6 tiếng 1 ngày, nghỉ thứ 7, chủ nhật đi ăn, đi chơi với bạn bè, mỗi tháng về quê với mẹ 1-2 lần, muốn ngày ngủ đủ 8-10 tiếng, muốn tham gia hội nọ, hội kia. Và tôi muốn nói với các bạn một điều rằng, những người được cộng đồng công nhận là giỏi hoặc tạm giỏi, những người thường xuyên khoe sản phẩm của mình họ bỏ ra ít nhất mỗi ngày 5-6 tiếng để học, rèn luyện và trau dồi kiến thức. Và họ mất hàng ngàn giờ để rèn luyện rồi.

Một sản phẩm tốt hội tụ rất nhiều yếu tố chứ không phải chỉ là những kiến thức của của một chàng trai, cô gái mới lớn. Tôi ví dụ một sản phẩm render đẹp. Nếu không có kiến thức về ánh sáng, bố cục, nhiếp ảnh, chất liệu, tình cảm, cảm xúc, kiến thức cuộc sống, sự vật hiện tượng, kinh nghiệm thì sao đạt được sự tinh tế mà chúng ta vẫn luôn đánh giá người làm ra nó giỏi.

“Muốn giỏi phải bỏ đủ thời gian để học tập và rèn luyện”

Vậy các bạn muốn giỏi thì việc đầu tiên không phải là phải học bao lâu để giỏi mà là tư tưởng phải hiểu rằng “Muốn giỏi phải bỏ đủ thời gian để học tập và rèn luyện”. Điều Dũng mong muốn nhất là các bạn hãy hỏi tôi. Em học xong thì tự tay có làm được sản phẩm như các khóa trước hay không? Đừng quan tâm đến thời gian mà hãy quan tâm đến kết quả các bạn nhận được là gì sau khi đầu tư thời gian vào nó. Đừng muốn làm được việc, đừng muốn giỏi, pro, master…hay gì gì đó mà lại sợ bỏ thời gian ra học và rèn luyện. Dù khóa học của tôi có dài đến mấy nhưng vẫn không đủ cho các thành thần tượng của người khác được. Các bạn phải rèn luyện nhiều hơn nữa, bỏ thời gian ra nhiều hơn nữa.

 

Mỗi dự án, một người thợ lành nghề, có kinh nghiệm lâu năm tốn cả tháng để hoàn thành. Vậy bạn là người đang đi học, đang đi tìm kiếm kiến thức, chắp vá kiến thức thì cần bao lâu để hoàn thành. Khóa học Full A-Z các bạn có thể thấy lâu, kéo dài 9-12 tháng. Nhưng tôi vẫn luôn khẳng định “Học viên làm được kết quả như vậy là quá nhanh”. Tôi sẽ phân tích cho các bạn hiểu kỹ hơn và có cái nhìn đúng hơn. Để chắc chắn rằng bạn có đủ quyết tâm học. Một số điều trong giảng dạy Dũng không tiện chia sẻ vì đó là bí mật doanh nghiệp.

 

Môi trường học tập

Các bạn có tin rằng học ở đây không cần máy tính để học viên thực hành trên lớp không? Môi buổi học 3,5h – 4h liên tiếp thay vì 1,5-2h nghỉ giữa giờ 2-5p. Có quá nhiều kiến thức mà tôi phải gói lại và truyền đạt, không bỏ phí 1s nào cả. Chỉ vì các bạn muốn học nhanh và tôi và các bạn đều quyết định học gấp đôi thời lượng mỗi buổi. Nếu tôi nói dạy 50-60 buổi chắc chắn thời gian sẽ rất lâu. Học trên lớp là để hiểu, học trên lớp là học kiến thức chứ không phải các bạn chỉ ngồi dưới và hành động từng thao tác như những con vẹt.

 

Học không thực hành trên lớp kết quả đạt được như thế nào? Kết quả thực sự đã tốt hơn vì học viên học nhiều hơn, chú ý hơn.

Giả sử mỗi buổi có thêm phần thực hành như những khóa đầu tôi dạy. Có bạn làm nhanh, có bạn làm hơi chậm chút, có bạn gặp chút vấn đề. Và giảng viên phải hỗ trợ luôn. Làm ảnh hưởng đến toàn bộ thời gian ở lớp. Trong khi đó nếu dạy thật kỹ, học viên về nhà học bài chi tiết thì sẽ hạn chế bị vướng lỗi. Và ở nhà các bạn có thừa thời gian để suy nghĩ, giải quyết các vấn đề. Từ đó thay vì phụ thuộc vào giảng viên ở trên lớp thì học viên về nhà học được tính chủ động giải quyết vấn đề. Ngay từ buổi đầu khai giảng tôi đã phải rèn luyện các bạn tính chủ động và bỏ tính bị động. Cách thức học, cách thức tìm tài liệu và tư duy giải quyết vấn đề luôn được tôi đề cao.

 

Vì không có thời gian để thực hành, vì muốn tiết kiệm thời gian nhất. Giáo trình phải thật kỹ và có một số thủ thuật trong giảng dạy và sắp xếp giáo trình làm sao để 4 tiếng học được trôi chảy nhưng thú vị và nhớ lâu. Đem các câu chuyện vào giảng, đưa kinh nghiệm, kể cả nói tục để các bạn coi giảng viên như bạn bè đồng lứa – sẵn sàng hỏi và chia sẻ.

 

Bạn có biết hiện tại, học viên NESA iCAD, tôi không cho ghi chép bài trên lớp. Tất nhiên là phải có thủ thuật – cách thức trong việc giảng dạy để chất lượng nâng cao hơn. Các bạn về nhà phải lục lại kiến thức, ghi lại bài vở. Và vẫn kiểm tra vở ghi chép như bình thường. 4 tiếng học được nhiều kiến thức hơn, nói được sâu vấn đề hơn. Và rất vui là ai cũng hoàn thành việc học ở nhà. Phải tạo thói quen cho các bạn, ngày nào cũng học, ngày nào cũng nghĩ, ngày nào cũng rèn luyện. Các bạn không chịu học thì chắc chắn phải ép học rồi.

 

Với những kiến thức trên lớp. Về nhà mỗi người tìm một đề bài và tự hoàn thành đề bài đó trước khi đến lớp. Và mỗi giai đoạn có 1 buổi kiểm tra (thi) kiến thức của các bạn. Đối với tôi, thực hành không quan trọng. Điều quan trọng đầu tiên là phải có kiến thức rồi mới thực hành. Khi bạn có kiến thức bạn mới làm đúng, làm nhanh và luôn có phương pháp tư duy để thực hiện hiệu quả nhất. Khi gặp vấn đề phải hiểu lý do tại sao. Chắc chắn các bạn không muốn phải loay hoay mãi mới giải quyết xong được Đó là lý do tại sao Dũng làm việc ngay từ ban đầu không gặp vấn đề gì, nhưng lại là người giải quyết nhiều vấn đề của các bạn trong tích tắc.

 

Tự tay mỗi học viên hoàn thành sản phẩm. Chắc chắn là thế – dù tốt hay không tốt, vẫn phải do chính tay học viên làm ra. Những sản phẩm học viên tự tay làm ra phải không có bất kỳ sự nhúng tay nào của giảng viên. Đó là kết quả của mỗi giai đoạn học. Chúng ta không có đủ thời gian cả tháng cho 1 sản phẩm. Chúng ta chỉ có 3-5 ngày là tối đa cho một sản phẩm lớn. Và chỉ 1 ngày cho tất cả những bài tập hằng ngày. Yêu cầu của tôi là mỗi ngày các bạn bỏ ra 3-4 tiếng để học (thời gian học và làm bài). 1 năm học tương đương 1500h học – không tính nghỉ lễ, đi chơi bời, bận việc, không tính trong khi học lướt facebook thì chắc chắn 1 điều rằng các bạn sẽ đạt được kết quả với lượng kiến thức đó.

 

Lịch học ở NESA iCAD đều như vắt chanh. Gần như các giảng viên không có ngày nghỉ lễ. Lớp học không bao giờ mất buổi do giảng viên bận. Không đi học muộn, vào lớp muộn. Tất cả giảng viên hay học viên nếu vi phạm các nội quy đều phải chịu trách nhiệm. Cả lớp phải về hay học viên bị chép phạt 10-20 lần là điều thường thấy ở trung tâm. Lớp nào cũng sẽ trải qua những điều đó cả. Nhiều khi tôi vẫn nói đùa “Giáo trình nó như vậy rồi các bạn à”.



KHÔNG ÁP LỰC KHÔNG THÀNH KIM CƯƠNG
Có thể đang lạc đề rồi. Vậy học bao nhiêu là đủ như tiêu đề? Thái độ của bạn ngay từ ban đầu quyết định điều đó. Mục đích bạn học để làm gì? Mục tiêu mà bạn hướng tới? Quyết tâm của bạn đủ chưa? Bạn đã sẵn sàng đầu tư thời gian chưa? Chỉ các bạn mới có câu trả lời.

 

Với khóa học ở NESA iCAD chúng tôi không biến tất cả các bạn thành tài năng được. Nếu các bạn muốn làm ít bài tập hơn , học ít hơn, thời gian ngắn hơn nhưng lại giỏi thì bạn phải là thiên tài trước đã.

Cảm ơn các bạn!