Người Đua Diều_The kite runner (2003)
Lý do tôi quyết định tìm mua Người Đua Diều về đọc đơn giản là vì tôi hoàn toàn bị thu hút bởi đoạn trích dẫn từ truyện: “Tôi...
Lý do tôi quyết định tìm mua Người Đua Diều về đọc đơn giản là vì tôi hoàn toàn bị thu hút bởi đoạn trích dẫn từ truyện:
“Tôi không bao giờ quên những gì bà đã nói với tôi hôm ấy.
-Bà nói: “Tôi rất sợ.” Tôi hỏi: “Tại sao?”, và bà nói: “Tại tôi hạnh phúc quá sâu đậm, Tiến sĩ Rasul ạ. Hạnh phúc như thế là đáng sợ.” Tôi hỏi bà tại sao, và bà bảo: “Người ta chỉ để ông được hạnh phúc đến thế khi nào người ta chuẩn bị lấy đi một cái gì đó của ông.”
Trong số vô vàn lời khen gợi dành cho quyển sách, tôi không thật sự tìm ra được lý do hùng hồn nào để bắt đầu hơn câu thoại ám ảnh ấy! Nó hợp lý hóa hết tất cả tính từ tôi từng được đọc như: mãnh liệt, bạo tàn, kịch tính, nhạy cảm, phi thường, chân thực…
Lý do tôi ngấu nghiến hoàn thành quyển sách: Tác giả đã có một mở đầu dễ tiếp cận, màu sắc bố cục chung tươi sáng, giọng văn pha dí dỏm (giống như mô-típ “sự yên bình trước khi bão kéo đến”). Sau khi đã bắt được nhịp truyện, tôi ngay lập tức như bị thôi miên bởi nhân vật của Khaled Hosseini, hay nói đúng hơn là cách ông xây dựng nên tính cách nhân vật, nó có vẻ gì đó giống với tôi. Với tất cả sự tò mò về số phận của nhân vật và được dẫn dắt bởi mạch truyện cuốn hút, nếu bạn như tôi, vẫn là người đang tự vấn liệu mình có phải là một người đạo đức giả hay không và cái kết nào cho một người bị chính bản thân phán xét là đạo đức giả, thì Người Đua Diều có thể cho bạn một câu trả lời không thể rõ ràng hơn.
Những gì còn đọng lại sau khi tôi đọc xong quyển sách: Sự đồng cảm! Tôi cảm giác như tại một đất nước Afghanistan xa xôi, có ai đó đang lắng nghe tiếng lòng mình gào thét mà không bất cứ một ai bên cạnh có thể hiểu được. Có lẽ đó chính là sứ mệnh của một nhà văn, dùng ngôn từ để chữa lành, và Khaled Hosseini ông đã làm được điều đó thông qua Người Đua Diều (chí ít là với tôi).
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất